13 bệnh về mắt và các hội chứng rối loạn thị giác thường gặp

Ngày đăng bài: 03:11 02/11/2020

Không giống như các bộ phận khác được cơ thể che chắn, bảo bọc, mắt phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố bên ngoài môi trường như khói bụi, ô nhiễm… Đôi mắt mong manh vì thế rất dễ gặp các bệnh về mắt như nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Chưa hết, thời đại công nghệ, mắt lại phải hoạt động hết công suất vì thế mỗi ngày thêm yếu dần và đối diện với nguy cơ cao mắc các hội chứng về rối loạn thị giác.

Các bệnh về mắt thường gặp

“Điểm danh” những loại bệnh về mắt là bước quan trọng đầu tiên trong hành trình bảo vệ đôi mắt của bạn trước những mối đe dọa trên.

1. Dị ứng mắt

Dị ứng mắt (viêm kết mạc dị ứng) là tình trạng mắt bị một loại chất gây dị ứng như mỹ phẩm, bụi, khói, lông động vật… bám vào mắt gây kích thích màng nhầy bao phủ mắt. Cũng có nguyên nhân dị ứng mắt theo mùa nhất là vào mùa Xuân và mùa Thu khi trong không khí có nhiều loại phấn hoa.

Biểu hiện thông thường nhất của dị ứng mắt là hiện tượng ngứa, đỏ, xốn, sưng… Nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương mắt, đe dọa thị lực, gây viêm mãn tính, thậm chí vĩnh viễn làm hỏng giác mạc.

2. Tật khúc xạ

Tật khúc xạ xảy ra do độ dài của nhãn cầu, sự thay đổi hình dạng của giác mạc hoặc do sự lão hóa tự nhiên của mắt. Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thịlão thị xảy ra trong độ tuổi từ 40-50.

tật khúc xạ ở mắt

Theo thống kê của Viện thị giác Brien Holden tại Việt Nam vào năm 2015, có tới 15-40% người Việt Nam mắc tật khúc xạ tương ứng khoảng từ 14 đến 36 triệu người.

3. Nhược thị (chứng giảm thị lực)

Nhược thị là hiện tượng thị lực ở một trong hai mắt bị giảm do mắt và não không “hiểu nhau”. Bộ não vì một lý do nào đó không thể nhận biết được những hình ảnh mà mắt truyền đến.

Thông thường, nhược thị chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi gây giảm thị lực ở cả hai mắt. Nguyên nhân dẫn đến nhược thị bao gồm lác mắt, cận thị, viễn thị hoặc loạn thị nhưng hiếm khi gây ra bởi các bệnh về mắt khác như đục thủy tinh thể.

4. Lẹo mắt

Lẹo mắt (mụn lẹo) là tình trạng nhiễm khuẩn cục bộ gây sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi, có thể xảy ra ở mặt trong hoặc mặt ngoài mí mắt. Mụn lẹo thường đi kèm với mủ.

Các triệu chứng thường thấy của lẹo mắt là đau, ngứa, đỏ và sưng với một mụn mủ nhỏ. Người mắc bệnh cũng có thể cảm thấy bị kích ứng, cộm ngứa do mụn sưng cọ vào.

Cách giảm kích ứng tức thì là chườm ấm vùng lẹo trong khoảng 10 phút. Thực hiện khoảng sáu lần mỗi ngày. Nếu mủ lẹo bị vỡ, bạn nên làm sạch nhẹ nhàng bằng xà bông dành cho trẻ và nước để tránh lan sang những vùng khác. Nếu lẹo ngày càng to, gây đau đớn, hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn, cần đi khám tại các chuyên khoa mắt.

5. Viêm bờ mi

Viêm bờ mi (viêm mí mắt) có thể xảy ra bên ngoài (trước) hoặc bên trong (sau) mí mắt. Các triệu chứng viêm bờ mi bao gồm ngứa rát, sưng đỏ, có vảy ở lông mi, bong da quanh mí mắt, cảm giác có sạn trong mắt hoặc mờ mắt.

Nguyên nhân phổ biến của viêm bờ mi là do rối loạn tuyến tiết nhờn của mí mắt, nhiễm khuẩn hoặc các tình trạng viêm da khác (da đầu, lông mày). Điều trị bao gồm vệ sinh mí mắt, làm sạch thường xuyên, lau nhẹ, sử dụng hỗn hợp nước và dầu gội trẻ em. Các trường hợp nặng của viêm bờ mi có thể cần thuốc kháng sinh hoặc steroid.

6. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ thường được gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus nhưng cũng có thể đến từ chất kích thích (hóa chất, chất ô nhiễm hoặc chất gây dị ứng).

Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già. Bệnh dễ lây và có thể thành dịch vào mùa Xuân Hè.

Để phòng chống lây bệnh và nhiễm trùng, người bị đau mắt đỏ nên rửa tay thường xuyên, không dùng chung thuốc nhỏ mắt, mỹ phẩm, khăn tắm hoặc khăn lau.

7. Hội chứng thị giác màn hình

Trong các bệnh về mắt thì hội chứng thị giác màn hình được xem là bệnh của thời đại. Hội chứng này xảy ra với nhóm người có số giờ tiếp xúc quá lâu với các thiết bị màn hình phẳng như máy tính, điện thoại… 

bệnh về mắt

Nhân viên văn phòng là nhóm người có nguy cơ cao mắc hội chứng thị giác màn hình

Ánh sáng xanh nguy hại cho mắt là loại ánh sáng có bước sóng ngắn (từ 450-495nm) nhưng lại mang nguồn năng lượng cao nên có khả năng tác động sâu vào đáy mắt vì thế gây tổn thương đến võng mạc, đặc biệt là tế bào võng mạc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị hội chứng thị giác màn hình (suy giảm thị lực) 90%. Trong khi đó, tại Việt Nam, theo thống kê trung bình mỗi người hiện sử dụng màn hình các thiết bị điện tử một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ).

Khi mắc phải hội chứng này, cơ thể sẽ rơi vào cảm giác khó chịu, mệt mỏi; mắt bị khô, nhìn mờ, nhìn đôi, nhức mắt, nhức đầu; đau cổ vai gáy, khó tập trung…

Những bệnh về mắt nguy hiểm có thể gây mù lòa

Ngoài các bệnh về mắt thường gặp, một số loại bệnh nếu không biết cách phòng chống và chữa trị kịp thời sẽ gây những biến chứng nặng nề, thậm chí dẫn đến mù lòa.

1. Đau mắt hột

Đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc mạn tính, loại bệnh nhiễm trùng gây viêm đỏ mắt, chảy nước mắt, lông mi quặm và cộm mắt.

Tuy nhiên, đau mắt hột không chỉ là viêm kết mạc thông thường mà là viêm kết mạc đặc hiệu, tiến triển mạn tính, dễ lây lan thông qua những vật trung gian như bàn tay, đồ dùng chung (khăn mặt, chậu nước, gối…), nước bẩn và ruồi.

Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng thị lực của mắt, nếu không áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ mù lòa.

2. Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm tại các lớp giữa của mắt (UVEA). UVEA được cấu tạo từ 3 phần: mống mắt (tròng đen của mắt), cơ thể mi (giúp điều khiển thủy tinh thể của mắt, tập trung vào những thứ bạn nhìn thấy) và màng mạch (mang chất dinh dưỡng cho võng mạc). Đây là nơi chứa nhiều mạch máu, bao gồm các tĩnh mạch và động mạch đưa máu nuôi dưỡng mắt. Khi 1 trong 3 phần này bị viêm, nó sẽ gây ra viêm màng bồ đào.

Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào bao gồm chấn thương hoặc sau phẫu thuật mắt, nhiễm trùng mắt, các bệnh thấp khớp hoặc một số bệnh ung thư.

Triệu chứng chính của viêm màng bồ đào là đau ở nhãn cầu. Các dấu hiệu nhận biết sẽ là mắt đỏ, tầm nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng, xuất hiện đốm hay còn gọi là ruồi bay trong tầm nhìn của bạn.

Căn bệnh về mắt này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường là trong độ tuổi từ 20 – 60. Nó có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 mắt. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới.

3. Tăng nhãn áp (Glocom)

Bệnh tăng nhãn áp (cườm nước hay thiên đầu thống) là một nhóm bệnh có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác, nguy cơ cao gây mất thị lực và mù lòa. Bệnh xảy ra khi áp lực chất lỏng bình thường bên trong mắt từ từ tăng lên. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây cho thấy bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra với áp lực mắt bình thường.

Mức độ nguy hiểm của bệnh nằm ở chỗ bệnh có thể xảy ra đột ngột mà không có các dấu hiệu cảnh báo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người lớn ở độ tuổi 70 và 80.

