Mắt mờ không nhìn rõ: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Ngày đăng bài: 08:12 18/12/2021

Trong quá trình làm việc, sinh hoạt nếu bạn gặp phải những tình trạng như: mắt mờ không nhìn rõ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đừng chủ quan vì bị mờ mắt, ngoài lý do mắt mệt mỏi do điều tiết nhiều, thì còn tiềm ẩn nhiều vấn đề về mắt nguy hiểm cần được quan tâm đúng mực. Hãy cùng Wit-Ecogreen tìm hiểu mờ mắt là triệu chứng của bệnh gì và những biện pháp điều trị kịp thời.

Mắt mờ là gì?

Mờ mắt là tình trạng mắt không thể nhìn rõ được mọi vật xung quanh, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể hàng ngày như, đi lại, đọc sách, làm việc hay vui chơi giải trí. Khi hiện tượng mắt mờ xảy ra có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tầm nhìn hoặc một phần tầm nhìn, tùy vào nguyên nhân gây ra nó.

Triệu chứng và các dạng mờ mắt

Mắt mờ thường có những dạng sau đây:

  • Mờ mắt đột ngột: Mắt tự nhiên nhìn mờ đột ngột, không nhìn rõ mọi thứ xung quanh cả khoảng cách xa và gần.
  • Mờ mắt một bên: Mờ mắt có thể xảy đến với 1 bên mắt, khiến mắt khô, nhức mỏi trong thời gian tạm thời, ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
  • Mắt nhìn gần bị mờ: Dấu hiệu mắt gặp khó khăn khi tập trung nhìn các vật ở khoảng cách gần như đọc sách, may vá…
  • Mắt nhìn xa bị mờ: Tầm nhìn của mắt bị hạn chế khi nhìn ở những khoảng cách xa. Mắt nhìn mờ thường kèm theo các triệu chứng như nhức mỏi mắt, mắt cộm, chảy nước mắt.
  • Mắt mờ có màng che: Mắt bị mờ như có lớp màng trắng che phủ quanh mắt khiến thị lực suy giảm.

Nguyên nhân mắt mờ

Nguyên nhân mắt mờ có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, không chỉ từ thói quen sinh hoạt không đúng cách hay các bệnh lý về mắt mà còn do các bệnh lý của cơ thể (2).

Người bệnh cần phải nắm rõ để có thể chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa trong quá trình khám bệnh, từ đó xác định nguyên nhân chính xác mắt bị mờ để có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân gây mờ mắt mà bạn cần biết:

Các tật khúc xạ

Cận thị, viễn thị hay loạn thị là những tật khúc xạ phổ biến khiến mắt nhìn xa hoặc nhìn gần bị nhòe theo từng khoảng cách.

Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những hình ảnh, sự vật ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết hoặc đeo kính.

Ngược lại, người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những hình ảnh ở cự ly xa, nhưng không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần.

mờ mắt là triệu chứng của bệnh gì

Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân khiến mắt bị mờ phổ biến nhất

Thoái hóa hoàng điểm

Thoái hóa hoàng điểm là một bệnh của võng mạc tại vùng hoàng điểm. Đây là một trong những căn bệnh gây mù lòa nhiều nhất ở người cao tuổi. 

Khi bị thoái hóa hoàng điểm mắt sẽ bị mờ một bên hoặc nhìn mờ ở vùng trung tâm. Ví dụ như khi nhìn vào ai đó, chỉ nhận thấy được tay, chân, không thấy rõ mặt. Đôi khi nhìn mờ đột ngột, thị lực mờ dần hay mờ nhanh.

Đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất có hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài.

Nhìn mờ ở khoảng cách xa, nhưng đọc sách, may vá vẫn bình thường. Ra nắng nhìn mờ, và bị lóa, vào mát thì nhìn rõ hơn. Ban đêm nhìn thấy ánh đèn pha bị lóa hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.

