Đục thủy tinh thể ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa

Ngày đăng bài: 11:02 23/02/2023

Ngay nay, đục thủy tinh thể không còn chỉ xuất hiện ở người già mà còn có xu hướng trẻ hóa, đục thủy tinh thể ở người trẻ chiếm tỷ lệ khá cao 30%. Bên cạnh yếu tố lão hóa tự nhiên thì các tác động từ môi trường, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, ý thức chăm sóc mắt kém…  khiến cho thủy tinh thể nhanh mờ đục, thị lực suy giảm nhanh chóng.

Bệnh đục thuỷ tinh thể là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá. Thủy tinh thể là thấu kính trong suốt, có chức năng điều tiết cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp mắt nhìn rõ mọi vật.(1)

Đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể thay đổi vì các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài cơ thể, khiến cho thủy tinh thể mờ đục, thị lực suy giảm. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, bệnh khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ rệt, và thường phát hiện khi thị lực suy giảm nghiêm trọng.

đục thủy tinh thể ở người trẻ

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể mờ đục, thị lực suy giảm

Các triệu chứng điển hình thường gặp của bệnh

Nếu mắt có những triệu chứng sau đây, có thể mắt bạn đang bị đục thủy tinh thể, cần thăm khám và điều trị sớm.

  • Thị lực suy giảm: Tầm nhìn bị mờ đi giống như tấm kính bị màn sương bao phủ mờ ảo.
  • Mắt nhạy cảm hơn: Khi gặp ánh sáng mắt bị chói, lóa và thường xuyên nhức mỏi mắt, và hay chảy nước mắt sống.
  • Mắt điều tiết kém: Đặc biệt là môi trường thiếu ánh sáng, không nhìn rõ hay bị quáng gà.
  • Song thị: Nhìn một vật thành hai hoặc có thể thấy nhiều hình khác nhau.
  • Rối loạn màu sắc: Màu sắc của cảnh vật thay đổi, hình ảnh bị vàng hóa, tối đi.
  • Lóa mắt: Thường thấy quầng sáng xuất hiện quanh bóng đèn hay ngọn lửa.
  • Các dấu hiệu bất thường khác: Xuất hiện ruồi bay trước mắt, chấm đen, mảng đen lơ lửng như đám mây.

Nguyên nhân dẫn đến đục thuỷ tinh thể ở người trẻ

Sở dĩ, đục thủy tinh thể xuất hiện sớm hơn ở những người trẻ phần lớn là do thói quen sinh hoạt, làm việc, dinh dưỡng không phù hợp, cũng như thiếu sự chăm sóc.

1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Thói quen sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, thiên về thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, uống nước ngọt, thiếu rau xanh, trái cây tươi, không uống đủ nước… làm mất cân bằng dinh dưỡng. Việc thiếu hụt chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến protein và các enzyme của mắt, là những yếu tố hình thành tình trạng  đục thủy tinh thể.(2)

2. Lạm dụng rượu bia và thường xuyên hút thuốc lá

Đây không chỉ tác động đến sức khỏe, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác. Lạm dụng rượu, bia sẽ tích tụ nồng độ cồn trong máu, không đào thải kịp gây ra ngộ độc thần kinh thị giác, hình thành các bệnh lý về mắt. Đặc biệt, khói thuốc lá có tác động rất lớn đến bệnh đục thủy tinh thể. Theo nghiên cứu, người hút thuốc lá (chủ động hay thụ động) có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao gấp 2- 3 lần người bình thường.

3. Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng gia tăng, không chỉ để phục vụ cho công việc, học hành mà các hoạt động, giải trí, mua sắm, lướt web, tham gia mạng xã hội… Việc sử dụng tivi, điện thoại, máy tính, Ipad… khiến mắt tăng thời gian tiếp xúc với ánh sáng xanh nguy hại.

