Kiến thức cần biết về bệnh lý ĐỤC THỦY TINH THỂ (cườm khô, cườm đá)

Theo kết quả điều tra quốc gia vừa được công bố đầu tháng 11, số người trên 50 tuổi ở Việt Nam có thị lực kém cả 2 mắt năm 2015 tăng khoảng 500.000 người so với 2007. Chi tiết hơn, tính đến năm 2015, theo kết quả điều tra tại 14 tỉnh thành ở Việt Nam có gần 330.000 người mù, trong đó, nguyên nhân do đục thủy tinh thể chiếm 74%.

Đáng lo ngại, tỷ lệ đục thủy tinh thể đang có xu hướng trẻ hóa do tác động từ môi trường, lối sống thiếu khoa học và tâm lý chủ quan trong chăm sóc mắt. Hiện tại, đục thủy tinh thể ở người trẻ chiếm đến 30%, còn ở người cao tuổi là 70% (hầu hết là có độ tuổi từ 50 trở lên).
I

Thủy tinh thể là gì?

2

Thủy tinh thể (lens) làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ trong suốt nằm sau mống mắt (còn gọi là tròng đen) bên trong nhãn cầu, là cấu trúc có tỉ lệ protein rất cao (chiếm 35%), bao gồm nhiều loại protein khác nhau và phải được sắp xếp theo một trật tự rất nghiêm ngặt để bảo đảm cho thủy tinh thể luôn luôn trong suốt cho phép toàn bộ ánh sáng đi qua, đồng thời thủy tinh thể phải có khả năng điều tiết tốt để luôn luôn hội tụ ánh sáng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ dù vật ở gần hay xa.

II

Đục thủy tinh thể

và các tác nhân gây

đục thủy tinh thể

Theo định nghĩa y khoa, đục thủy tinh thể, hay còn gọi là cườm khô, cườm đá là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục do tác động của các chất có hại bên trong cơ thể và môi trường bên ngoài làm cho các protein có nhóm thiol (liên kết –SH) bị biến đổi cấu trúc, các nhóm thiol của chúng bị mất ion Hidro và tạo thành cấu nối disulphua (liên kết SS) khi đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về trật tự sắp xếp của các protein tại thủy tinh thể và hậu quả cuối cùng là tạo ra các đám mờ và tình trạng đục của thủy tinh thể. Khi thủy tinh thể bị đục sẽ ngăn không cho ánh sáng đi qua để đến võng mạc, từ đó làm giảm thị lực.

Có nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh, trong đó phổ biến nhất là các nguyên nhân sau:

  • Do tuổi tác.
  • Do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím, tia hàn, tia X; chấn thương
  • Sử dụng thuốc dạng uống, nhỏ mắt chứa corticoid trong thời gian dài
  • Do biến chứng bệnh tiểu đường
  • Dinh dưỡng thiếu cân đối, đặc biệt là các thành phần dinh dưỡng chuyên biệt cho mắt
  • Các dạng đục thủy tinh thể có thể chia thành: đục nhân, đục vỏ, đục bao.
2
2
III

Dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể

Thị lực giảm nhiều, nhìn thấy chấm đen, lóa mắt là những dấu hiệu rõ nét nhất của đục thủy tinh thể. Đây là hệ quả của thói quen ít chăm sóc và không cải thiện triệt để khi mới xuất hiện các triệu chứng ban đầu như khô, mỏi, nhìn mờ.

Do đó, hiểu kỹ về các dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể qua từng giai đoạn cũng như cảm nhận “sức khỏe” của mắt qua độ rõ khi nhìn sự vật sẽ giúp bạn phòng ngừa đục thủy tinh thể, cũng như kịp thời cải thiện khi mới xuất hiện các triệu chứng.

2
2
Thị lực mắt suy giảm khi đục thủy tinh thể
IV

Cách cải thiện bệnh

đục thủy tinh thể

Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, người bệnh có thể cho đeo kính, dùng kính lúp hoặc làm việc ở khu vực chiếu sáng tốt để đảm bảo thị lực mắt.

Khi bệnh đã nặng hơn, việc điều chỉnh kính không còn tác dụng hỗ trợ thị lực nữa, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính được coi như thủy tinh thể nhân tạo để thay thế thủy tinh thể bị đục.

V

PHÒNG NGỪA BỆNH ĐỤC THUỶ TINH THỂ

ĐỂ TRÁNH NGUY CƠ MÙ LOÀ

Việc cải thiện bằng phẫu thuật thay thủy tinh thể cho kết quả tốt nhưng tốn kém thời gian và chi phí. Đặc biệt, khó tránh khỏi rủi ro về biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, chảy máu, viêm (mắt đau, đỏ, sưng), giảm thị lực, hoặc thấy chớp sáng. Nếu không được phát hiện kịp thời thì bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến mù loà.

Vì thế, điều quan trọng là phải biết cách phòng ngừa đục thủy tinh thể từ những nguyên nhân gây bệnh đã xác định.

  • Hạn chế yếu tố nguy cơ bằng cách tránh tiếp xúc với tia cực tím, khói bụi.
  • Hạn chế bia, rượu, thuốc lá, xây dựng chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm tốt cho mắt như cà rốt, dâu tây, rau bina, tích cực rèn luyện cơ thể bằng chế độ vận động phù hợp.
  • Kiểm tra mắt định kỳ 1 lần/năm để sớm phát hiện bệnh và kịp thời chữa trị.

Về bản chất, thủy tinh thể bị đục là do tỉ lệ và thành phần các phân tử protein bị biến đổi. Vì thế, phương pháp phòng ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả nhất là cần chủ động bảo vệ thủy tinh thể từ bên trong để sớm giảm thiểu sự biến đổi cấu trúc và tỉ lệ các thành phần protein nhằm đảm bảo sự trong suốt cho thủy tinh thể.

Theo đó, cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm gia tăng tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên để bảo vệ tế bào thị giác, thần kinh mắt, cũng như đảm bảo được sự ổn định của cấu trúc và tỉ lệ các thành phần protein trong mắt được đánh giá là phương pháp chăm sóc mắt từ bên trong hiệu quả và bền vững nhất.

Cụ thể, Thioredoxin sẽ giúp duy trì liên kết -SH của cũng như giảm thiểu sự hình thành liên kết biến tính –SS của các protein tại thủy tinh thể, nhằm giữ độ trong suốt và co giãn của thủy tinh thể khi tiếp nhận hình ảnh và ánh sáng bên ngoài đưa vào, giúp hình ảnh và ánh sáng hội tụ trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ dù vật ở gần hay xa.

2

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity, tỷ trọng Thioredoxin sẽ tăng cao sau khi sử dụng Broccophane. Vì thế, bổ sung Broccophane có ý nghĩa tích cực trong việc phòng ngừa đục thủy tinh thể.

2

Kết quả nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ - Johns Hopskin - cũng kết luận: sử dụng Broccophane để gia tăng tổng hợp Thioredoxin giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả. Cụ thể, nguy cơ đục thủy tinh thể giảm từ 2 đến 4 lần ở nhóm được bảo vệ bằng Broccophane so với nhóm không được bảo vệ bằng Broccophane (p<0.05).

2