TƯ VẤN TRỰC TUYẾN: HỌC & LÀM ONLINE – NGUY CƠ CHO ĐÔI MẮT & GIẢI PHÁP BẢO VỆ TỪ CHUYÊN GIA

Ngày đăng bài: 14-12-2021

Trong bối cảnh dịch, nhà nhà – người người phải chuyển sang hình thức học tập và làm việc online tại nhà. Việc tăng thời lượng tiếp xúc với màn hình máy tính – điện thoại đồng thời bị hạn chế các hoạt động ngoài trời… khiến cho mắt gặp các triệu chứng nhức – mờ – khô – mỏi gây suy giảm thị lực. Tình trạng này đặc biệt gia tăng ở giới làm việc văn phòng và học sinh – sinh viên.

Theo nghiên cứu, loại ánh sáng xanh phát ra từ màn hình các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại, ipad… sẽ gây hội chứng thị giác màn hình, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.

Vậy làm thế nào để giảm các triệu chứng khó chịu ở mắt hiệu quả khi phải làm việc/học tập nhiều với các thiết bị điện tử? Làm cách nào để cải thiện các tật khúc xạ (cận, loạn, viễn thị)? Giải pháp nào là tối ưu nhất trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong? Ngay lúc này, bạn có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY để được các chuyên gia giải đáp một cách rõ ràng nhất trong Chương trình tư vấn trực tuyến: HỌC & LÀM VIỆC ONLINE – NGUY CƠ TIỀM ẨN CHO ĐÔI MẮT VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ TỪ CHUYÊN GIA

Thời gian: 20h thứ sáu ngày 17/12/2021

Kênh phát sóng:

  • Trực tiếp trên: Báo điện tử https://vtv.vn/, https://thanhnien.vn/, https://tamanhhospital.vn/, https://wit-ecogreen.com.vn/
  • Livestream trên: Ứng dụng VTVGo của Đài truyền hình Việt Nam, và các fanpage Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Tin nóng miền Trung, Wit – Bảo vệ mắt từ bên trong, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome – Hệ thống phòng khám dinh dưỡng.
  • Tiếp sóng trên fanpage VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress, fanpage Báo Thanh Niên của báo Thanh Niên.

Chương trình có sự tham gia của:

THS.BS Phạm Huy Vũ Tùng – Chuyên Khoa Mắt, Khoa Khám Bệnh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

BSCKI Phạm Mạnh Hoàn – Nguyên trưởng khoa Huyết học – Độc xạ, BV 175

Chương trình còn có sự tham gia của khách mời là chị Thái Nguyễn Ngọc Hân (39 tuổi, nghề nghiệp nhân viên văn phòng, sinh sống tại TP.HCM) và con gái là em Vũ Thái Như Ý (hiện đang là học sinh lớp 9). Các khách mời sẽ có những chia sẻ thực tế về tình trạng sức khỏe của đôi mắt khi làm việc và học tập online cũng như những giải pháp hữu hiệu mà họ đang áp dụng.

Học online, làm việc online đang khiến mắt bị “bức tử”

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, Chuyên khoa Mắt – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, trong giai đoạn học trực tuyến và kỳ nghỉ hè không được tham gia các hoạt động vui chơi do dịch, thực tế khám bệnh cho thấy có nhiều trường hợp trẻ bị suy giảm thị lực nhanh chóng. Có học sinh lớp 7 chỉ học online, đọc sách một lúc kêu mỏi mắt, phải dí sát mắt vào sách mới đọc được. Sau khi đến bệnh viện khám và đo thị lực, em bị cận 1.5 độ, phải đeo kính. Cũng có trường hợp trẻ đeo kính cận 2.5 độ, nhưng sau nhiều tháng ở nhà thì nhìn mọi vật xung quanh không rõ nét. Em đi đo mắt lại và phải đeo kính cận 4 độ, tăng 1.5 độ so với trước.

Cũng theo khảo sát được thực hiện vào khoảng tháng 8/2020 của Tạp chí Nhãn khoa Ấn Độ (thuộc Hiệp hội Nhãn khoa Ấn Độ), trong tổng số 840 câu trả lời được ghi nhận từ các cha mẹ có con trong khoảng 12 tuổi, có 328 câu trả lời cho biết trẻ gặp triệu chứng nhức đầu và 320 trường hợp báo cáo trẻ dụi mắt liên tục. Đây là những triệu chứng mắt phổ biến nhất ở trẻ em do sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

Theo chia sẻ của 50% phụ huynh, trước khi Covid-19 xảy ra, con họ không có những biểu hiện này. Báo cáo này cũng cho thấy học trực tuyến là hoạt động phổ biến nhất kéo dài trong nhiều giờ trên thiết bị kỹ thuật số, sau đó là lướt web, xem phim.

Không chỉ ở đối tượng học sinh – sinh viên mà ở đối tượng nhân viên văn phòng, tình trạng bệnh mắt cũng gia tăng do thay đổi hình thức làm việc online. “Nhiều bệnh nhân chia sẻ với tôi rằng bên cạnh công việc hiện tại thì thời lượng tiếp xúc với màn hình máy tính gia tăng khi làm online do bắt buộc phải họp, trao đổi với đồng nghiệp bằng hình thức trực tuyến. Cũng do điều kiện làm việc tại nhà không tập trung bằng khi đi làm nên họ phải dành nhiều thời gian hơn để giải quyết công việc. Nhiều người còn phải hướng dẫn con học/làm bài tập online. Chính vì mắt phải làm việc quá nhiều nên thường xuyên bị nhức mỏi, suy giảm thị lực” bác sĩ Vũ Tùng chia sẻ.

