Bệnh võng mạc tiểu đường – Các triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng bài: 12-11-2020

list_post_noi_bat

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường phát sinh khi lượng đường trong máu cao gây tổn thương và làm hỏng các mạch máu nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho võng mạc (bộ phận chứa các mô nhạy sáng ở phía sau của mắt). Khi quá trình tổn thương nhân lên các mạch máu này sưng lên và rò rỉ chất lỏng hoặc đôi khi chúng có thể đóng lại, ngăn máu đi qua, gọi là sự tắc nghẽn vi mạch máu dẫn đến thay đổi thị lực hoặc mù lòa (1).

Tên

Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, 90% trường hợp bị tiểu đường trên 10 năm phải đối mặt với bệnh lý võng mạc tiểu đường, trong đó 50% dẫn đến mù lòa.

Phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường

Có 2 loại bệnh võng mạc đái tháo đường tiềm ẩn nguy cơ mất thị lực, thậm chí mù lòa(2):

Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh

Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh là tình trạng những mạch máu võng mạc bị tổn thương, rò rỉ, làm cho võng mạc phù nề. Khi điểm vàng (hoàng điểm) phù nề được gọi là phù hoàng điểm. Đây là lý do phổ biến khiến cho người bị tiểu đường bị suy giảm thị lực.

Ngoài ra, các mạch máu trong võng mạc có thể bị tắc. Đây có thể gọi là thiếu máu cục bộ võng mạc. Khi điều này xảy ra, máu không thể đến điểm vàng. Đôi khi các hạt nhỏ gọi là dịch tiết có thể hình thành trong võng mạc và ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh.

Võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh là giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường. Nó phát triển khi võng mạc bắt đầu xuất hiện các mạch máu mới gọi là tân mạch hóa. Những tân mạch này có xu hướng đi qua dịch kính.

Khiến người bệnh nhìn thấy một vài mảng đen nổi lên trong tầm nhìn của mình. Những mạch máu này có thể hình thành mô sẹo và gây bong võng mạc, là tình trạng tách ra của các lớp võng mạc, có thể làm mất thị lực trung tâm và ngoại vi của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường

Người bị tiểu đường có thể mắc bệnh võng mạc tiểu đường mà không hay biết, vì bệnh ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Khi bệnh võng mạc tiểu đường trở nặng hơn hoặc tầm nhìn có vấn đề, bạn sẽ nhận thấy một số triệu chứng như(3):

  • Mắt nhìn mờ đột ngột
  • Mắt nhìn thấy chấm đen lóa sáng
  • Mắt thường bị nhòe mỗi khi đọc sách báo hoặc lái xe
  • Đôi khi bị mất khả năng nhận biết màu sắc

Lưu ý, người bệnh đái tháo đường ngoài việc tầm soát tốt đường huyết cần khám mắt thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ mù lòa và bảo vệ đôi mắt “cửa sổ tâm hồn” của mình.

Tên

Mắt nhìn mờ đột ngột là dấu hiệu thường thấy của bệnh võng mạc tiểu đường

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ biến chứng thành bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu người bệnh:

  • Không kiểm soát được lượng đường trong máu
  • Tăng huyết áp
  • Tăng lipid máu
  • Có thai
  • Người thường xuyên dùng thuốc lá, rượu bia
  • Người bị bệnh tiểu đường trong thời gian dài

Do đó, tổn thương mạng lưới mạch máu gây thiếu máu, phù nề và dẫn tới xuất huyết là nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc tiểu đường.

Biến chứng của bệnh võng mạc tiểu đường khi không điều trị

Hiện không ít người phải “lãnh bản án” mù lòa vì bệnh võng mạc tiểu đường. Điều đáng nói, bệnh diễn tiến âm thần và ít có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu nên nhiều người chủ quan đến khi bệnh có những biểu hiện rõ ràng cũng là lúc gánh chịu những biến chứng nguy hiểm.

Đỗ Như Hơn

 Bệnh võng mạc tiểu đường liên quan đến sự tổn thương của RPE (tế bào biểu mô sắc tố võng mạc). Một nghiên cứu được công bố của Viện Y tế Mỹ (NHI) khẳng định, sự suy yếu tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE (nằm giữa mạch máu và võng mạc) có nhiệm vụ nuôi dưỡng đồng thời là hàng rào bảo vệ các tế bào thị giác, ngăn chặn thành phần có hại từ mạch máu đi vào võng mạc chính là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa võng mạcgây suy giảm thị lực, mù lòa.

Theo TS Đỗ Như Hơn

1. Xuất tiết, xuất huyết võng mạc

Đường huyết tăng cao làm tăng tính thấm của thành mạch khiến dịch, máu rò rỉ thành đốm xuất tiết nhỏ. Nặng hơn còn phá vỡ mao mạch và khiến máu chảy nhiều tạo thành mảng xuất huyết, phá vỡ vai trò hàng rào bảo vệ tế bào thị lực của lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE, khiến tế bào thị lực chết đi gây xuất huyết võng mạc và suy giảm thị lực nhanh chóng.