Hội chứng thị giác màn hình

Hội chứng thị giác màn hình(Cvs) làm mất đi sự tập trung và giảm thiểu chất lượng công việc của những người thường xuyên sử dụng máy tính. Những triệu chứng nhận biết hội chứng này bao gồm: mỏi mắt, mờ mắt, nhức mắt, nhức đầu, song thị nhìn đôi, đau cổ, khó tập trung.

Rối loạn điều tiết mắt

Mắt bị mờ do rối loạn điều tiết xuất hiện khi mắt phải làm việc với dụng cụ hàn điện, thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại, tivi trong suốt thời gian dài hoặc đọc sách trong điều kiện thiếu sáng.

Ngoài ra, các thiết bị điện tử khi hoạt động đều phát ra ánh sáng nguy hại (ánh sáng xanh nhìn thấy trong phổ quang học có bước sóng từ 450nm đến 495nm. Ánh sáng xanh thường xuyên tác động sẽ gây hại, làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.

Vẩn đục dịch kính

Vẩn đục dịch kính là sự lắng đọng hoặc ngưng tụ trong dịch kính – vật liệu lấp đầy phần sau của mắt. Khi bị vẩn đục dịch kính mắt nhìn sẽ bị mờ, có những hạt trôi nổi trong mắt hoặc có hiện tượng chấm đen li ti trước mắt.

Hiện tượng này xuất hiện khi gel dịch kính bị hóa lỏng, để lại các hạt trôi nổi và hiện bóng lên võng mạc. Vẩn đục dịch kính có thể chỉ hiện diện ở một mắt hoặc cả hai mắt.

Tăng nhãn áp

Khi mắt nhìn bị nhòe một hoặc cả hai bên có thể do áp suất trong mắt tăng cao làm tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn đến suy giảm thị lực. 

Tăng nhãn áp thường ngoài mắt bị mờ đột ngột còn có thể kèm theo các triệu chứng đỏ mắt, đau nhức mắt, buồn nôn… Bệnh nếu dùng thuốc điều trị không hiệu quả phải can thiệp phẫu thuật để cải thiện thị lực.

Bong võng mạc

Khi bị bong võng mạc sẽ xảy ra hiện tượng mắt mờ . Một khi bị bong võng mạc không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, vì vậy mọi người không nên xem nhẹ hiện tượng mắt bỗng nhiên bị mờ.

Biến chứng của một số bệnh lý nguy hiểm

Ngoài các bệnh lý ở mắt gây nên tình trạng nhìn mờ thì dưới đây là những bệnh lý nguy hiểm và biến chứng của nó có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng:

  • Đái tháo đường: Hạ đường huyết đột ngột khi dùng thuốc liều cao sẽ làm xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, mờ mắt.
  • Tăng huyết áp: Huyết áp tăng cao kéo dài hoặc tăng đột ngột sẽ làm tổn thương hệ thống mạch máu ở võng mạc dẫn đến mờ mắt.
  • Nhiễm khuẩn, viêm xoangMột số bệnh nhiễm trùng ở xoang, bệnh lý viêm răng hàm mặt, nhiễm virus sởi, thủy đậu khiến bệnh nhân bị mờ mắt do viêm thần kinh thị giác.
  • U nãoBình thường tĩnh mạch dẫn máu về não nhưng khi áp lực não tăng khiến việc dẫn máu về não gặp trở ngại, dẫn tới phù nề tắc nghẽn, làm tổn thương tế bào thị giác trên võng mạc thị đáy mắt, làm giảm thị lực khiến bệnh nhân bị mờ mắt .
  • Đột quỵ: Cơn đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua có thể gây giảm thị lực, mắt nhìn mờ, nhìn đôi hoặc mất thị lực kèm theo hiện tượng mất cảm giác ở tay hoặc chân, chóng mặt, nói lắp.

mờ mắt đột ngột do các bệnh lý nguy hiểm

Mắt mờ có thể là dấu hiệu bệnh lý u não nguy hiểm

Mắt mờ do thói quen sinh hoạt

Nguyên nhân gây nên tình trạng mờ mắt cũng có thể do những thói quen sinh hoạt không đúng cách như:

  • Sử dụng kính áp tròng không đún​g cách: Việc đeo kính áp tròng nhiều hơn 4 tiếng 1 ngày, tiếp xúc với nhiều khói bụi và không cho mắt nghỉ ngơi sẽ khiến mắt mờ mỏi hoặc tệ hơn có thể gây nhiễm trùng mắt.
  • Dụi mắt th​ường xuyên: Việc dụi mắt có hại nhiều hơn lợi, dụi mắt kích thích tuyến lệ tạo độ ẩm cho đôi mắt bị nhức mỏi, đồng thời loại bỏ dị vật. Nếu dụi mắt thường xuyên, quá mạnh có thể khiến giác mạc bị xước, mắt bị mờ sẽ khó chịu hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh có tác dụng phụ gây mờ mắt như thuốc trị huyết áp cao, thuốc ngủ, thuốc điều trị rối loạn cương dương, steroid đường uống. Thuốc kháng histamin bao gồm thuốc dị ứng không kê đơn Zyrtec và Claritin cũng có thể gây phản ứng hóa học cho cơ thể làm giảm tiết nước mắt, khô mắt, mắt nhìn mờ.
  • Ngủ sai tư thế: Một số người có thói quen nằm sấp khi ngủ và áp mặt trực tiếp lên gối sẽ gặp tình trạng mắt mờ sau khi ngủ dậy, vì trong quá trình ngủ mi mắt bị chèn ép làm hạn chế lưu thông máu trong nhãn cầu.

mắt bị mờ

Dụi mắt thường xuyên không tốt cho mắt

Chẩn đoán tình trạng mắt mờ

Để biết chính xác tình trạng mắt mờ không nhìn rõ, nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa về mắt để được thăm khám. Trước tiên, bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng mờ mắt bằng các bảng hỏi về bệnh sử và các bệnh lý liên quan đến mắt như:

  • Bạn bị mắt mờ từ khi nào?
  • Điều gì làm cho tầm nhìn tồi tệ hơn?
  • Điều gì giúp tầm nhìn được cải thiện?

Sau khi khai thác về bệnh lý thì các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt, và làm các xét nghiệm cho bệnh nhân:

Kiểm tra mắt

Bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực của bạn bằng cách yêu cầu bạn đọc biểu đồ mắt hoặc thực hiện các bài kiểm tra mắt như:

  • Soi đáy mắt
  • Kiểm tra khúc xạ
  • Kiểm tra đèn khe
  • Tonometry, đo nhãn áp

Xét nghiệm máu

Trong một số trường hợp nghi ngờ có vi khuẩn trong mắt, bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để giúp xác định xem có vi khuẩn trong máu hay không. Họ cũng có thể sử dụng các xét nghiệm số lượng bạch cầu (WBC) của bệnh nhân nếu có nghi ngờ bị nhiễm trùng.

Cách khắc phục tình trạng mắt mờ

Khi thấy thị lực của mình có vấn đề, bạn nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám. Trong trường hợp mắt mờ do lượng đường trong máu giảm thì cần sử dụng các phương pháp điều trị bao gồm dùng thực phẩm cung cấp đường tạm thời như nước trái cây, kẹo, hoặc có thể uống viên glucose để làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.

Các phương pháp điều trị khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật tia laser, hoặc uống thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh.

Bên cạnh việc điều trị bằng y tế với những trường hợp ảnh hưởng nặng đến thị giác, thì mờ mắt liên quan đến lối sống, thói quen sinh hoạt với những triệu chứng tạm thời thì có thể điều trị tại nhà như:

  • Sử dụng các thiết bị điện tử đúng cách: Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử nhằm hạn chế ánh sáng xanh tác động lên mắt; chú ý khoảng cách an toàn của mắt đến màn hình máy tính (cách mắt 50-60cm từ tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10 – 20cm, bàn phím nên đặt cách mắt 30-40 cm); Nên chớp mắt liên tục, nên áp dụng quy tắc “20-20-20” (cứ 20 phút thì nên phóng tầm mắt ra xa 20 feet, tương đương 6m, cho mắt nghỉ ngơi khoảng 20 giây)…
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt: Dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đôi mắt. Một chế độ ăn uống cân đối, ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất là yếu tố giúp giảm đau mỏi, và mờ mắt hiệu quả.
  • Áp dụng các bài tập cho mắt: Để có đôi mắt sáng khỏe, mắt cũng cần được tập luyện xuyên để giảm đau nhức, nâng cao thị lực cho mắt với những bài tập đơn giản tại nhà như: chớp mắt liên tục trong 2 phút, xoay tròn mắt, dùng tay ấn nhẹ vào thái dương, nhắm chặt mắt giúp mắt thư giãn một vài phút… Cho mắt tập những bài này mỗi ngày là cách giúp mắt vận động, cải thiện tình trạng mỏi mắt hiệu quả.
  • Chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cải thiện tình trạng mờ mắt: Bằng các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã khám phá ra tinh chất Broccophane từ thiên nhiên có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng Thioredoxin, có tác dụng bảo vệ hai bộ phận quan trọng của mắt là thủy tinh thể và tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.

Điều trị mờ mắt

Điều trị mắt bị mờ đột ngột cần theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa

Xem chi tiết:

7 Cách trị mờ mắt, mỏi mắt, giảm đau mắt hiệu quả tại nhà

Phòng ngừa tình trạng mắt mờ

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn tự bảo vệ mắt và phòng ngừa tình trạng mờ mắt ngay tại nhà:

  • Áp dụng nguyên tắc 20 – 20 – 20: Cụ thể là cứ 20 phút làm việc với máy tính thì cho mắt nghỉ ngơi 20 giây và nhìn xa 20 feet (khoảng 6m).
  • Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho mắt như rau xanh, trái cây tươi, rau củ có màu đỏ, cam, vàng.
  • Ăn cá tươi chứa hàm lượng omega 3 cao như cá hồi, cá thu, 2 đến 3 lần/tuần để giúp mắt luôn sáng khỏe
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều chất phụ gia, đồ uống có cồn, cà phê.
  • Đeo kính mát, đội mũ rộng vành khi đi ngoài nắng để tránh tác hại từ ánh sáng mặt trời và khói bụi
  • Vệ sinh mắt với nước muối sinh lý 0,9% để rửa sạch bụi bẩn, dị vật trong mắt làm mắt khó chịu.
  • Khi đọc sách hay làm việc, bạn cần đảm bảo đủ ánh sáng và không để ánh sáng phản chiếu gây chói mắt.

Tinh chất Broccophane: Giải phá​p cải thiện tình trạng mờ mắt an toàn

Bên cạnh việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt tốt cho mắt, mỗi chúng ta cần phải chú ý bảo vệ mắt từ bên trong. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt như tinh chất Broccophane cũng chính là giải pháp lâu dài nhằm giảm tình trạng nhìn mờ, giúp đôi mắt luôn sáng khỏe mỗi ngày.

Tinh chất Broccophane, bảo vệ mắt từ bên trong

Broccophane là tinh chất thiên nhiên được tinh chiết từ một loại bông cải xanh (tên khoa học là Broccoli). Broccophane có tác dụng tối ưu trong việc gia tăng tổng hợp Thioredoxin – giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể.

Thioredoxin là loại protein phân tử nhỏ có khả năng cân bằng thành phần tỷ lệ protein của thủy tinh thể. Đồng thời giúp hoạt hóa, tăng phiên mã gen và điều hòa chu trình sống của các tế bào, làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào; bảo vệ tế bào thị giác khỏi các chất gây hại sinh ra bởi các phản ứng bên trong cơ thể cũng như các tác động tiêu cực bên ngoài.

Wit với tinh chất quý Broccophane thiên nhiên được chiết xuất theo công nghệ tiên tiến, độc quyền của Mỹ, một trong những giải pháp tăng cường thị lực, giảm mờ mắt, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, nhức mắt, chảy nước mắt sống. Đồng thời phòng ngừa đục thủy tinh thể, hỗ trợ cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng thiết bị điện tử và tật khúc xạ ở mắt.

