Viêm loét giác mạc có lây không? Dạng nào nguy hiểm nhất?
Khi mắt bị sưng đỏ, xốn cộm, đau nhức... bạn lờ mờ nghĩ rằng tình trạng đang gặp phải là viêm giác mạc. Tuy nhiên, rất khó để bạn có thể tự chẩn đoán đúng tên tình trạng giữa hàng trăm bệnh về mắt có triệu chứng na ná nhau. Wit-Ecogreen sẽ gửi đến bạn thông tin đơn giản, dễ hiểu và khá đầy đủ bằng những câu hỏi và giải đáp ngắn để thử bạn kiểm tra mắt có đang bị viêm giác mạc hay không và điều bạn cần làm cho đôi mắt là gì nhé.
- Giác mạc là gì? nằm ở đâu?
- Viêm giác mạc là gì?
- Dấu hiệu và triệu chứng cho thấy mắt bị viêm giác mạc
- Nguyên nhân gây viêm giác mạc ở mắt
- Viêm giác mạc có nguy hiểm không?
- Bệnh viêm giác mạc có lây không?
- Điều trị viêm giác mạc như thế nào?
- Có nên nhỏ mắt khi bị viêm giác mạc?
- Phòng ngừa viêm giác mạc cần lưu ý gì?
Giác mạc là gì? nằm ở đâu?
Tên thường gọi của giác mạc là tròng (lòng) đen. Nhưng thực chất, giác mạc là một màng trong suốt, không có mạch máu mà bạn khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi soi gương. Giác mạc bao phủ đồng tử và mống mắt. Nói một cách dễ hiểu, phần tròng (lòng) đen của mắt bạn được mặc một lớp áo trong suốt, lớp áo trong suốt ấy chính là giác mạc.
Viêm giác mạc là gì?
Viêm giác mạc là tình trạng viêm mô hình vòm trên mặt trước của mắt bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác mạc có thể có hoặc không liên quan đến nhiễm trùng.
Dấu hiệu và triệu chứng cho thấy mắt bị viêm giác mạc
Các triệu chứng của viêm giác mạc bao gồm:
- Mắt đỏ
- Đau nhức mắt
- Suy giảm thị lực như mờ hoặc không thể nhìn
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Khó mở mắt
![]() | ![]() |
Nguyên nhân gây viêm giác mạc ở mắt
Hiện nay, có 2 nhóm nguyên nhân gây viêm giác mạc:
Viêm giác mạc không truyền nhiễm
Đây là dạng viêm giác mạc không do nhiễm trùng, có liên quan đến những chấn thương tương đối nhỏ như do móng tay chạm phải hoặc vật chọc vào mắt. Viêm giác mạc do chấn thương cũng có thể gặp do nguồn nước hoặc không khí bị ô nhiễm.
Những người đeo kính áp tròng thường bị viêm giác mạc hơn những người không đeo kính áp tròng do thao tác lắp và gỡ kính va chạm làm tổn thương giác mạc.
Viêm giác mạc truyền nhiễm
Viêm giác mạc truyền nhiễm có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Cụ thể:
- Vi khuẩn: Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus là hai loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm giác mạc thường gặp ở người đeo kính áp tròng.
- Nấm: Viêm giác mạc thường do nấm do Aspergillus, Candida hoặc Fusarium gây ra. Cũng như viêm giác mạc do vi khuẩn, viêm giác mạc do nấm cũng có nhiều khả năng xảy ra ở những người đeo kính áp tròng.
- Ký sinh trùng: Tại Hoa kỳ, những người đeo kính áp tròng khả năng bị viêm giác mạc do một loại ký sinh trùng có tên là Acanthamoeba. Đây là loại ký sinh trùng thường thấy ở hồ bơi, khu vực nhiều cây cối, có thời tiết nóng ẩm.
- Virus: Viêm giác mạc do virus chủ yếu do virus herpes simplex gây ra, tiến triển từ viêm kết mạc thành viêm giác mạc.
Theo các nguyên nhân trên, có thể thấy, những đôi mắt đeo kính áp tròng rất dễ bị viêm giác mạc do cả nguyên nhân chấn thương và nhiễm trùng.
Viêm giác mạc có nguy hiểm không?