4. Thoái hóa hoàng điểm

Thoái hóa hoàng điểm (AMD) hay thoái hóa điểm vàng là bệnh ảnh hưởng đến hoàng điểm, bộ phận giúp nhìn thấy chi tiết hình ảnh. Bệnh có thể gây ra các vấn đề cho thị lực trung tâm (central vision), vốn là vùng thị lực giúp nhìn rõ vật thể.

các bệnh về mắt

Khi bị thoái hóa điểm vàng, thị giác của người bệnh sẽ giảm, hình ảnh xung quanh sẽ trở nên mờ nhạt và méo mó

AMD xảy ra do lão hóa và là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người lớn tuổi. Người mắc bệnh này thường gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động đọc sách, lái xe…

Trong vài trường hợp, bệnh diễn tiến rất chậm khiến người bệnh không nhận thấy sự thay đổi về thị lực. Trường hợp khác, thay đổi diễn ra nhanh hơn và dẫn đến những biến động lớn về thị lực (như mất thị lực ở cả hai mắt).

5. Viêm loét giác mạc

Loét giác mạc cũng được xếp vào danh sách các bệnh về mắt phổ biến. Giác mạc được ví như cửa sổ của mắt và cho phép ánh sáng đi vào mắt. Nước mắt bảo vệ giác mạc, chống lại vi khuẩn, virus và nấm. Các vết loét xuất hiện khi mắt bị nhiễm trùng. Những người đeo kính áp tròng có nguy cơ bị loét giác mạc cao hơn do các tác nhân truyền nhiễm có thể bị mắc lại ở kính. Những người thiếu hụt vitamin A cũng dễ bị loét giác mạc.

Các triệu chứng phổ biến của loét giác mạc bao gồm mắt đỏ, đau, cảm giác mắt bị trầy xước hoặc một vật gì đó trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng và mờ mắt.

6. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục không còn trong suốt gây giảm thị lực, nhìn mờ và là nguyên nhân hàng đầu gây mù trên toàn thế giới.

Theo Viện Mắt trung ương Việt Nam, năm 2000 mù do đục thể thủy tinh chiếm 60% các loại mù trong đó nữ đục thể thuỷ tinh 2 mắt chiếm 68,5%, nam chiếm 59,3%.

Có nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh thể bao gồm: mắc các bệnh khác tại mắt tái đi tái lại nhiều lần (viêm màng bồ đào…), chấn thương mắt, bệnh tiểu đường, tiếp xúc với tia tử ngoại… và đặc biệt là sự suy giảm tự nhiên của Thioredoxin – một loại protein phân tử nhỏ rất quan trọng với mắt – khiến tỷ lệ, cấu trúc, thành phần, chức năng thủy tinh thể bị thay đổi, rối loạn.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa các bệnh về mắt

Đứng trước những nguy cơ đe dọa đôi mắt, bạn cần điều chỉnh lối sống và chú ý bổ sung những loại thực phẩm có các thành phần dưỡng chất tăng cường sức mạnh cho đôi mắt.

Dinh dưỡng tốt giúp giảm 25% nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Do đó, theo khuyến cáo của Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO), lượng dưỡng chất nên đưa vào cơ thể hàng ngày để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt sẽ là: 500 milligrams (mg) vitamin C; 400 đơn vị quốc tế (UI) vitamin E; 10mg lutein; 2mg zeaxanthin; 80mg kẽm oxide và 2mg đồng oxide.

Ngoài ra, với những người làm việc nhiều giờ với các thiết bị màn hình phẳng cần bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt cho đôi mắt để chống lại tác hại của ánh sáng xanh. Một trong những dưỡng chất quan trọng đó chính là Broccophane (có trong bông cải xanh).

phòng ngừa bệnh mắt

Tinh chất broccophane (có trong Wit) giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giúp bảo vệ tế bào võng mạc và thủy tinh thể

Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, tinh chất từ Broccophane thiên nhiên giúp tăng cường Thioredoxin. Được biết đến với công dụng làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại cho tế bào thần kinh thị giác, tăng cường thị lực và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở mắt như đau mắt, nhức mắt, mờ và nhòe mắt…

Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất chuyên biệt chăm sóc cho sức khỏe đôi mắt từ bên trong, bạn cũng cần:

  • Đeo kính bảo vệ mắt: Đeo kính khi đi ra ngoài chính là cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ mắt trước những tác hại từ tia cực tím, khói bụi, ô nhiễm…
  • Thăm khám mắt định kỳ: Hãy xem đây là một thói quen, cứ 3-6 tháng bạn nên đi khám mắt một lần. Thói quen này không những giúp phát hiện sớm những bệnh về mắt mà còn là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí phải trả khi bệnh đã tiến triển nặng.

Yên Thanh

Đánh giá bài viết
08:32 14/06/2023
mua_wit