Những câu hỏi liên quan đến chứng mờ mắt

Mắt mờ uống thuốc gì?

Rất nhiều người có thói quen tự mua thuốc nhỏ mắt khi thấy mắt mờ. Tuy nhiên, điều này là không nên. Để điều trị đúng, bạn cần sử dụng thuốc theo đơn. Việc tự ý dùng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều có thể gây ra tác dụng ngược, bệnh có thể nặng thêm. Trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể gây ngộ độc hoặc biến chứng sang các bệnh khác nặng hơn, dùng quá ít thì không khỏi bệnh, khó chữa trị hơn.

Vì vậy, theo các chuyên gia, sử dụng thuốc nhỏ mắt nhất định phải theo chỉ định, không tự ý dùng thuốc. Tốt nhất, khi có triệu chứng bệnh mà không thấy có dấu hiệu thuyên giảm thì cần thăm khám để được điều trị, sử dụng thuốc phù hợp. Việc sử dụng thuốc sai có thể gây tai biến cho mắt như mắt bị nấm, nhiễm virus, tăng nhãn áp, thậm chí có thể gây mù lòa.

Mắt mờ nên ăn gì?

Bên cạnh sử dụng thuốc thì cần cung cấp có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nên có chế độ ăn uống đa dạng thì nên tăng cường những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như: vitamin A, B, C, E, Omega-3, zeaxanthin, Lutein, selen… có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, cà rốt bí, bí ngô, cải xoăn, ớt chuông,  bông cải xanh, bơ, cam, quýt, cà chua, các loại hạt…

Tìm hiểu thêm:

Mắt bị mờ nên ăn gì để cải thiện hiệu quả nhất

Có nên dùng thuốc nhỏ mắt chống mờ mắt?

Sử dụng thuốc nhỏ mắt chống mờ mắt được nhiều người tin dùng, tự ý mua mà không theo chỉ định của bác sĩ. Các chuyên gia cảnh báo, việc sử dụng thuốc không đúng cách, không theo chỉ định hoặc lạm dụng thuốc đều có thể ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn.

Vì vậy, khi thấy mắt có dấu hiệu bất thường thì nên thăm khám để được chỉ định sử dụng thuốc đúng cách. Hơn nữa, sử thuốc nhỏ mắt chỉ là phương pháp tạm thời, không thể giải quyết triệt để tình trạng mờ mắt.

Khóc nhiều có làm mờ mắt?

Khóc là một phản ứng của cảm xúc, là một hiện tượng bình thường, thậm chí có lợi cho sức khỏe của đôi mắt. Nước mắt ngoài tác dụng giải tỏa những căng thẳng còn giữ cho đôi mắt ẩm ướt, ngăn màng nhày không bị khô giúp đôi mắt được bôi trơn, mắt được nhìn thấy rõ hơn.

Ngược lại, tầm nhìn có thể bị mờ đi khi màng nhày bị khô. Vậy nếu khóc quá nhiều có làm mắt bị mờ? Điều này là hoàn toàn không đúng, vì nước mắt chỉ khiến mắt bị nhòe tạm thời chứ không ảnh hưởng đến thị lực.

Khi chúng ta khóc, tuyến lệ của chúng ta được hỗ trợ bởi dịch nước mắt, do sự gia tăng lưu lượng máu đến mắt, gây ra đôi mắt đỏ ngầu và đồng tử giãn nở. Muối trong nước mắt dẫn đến giữ nước và sưng tấy quanh mắt của chúng ta.

Máu cũng chảy nhiều hơn đến toàn bộ vùng mặt khiến khuôn mặt căng phồng, ửng đỏ. Vì vậy, khi nếu không may khóc quá nhiều thì bạn cũng đừng quá lo lắng về khả năng thị lực của mình nhé.

Đánh giá bài viết
08:32 14/06/2023
mua_wit