Viêm giác mạc nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể xảy ra những biến chứng:
- Sẹo giác mạc
- Viêm mãn tính
- Loét giác mạc
- Thủng giác mạc
Trong trường hợp giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thị lực hoặc mù lòa, các bác sĩ sẽ tiến hành một thủ thuật được gọi là cấy ghép giác mạc. Tuy nhiên, việc tìm được người hiến giác mạc để thay thế là vô cùng khó khăn và tốn kém. Chi phí cho 1 ca ghép giác mạc có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
Do đó, đừng xem thường các triệu chứng nghi ngờ của viêm giác mạc mà hãy đến chuyên khoa mắt để được các Bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời trước khi phát sinh các biến chứng.
Bệnh viêm giác mạc có lây không?
Viêm giác mạc có thể lây truyền nếu đó là viêm giác mạc do nhiễm trùng vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng. Điều này có thể xảy ra nếu bạn tiếp xúc với chất lây nhiễm rồi chạm vào mắt hoặc cũng có thể xảy ra tình trạng mắt bệnh lây sang cho mắt lành. Trường hợp viêm giác mạc do chấn thương sẽ không lây nhiễm.
Điều trị viêm giác mạc như thế nào?
Cách điều trị viêm giác mạc phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bạn sẽ phải dùng thuốc theo toa. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc cả hai. Bao gồm các thuốc kháng sinh cho nhiễm trùng do vi khuẩn, chất diệt khuẩn để nhiễm ký sinh trùng, thuốc chống nấm cho nhiễm trùng nấm, thuốc kháng virus cho bệnh nhiễm virus.
Nếu là viêm giác mạc không do nhiễm trùng thì không cần dùng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng miếng che mắt để giúp bảo vệ mắt bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình chữa lành. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi có nhiều vitamin A, B2, C.
Đặc biệt, bạn có thể dùng các sản phẩm bổ mắt để cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt giúp mắt nhanh chóng phục hồi. Khi được điều trị kịp thời, bạn sẽ có khả năng cao sẽ khỏi bệnh viêm giác mạc.
Có nên nhỏ mắt khi bị viêm giác mạc?
Cũng giống như nguyên tắc khi điều trị, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt khi bị viêm giác mạc cần xác định rõ nguyên nhân. Nếu viêm giác mạc do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các thuốc nhỏ mắt kháng sinh, thuốc nhỏ mắt kháng nấm, thuốc nhỏ mắt kháng virus và có thể kèm thêm các thuốc nhỏ mắt kháng viêm.
Cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc được sử dụng đúng liều, đúng thời gian và kết hợp đúng với các loại thuốc khác thì hiệu quả điều trị mới cao và tránh được biến chứng gây mất thị mực.
Nếu là viêm giác mạc do chấn thương, chỉ xước giác mạc nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc mỡ tra mắt. Nếu do khô mắt có thể sử dụng nước mắt nhân tạo nhỏ mắt. Tuyệt đối không được dùng thuốc thuốc nhỏ mắt có Corticoid nếu không có chỉ định của bác sĩ. Vì sử dụng thuốc nhỏ mắt corticosteroid để điều trị rối loạn mắt có thể làm tăng nguy cơ viêm giác mạc phát triển hoặc làm xấu đi viêm giác mạc hiện có.
Hằng ngày, có thể dùng nước muối NaCl 0,9% để vệ sinh mắt hằng ngày hoặc khi có bụi hay vật lạ bay vào mắt.
Phòng ngừa viêm giác mạc cần lưu ý gì?
Mặc dù viêm giác mạc có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng bạn vẫn có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế nguy cơ viêm giác mạc. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn là người kết thân với kính áp tròng. Hằng ngày, bạn nên:
- Chắc chắn rằng bạn không đi ngủ khi mắt còn đeo kính áp tròng
- Tháo kính áp tròng khi bơi
- Rửa tay sạch khi đeo, gỡ kính áp tròng
- Sử dụng đúng loại dung dịch vệ sinh, không dùng nước hoặc dung dịch pha loãng
- Thay thế kính áp tròng đúng thời gian khuyến cáo và khuyến nghị của bác sĩ
- Nên đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Hy vọng với những thông tin trên, Wit đã phần nào giúp bạn giải đáp cho những thắc mắc liên quan đến tình trạng viêm giác mạc. Chúc bạn luôn biết cách bảo vệ mắt từ bên trong để giữ đôi mắt luôn sáng khỏe.
Minh Anh
WIT - TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC
GIẢM MỜ, MỎI MẮT
WIT - TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC
GIẢM MỜ, MỎI MẮT