2. Bong võng mạc

Các tân mạch sau khi vỡ ra sẽ hình mảng sẹo, quá trình làm liền sẹo sẽ co kéo, tách lớp RPE khỏi mao mạch, gây bong võng mạc và khiến người bệnh mất cảm nhận về màu sắc và dần mất thị lực.

3. Xuất huyết thủy tinh thể

Một mạch máu mới hình thành rò vào gel thủy tinh thể lấp đầy mắt và ngăn chặn ánh sáng truyền đến võng mạc. Các triệu chứng nhận biết bao gồm giảm thị lực và nhạy cảm với ánh sáng.

4. Phù hoàng điểm

Khi lượng dịch và máu ứ đọng ngày càng nhiều khiến võng mạc và đặc biệt là vùng hoàng điểm bị phù nề, làm mất thị lực nhanh chóng.

5. Mù lòa (mất thị lực vĩnh viễn)

Những biến chứng trên của bệnh võng mạc đái tháo đường nếu không được ngăn chặn và điều trị kịp thời thì nguy cơ mù lòa vĩnh viễn rất cao.

Phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

Tên

Tùy vào mức độ nghiêm trọng và loại bệnh võng mạc tiểu đường mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có 3 phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường chính như (4):

  • Điều trị bằng laser quang đông võng mạc: Quá trình đốt laser gọi là quang hóa laser và thường sử dụng 2-3 liệu trình, giúp bịt kín các vết rò rỉ từ các mạch máu bất thường, đồng thời tia laser là tiêu diệt các vùng võng mạc bất thường và diệt các tân mạch, giúp hàn võng mạc về vị trí cũ.
  • Tiêm thuốc vào nhãn cầu: Các loại thuốc như corticosteroid và các chất ức chế yếu tố phát triển nội mạc mạch máu (anti-vasoendothelial growth factor/VEGF) như Lucentis, Avastin, Aflibercept cho hiệu quả với tình trạng phù hoàng điểm và tân mạch võng mạc an toàn, hiệu quả.
  • Phương pháp phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật bằng cách kết dính lại võng mạc nhờ vào việc khâu các vết rách võng mạc đến lòng trắng làm lõm cầu mắt hướng vào trong. Ngoài ra công nghệ đông mạch còn được dùng để gắn võng mạc với các lớp nằm bên dưới.

Giải pháp Broccophane trong hỗ trợ cải thiện tình trạng võng mạc tiểu đường

Phòng ngừa bệnh

TS Đỗ Như Hơn – Nguyên Giám Đốc Bệnh viện Mắt Trung Ương cho biết ở bệnh nhân tiểu đường, chức năng của RPE bị tổn hại, do đó võng mạc và tế bào thị giác không còn được bảo vệ khiến thị lực suy giảm.

Có đến 80% bệnh nhân đái tháo đường có thể sống chung “hòa bình” với bệnh mà không gặp biến chứng về mắt nếu chủ động chăm sóc võng mạc từ sớm. Do đó, bên cạnh việc kiểm soát đường huyết thì việc chủ động bảo vệ võng mạc với Broccophane càng có vai trò đặc biệt, giúp phòng ngừa sớm bệnh võng mạc đái tháo đường, hạn chế mù lòa.

Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm phát hiện ra tinh chất Broccophane có tác dụng bảo vệ RPE hiệu quả nhờ tăng tổng hợp Thioredoxin – một protein phân tử nhỏ tập trung chủ yếu ở mắt giúp RPE hoạt động tốt hơn, đồng thời giữ vững chức năng hàng rào, hạn chế tiết ra yếu tố kích thích tăng sinh tân mạch, từ đó ngăn ngừa tình trạng tổn thương võng mạc.

ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) nhận định, Broccophane có hoạt tính sinh học cao, an toàn, nhanh chóng được hấp thu vào cơ thể, giúp tăng cường Thioredoxin, bảo vệ RPE và võng mạc một cách tự nhiên, từ đó cải thiện thị lực, giúp mắt sáng tinh anh, khỏe mạnh, hạn chế các triệu chứng khó chịu ở mắt và bảo vệ đội mắt của bạn tốt hơn.

Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra với nguy cơ mù lòa cao. Do đó, ngay bây giờ những người đã mắc bệnh võng mạc tiểu đường, đặc biệt chưa mắt nên chủ động khám mắt thường xuyên, kiểm soát đường huyết ổn định và bổ sung tinh chất Broccophane giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) hiệu quả.

Đánh giá bài viết
15-06-2023
mua_wit