Điều trị viêm kết mạc dùng kháng sinh sẽ ảnh hưởng thị lực
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là tình trạng viêm lớp màng lót mặt trong mi mắt và bao phủ tròng trắng do những nguyên nhân như siêu vi, vi trùng ,vi nấm…Điều trị viêm kết mạc bằng kháng sinh nếu không đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.
Trong khi đó, thói quen tự ý dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh của nhiều người càng làm hại mắt hơn.
Lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm kết mạc gây hại mắt thế nào?
Trong việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm kết mạc, kháng sinh thường được dùng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Việc dùng thuốc kháng sinh không làm bệnh nhanh khỏi, ngược lại còn làm tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn.
Trong khi đó, việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực.
Theo thống kê của Hiệp hội Bệnh mắt ở Đức, khoảng 30% các bệnh về mắt như khô, mỏi mắt, tăng áp lực nội nhãn (cườm nước) là do phản ứng phụ của thuốc kháng sinh. Vì khi dùng kháng sinh, thuốc không chỉ tập trung vào nơi đang bị viêm nhiễm mà theo máu đến khắp cơ thể, trong đó có mạng lưới mạch máu ở võng mạc.
Xem thêm
Hiệp hội Bệnh mắt ở Đức, khoảng 200 loại thuốc kháng sinh hiện nay có thể gây ra các bệnh viêm loét kết giác mạc, khô mắt, đục thủy tinh thể.
Các chuyên gia chuyên khoa mắt đều nhận định: sử dụng thuốc kháng sinh càng mạnh, dùng càng lâu, mắt càng giảm thị lực nhanh chóng. Đó là chưa kể việc tự ý dùng thuốc kháng sinh có thể gây tình trạng lờn thuốc trong cộng đồng.
Biện Pháp hỗ trợ cải thiện đúng - bệnh mau khỏi
Hiện không có thuốc phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện đặc hiệu cho bệnh đau mắt đỏ. Vì thế, quá trình khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh và mức độ viêm nhiễm…
Khi mắc bệnh, người bệnh cần đeo kính râm và khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên để giảm thiểu khả năng lây bệnh cho những người xung quanh. Đặc biệt là cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định.
Cần lưu ý rằng việc sử dụng kháng sinh quan trọng nhất là phải theo chỉ định của chuyên gia và tuân thủ đúng liều lượng đã được đặt ra, không được tự ý thêm hoặc bớt liều. Trong trường hợp từ việc phải sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài, nếu có biểu hiện bệnh liên quan đến mắt phải đi khám bệnh ngay.
Khi thấy các triệu chứng như mắt cộm, ngứa, có dử mắt, chảy nước mắt thì nên đến chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và hỗ trợ cải thiện kịp thời để phòng biến chứng bệnh, tránh tâm lý chủ quan. Nếu được hỗ trợ cải thiện đúng, kết hợp vệ sinh mắt, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, bệnh có xu hướng tự khỏi trong 7 – 10 ngày.
Lan Yên
WIT - TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC
GIẢM MỜ, MỎI MẮT
WIT - TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC
GIẢM MỜ, MỎI MẮT