Điều trị các bệnh lý về võng mạc cần lưu ý những gì?
Là một màng bên trong của đáy mắt, võng mạc là bộ phận quan trọng nhất của mắt khi chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích tại vỏ não.
Có nhiều nguyên nhân làm võng mạc bị tổn thương và thoái hóa. Nếu không có phương pháp điều trị và kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến tỉ lệ mù lòa rất cao.
Nguyên nhân gây ra các bệnh lý võng mạc
Các bệnh lý nội khoa như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng như bong, xuất huyết võng mạc.
Võng mạc cũng có thể tổn thương do tác hại của khói thuốc lá, rượu bia, tự ý hoặc lạm dụng thuốc nhỏ mắt khi chưa được chỉ định hoặc chấn thương, tai nạn mắt.
Trong cách bệnh lý võng mạc, thoái hóa hoàng điểm (hay còn gọi là thoái hóa điểm vàng) là một bệnh thoái hóa của võng mạc tại vùng hoàng điểm dù diễn tiến âm thầm nhưng có tỉ lệ mắc cao và làm mất thị lực không hồi phục.
Khoảng 58% người trên 55 tuổi bị thoái hóa hoàng điểm. Căn bệnh này là nguyên nhân chính gây mù lòa.
Điều trị bệnh võng mạc
Tùy theo loại và nguyên nhân gây bệnh mà có các phương pháp điều trị bệnh võng mạc khác nhau.
Đối với các tổn thương như bong, xuất huyết võng mạc cách xử lý thường là áp dụng cách kỹ thuật mắt chuyên biệt như laser. Nếu bệnh nhân có những biến chứng ở mắt do cách bệnh lý mạn tính thì cần có sự kết hợp giữa chuyên khoa mắt và chuyên khoa liên quan để theo dõi và có biện pháp điều trị hợp lý.
Hiện nay, bên cạnh lão hóa, dưới tác động của cuộc sống hiện đại và những thói quen không tốt như môi trường như ô nhiễm, thuốc lá, rượu bia, làm việc nhiều trên máy vi tính, sử dụng điện thoại, xem tivi, nguy cơ mắc các bệnh về mắt đặc biệt là thoái hóa võng mạc ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
Do đó, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện thị lực, hạn chế nguy cơ mù lòa bằng cách tránh những tác nhân có hại từ bên ngoài và bổ sung dưỡng chất chăm sóc cho võng mạc đang được xem là chìa khóa ngừa bệnh thoái hóa ưu việt.
Theo thống kê của WHO, toàn cầu có khoảng 45 triệu người mù và sẽ tăng gấp đôi vào 2020 nếu không có biện pháp phòng chống hữu hiệu
Làm sao để bảo vệ võng mạc hiệu quả
Cấu trúc võng mạc bao gồm các tế bào thị giác như tế bào nón, tế bào que và tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE).
Trong đó, RPE là thành phần quan trọng nhất, gần như quyết định hoàn toàn mọi hoạt động của võng mạc do là lớp tế bào duy nhất có khả năng tiếp xúc với các tế bào thị giác và đảm nhiệm toàn bộ việc nuôi dưỡng các tế bào thị giác.
Do đó, khi các tế bào RPE bị tổn thương, tế bào thị giác sẽ thiếu nguồn dưỡng chất nuôi dưỡng nên dễ bị teo, chết đi và bong ra gây suy giảm thị lực, trường hợp nặng có thể gây mù vĩnh viễn.
Phát hiện về vai trò của RPE đã tạo ra một bước đột phá trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý về mắt từ bên trong. Đó là cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE, từ đó nuôi dưỡng, bảo vệ các tế bào thần kinh thị giác, đảm bảo chức năng võng mạc, làm chậm quá trình lão hóa.
Theo ước tính của WHO, khoảng 80% trường hợp mù lòa trên thế giới có thể phòng tránh được nếu kịp thời phát hiện và chủ động chăm sóc, kiểm soát và phòng ngừa bệnh mắt ngay từ sớm.
Bên cạnh cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt, cần khám mắt định kỳ tại các bệnh viện uy tính để kịp thời phát hiện và xử trí sớm các bệnh lý về mắt.
Trong chăm sóc mắt hàng ngày, giảm sự nguy hại từ các tia cực tím bằng cách đeo kính râm, tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, khói bụi, tia hàn,…giảm thời gian xem tivi, sử dụng máy vi tính, điện thoại để hạn chế tác hại từ ánh sáng nguy hiểm phát ra từ màn hình.
Chủ động chăm sóc mắt từ sớm và bảo vệ từ bên trong chính là biện pháp an toàn và hữu hiệu để phòng ngừa tổn thương mắt, hạn chế suy giảm thị lực và mù lòa, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hà An