Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h, Sài Gòn đạt chỉ số tia cực tím ở ngưỡng rất cao là 12/12. Nắng nóng tiếp tục duy trì trên diện rộng với nền nhiệt độ 35-37 độ C, nhiều nơi trên 37 độ C tại khu vực Nam Bộ. Đây là mức nguy hiểm cực độ. Tuy nhiên, thực tế đáng lo ngại là, hầu hết người dùng đều biết và quan tâm ảnh hưởng của tia cực tím với da, nhưng lại không để ý đến những nguy hại lên mắt.
Nắng nóng Sài Gòn đạt ngưỡng 40 độ C, không chỉ khiến người dân mệt mỏi, chán ngán khi ra đường, mà còn gây nhiều nguy hại đến sức khỏe.
Tia cực tím ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Thủy tinh thể là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tia cực tím. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời với cường độ cao, sự gia tăng hoạt động của tia cực tím sẽ kết hợp với các chất có hại sẵn có trong cơ thể, làm liên kết –SH và HS- trong cấu trúc của thủy tinh thể bị biến tính (mất điện tử Hidro và bị biến thành liên kết disulphua –SS) gây biến đổi tỉ lệ và cấu trúc các phân tử protein.
Khi liên kết -SS bắt đầu kết dính với nhau, khiến thủy tinh thể không còn mềm dẻo và giảm khả năng điều tiết linh hoạt, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiếp nhận ánh sáng từ ngoài vào, mà còn tạo thành những đám mờ, làm mất sự trong suốt của thủy tinh thể, cản trở ánh sáng hội tụ lên võng mạc, từ đó làm giảm thị lực.
Thị lực mắt suy giảm khi đục thủy tinh thể
Ở giai đoạn sớm,
đục thủy tinh thể ít có triệu chứng cụ thể, có thể xuất hiện nhìn mờ. Bệnh chỉ được phát hiện khi khám lâm sàng tại các chuyên khoa mắt.
Khi đục thủy tinh thể đã bước vào giai đoạn muộn, mắt xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt hơn như: thị lực giảm nhiều, nhìn xa kém, thấy chấm đen trước mắt, nhìn màu không chuẩn, lóa mắt khi gặp ánh sáng cường độ mạnh, nếu không được điều trị triệt để sẽ có nguy cơ dẫn đến mù lòa.
Chỉ số tia cực tím ở Sài Gòn đạt ngưỡng 12/12 cảnh báo gia tăng tỉ lệ bệnh mắt, đặc biệt là đục thủy tinh thể
Khi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, không chỉ thủy tinh thể bị tổn thương, nhiều bộ phận của mắt cũng chịu ảnh hưởng của tia cực tím như mi mắt, kết mạc, giác mạc và võng mạc.
Chủ động bảo vệ mắt trước tác hại của tia cực tím
Sử dụng kính chống tia cực tím
Sử dụng kính mát chống tia cực tím có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ mắt. Viện Nhãn khoa Mỹ khuyến cáo, nên giữ thói quen đeo kính bất kỳ khi nào bạn ra ngoài trời nắng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không đeo kính mát liên tục ngoài trời nắng sẽ làm gia tăng tỉ lệ bệnh mắt. Do đó, khi mua kính, bên cạnh việc chú ý đến hình thức đẹp xấu của kính, bạn cũng nên quan tâm đến thông số chống tia cực tím.
Nhiều người dùng dù, áo khoác để bảo vệ da trước tia cực tím nhưng lại lơ là trong việc đeo kính bảo vệ mắt
Có ba tiêu chuẩn cơ bản nhất để xác định khả năng ngăn tia cực tím của kính. Những kính có ghi là Cosmetic Use thì không theo tiêu chuẩn nào cả. Theo Australia thì ký hiệu là AS 1067. Kính được chia làm 5 hạng, từ 0 đến 4, phụ thuộc vào lượng ánh sáng kính hấp thụ. Hạng 4 có mức độ bảo vệ tốt nhất và giảm dần xuống hạng 0.
Tiêu chuẩn của Mỹ là ANSI Z80.3 (kèm theo năm đưa ra những thông số này, chẳng hạn như Z80.3-2008). Mắt kính cần có khả năng giữ cho tia UVB đi qua không quá 1% và tia UVA đi qua không quá 0,5 lần so với mức đi qua của ánh sáng nhìn thấy.
Tiêu chuẩn châu Âu là EN 1836: (kèm theo năm đưa ra thông số, chẳng hạn EN 1836:2005). Theo loại tiêu chuẩn này, hạng 0 là kính không ngăn được tia cực tím, hạng 1 là đủ, hạng 2 là ngăn tốt, và cao nhất là hạng 3, có thể ngăn được hoàn toàn.
Đội mũ rộng vành
Một chiếc mũ rộng vành giúp bạn bảo vệ các khu vực thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng dưới cường độ cao như tai, mắt, trán, mũi, da đầu… do đó giúp ngăn chặn các tia cực tím hiệu quả.
Chủ động bảo vệ thủy tinh thể từ bên trong
Về bản chất, thủy tinh thể bị đục là do tỉ lệ và cấu trúc các phân tử protein bị biến đổi. Quá trình này diễn ra bên trong thủy tinh thể. Các nghiên cứu chuyên sâu bằng công nghệ sinh học phân tử cũng đã chỉ ra, phương pháp phòng ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả nhất là cần chủ động bảo vệ thủy tinh thể từ bên trong để sớm giảm thiểu sự biến đổi cấu trúc và tỉ lệ các thành phần protein nhằm đảm bảo sự trong suốt cho thủy tinh thể.
Theo đó, cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm gia tăng tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên để bảo vệ tế bào thị giác, thần kinh mắt, cũng như đảm bảo được sự ổn định của cấu trúc và tỉ lệ các thành phần protein trong mắt được đánh giá là phương pháp chăm sóc mắt từ bên trong hiệu quả và bền vững nhất.
Cụ thể, Thioredoxin sẽ giúp duy trì liên kết -SH cũng như giảm thiểu sự hình thành liên kết biến tính –SS của các protein tại thủy tinh thể, nhằm giữ độ trong suốt và co giãn của thủy tinh thể khi tiếp nhận hình ảnh và ánh sáng bên ngoài đưa vào, giúp hình ảnh và ánh sáng hội tụ trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ dù vật ở gần hay xa.
Thioredoxin giúp duy trì liên kết -SH cũng như giảm thiểu sự hình thành liên kết biến tính –SS của các protein tại thủy tinh thể
Theo kết quả nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ - Johns Hopskin, Thioredoxin sẽ được gia tăng một cách tự nhiên và an toàn khi sử dụng tinh chất thiên nhiên từ Broccophane, từ đó nâng cao hiệu quả phòng ngừa đục thủy tinh thể. Cụ thể, nguy cơ đục thủy tinh thể giảm từ 2 đến 4 lần ở nhóm được bảo vệ bằng Broccophane so với nhóm không được bảo vệ bằng Broccophane (p<0.05).
Broccophane không những bảo vệ thủy tinh thể, mà còn có tác dụng tăng cường thị lực, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các triệu chứng khó chịu như khô, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống…; phòng ngừa hiệu quả hội chứng thị giác màn hình, thoái hóa hoàng điểm - võng mạc. Đây được xem là giải pháp mới cải thiện hiệu quả tình trạng suy giảm thị lực, đặc biệt là phòng tránh nguy cơ mù lòa, GS. TS Đỗ Như Hơn, Nguyên Giám đốc BV Mắt Trung Ương cho biết.
Hà An