Tên

Làm việc và học tập online từ xa là tình hình thực tế của rất nhiều gia đình trong mùa dịch khiến mắt muốn “đình công”.

Cẩn thận với hội chứng thị giác màn hình do ánh sáng xanh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị hội chứng thị giác màn hình (suy giảm thị lực) 90%. Trong khi đó, theo thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng màn hình các thiết bị điện tử một ngày gần 10 giờ (laptop 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ).

Các con số thống kê cho thấy trong thời dịch, thời gian sử dụng thiết bị trung bình tăng hơn hai tiếng mỗi ngày và cũng có trường hợp tăng cao hơn 6 tiếng mỗi ngày do trẻ bị hạn chế ra ngoài vui chơi.

Thực trạng này đang gióng lên hồi chuông báo động về việc suy yếu thị lực của đôi mắt – nguy cơ dẫn đến mù lòa. “hội chứng thị giác màn hình” (CVS) có thể gây ra khoảng 10 triệu chứng rối loạn thị lực như:

  1. Nhìn mờ

Tập trung nhiều giờ với máy tính, mắt phải điều tiết liên tục để làm việc cùng với sự tấn công của ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ màn hình khiến mắt dễ nhìn mờ hơn so với việc đọc sách báo.

  1. Khô mắt

Chớp mắt giúp nước mắt tiết ra và giữ độ ẩm trên bề mặt. Tuy nhiên, khi làm việc tập trung với máy tính, mắt chỉ chớp 6 lần mỗi phút (so với trung bình phải 14 lần/ phút).

Quên chớp mắt khiến nước mắt không đủ để cung cấp lên bề mặt dẫn đến khô mắt và kích ứng. Khô mắt cũng có thể là dấu hiệu của việc rối loạn điều tiết mắt khi tiếp xúc quá lâu với màn hình các thiết bị điện tử.

  1. Nhức mắt

Làm việc nhiều với máy tính, mắt ít có thời gian nghỉ ngơi khiến đôi mắt trở nên mệt mỏi, nhức mắt và thiếu sức sống hơn.

  1. Nhức đầu

Nhức đầu cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng thị giác màn hình. Khoảng cách quá gần giữa mắt và màn hình máy tính khiến việc điều tiết của mắt đạt đến cực hạn và dễ gây ra cảm giác đau nhức đầu và mệt mỏi.

  1. Nhìn đôi (song thị)

Song thị là hiện tượng nhìn 1 vật nhưng lại thấy 2 hình ảnh (xuất hiện 1 hình ảnh mờ hơn hình ảnh thật bên cạnh) do cơ mắt bị suy yếu hoặc dây thần kinh thị giác bị tổn thương.

Tên

Khi có những triệu chứng nhức – mờ – mỏi – khô là mắt đã “lên tiếng”. Hãy lắng nghe để tìm giải pháp chăm sóc và bảo vệ mắt tối ưu.

  1. Đau cổ, vai gáy

Khi mắc hội chứng thị giác màn hình mắt thường bị mờ và người bệnh có xu hướng điều chỉnh cổ, lưng để nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến người bệnh bị đau cổ, đau lưng và mỏi vai gáy.

  1. Khó tập trung, mệt mỏi

Hội chứng thị giác màn hình gây ra những dấu hiệu khó chịu ở mắt, khiến mắt mờ, mỏi; đau đầu, đau cổ; cơ thể mệt mỏi và uể oải từ đó người bệnh khó có thể tập trung để hoàn thành công việc.

Cho đến nay, vẫn chưa có cơ quan nhân tạo nào có thể thay thế được chức năng nhìn của đôi mắt. Một số bệnh lý mắt nghiêm trọng như thoái hóa hoàng điểm, bệnh võng mạc… có thể lấy đi ánh sáng của đôi mắt. Cũng theo các chuyên gia, đa phần các trường hợp mù vĩnh viễn đều có thể ngăn chặn và phòng ngừa từ sớm bằng cách bảo vệ mắt từ bên ngoài và chăm sóc – nuôi dưỡng mắt từ bên trong hiệu quả.

Chính vì thế, đừng bỏ lỡ chương trình Tư vấn trực tuyến HỌC & LÀM VIỆC ONLINE – NGUY CƠ TIỀM ẨN CHO ĐÔI MẮT VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ TỪ CHUYÊN GIA diễn ra vào lúc 20h, ngày 17/12. Đặc biệt, chương trình sẽ dành tặng 6 phần quà thú vị, mỗi phần là 1 chai Wit 30 viên. Trong đó, 3 phần quà sẽ dành cho 3 khán giả có câu hỏi hay nhất được gửi tới chương trình, 3 phần quà còn lại sẽ dành cho 3 khán giả may mắn và trả lời đúng câu hỏi. Theo dõi chương trình để vừa nhận được những thông tin hữu ích để chăm sóc mắt vừa nhận những phần quà hấp dẫn.

05-05-2023
mua_wit