đục thủy tinh thể ở người trẻ

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể làm tổn thương võng mạc

Ánh sáng xanh là ánh sáng nhìn thấy được với bước sóng ngắn, 380 đến 495 nanomet (nm), mang năng lượng cao có thể tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, làm thoái hóa sớm đôi mắt.

Theo Tổ chức Y thế Giới (WHO), 90% nguy cơ mắt bị suy giảm thị lực nếu phải tiếp xúc với màn hình thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, theo báo cáo của Eyesafe Nielsen, thời gian sử dụng màn hình trung bình trên mỗi người đã tăng 60%, lên hơn 13 giờ mỗi ngày, vào tháng 3 năm 2020.

Theo khảo sát được thực hiện vào khoảng tháng 8/2020 của Tạp chí Nhãn khoa Ấn Độ (thuộc Hiệp hội Nhãn khoa Ấn Độ), trong thời điểm dịch Covid, thời gian sử dụng thiết bị trung bình tăng hơn hai tiếng mỗi ngày và cũng có trường hợp tăng cao hơn 6 tiếng mỗi ngày do hạn chế ra ngoài vui chơi.

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 11/2020 từ Viện Chính sách Y tế của Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA), 83% bác sĩ nhận thấy sự gia tăng phàn nàn của bệnh nhân về các vấn đề thị lực liên quan đến thời gian sử dụng màn hình hoặc máy tính kéo dài.

4. Ô nhiễm môi trường

Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, môi trường ô nhiễm hay làm các công việc mang tính chất đặc thù như: cơ khí, hàn xì, khai thác mỏ, dầu khí… có nguy cơ cao mắt bị già hóa, đục thủy tinh thể là một bệnh lý điển hình. Tính chất của các ngành này là có bức xạ ion hóa lớn nên nếu không trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mắt.

5. Mắt tiếp xúc thường xuyên tia UV

Theo nghiên cứu, mắt thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím (UV) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mắt. Trường hợp nhẹ tia UV có thể tác động đến giác mạc, mi mắt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến thủy tinh thể, gây ra tình trạng đục thủy tinh thể. Những tổn thương ở mắt có thể xảy đến tức thời hoặc tích tụ lâu ngày khi tiếp xúc với tia UV, có thể dẫn đến các biến chứng về mắt nghiêm trọng như suy thoái võng mạc, đục thủy tinh thể, thậm chí gây mù lòa.

6. Mắt bị chấn thương

Những người từng bị tai nạn, va đập hay từng phẫu thuật mắt… mà không được chăm sóc kỹ càng, không đảm bảo phục hồi có thể dẫn đến biến chứng đục thủy tinh thể. Bệnh lý này có thể xuất hiện sau chấn thương, nhưng cũng có thể sau nhiều năm mới thấy.

Ngoài ra, đục thủy tinh thể còn do người bệnh mắc các bệnh lý như viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, khô mắt, huyết áp cao, tiểu đường, cường giáp hay bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị)… Hoặc việc sử dụng thuốc corticoid, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng trong thời gian dài cũng là yếu tố dẫn đến đục thủy tinh thể ở người trẻ.

Các phương pháp ngăn ngừa đục thuỷ tinh thể ở người trẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở mắt. Hàng năm có thêm khoảng 20 triêu người mất thị lực vĩnh viễn do đục thủy tinh thể. Do vậy, cần có phương pháp phòng ngừa từ sớm, loại bỏ các yếu tố nguy cơ và chủ động sử dụng các tinh chất chuyên biệt để bảo vệ mắt từ sớm.

1. Thường xuyên khám mắt định kỳ

Mọi người nên thường xuyên khám mắt định kỳ (6 tháng/lần) giúp kiểm tra, tầm soát, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời các bệnh lý về mắt, cũng như các bệnh khác có thể ảnh hưởng đến thị lực của mắt như tiểu đường, huyết áp cao, cường giáp… Tuy nhiên, nếu thấy mắt có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa để thăm khám ngay.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ, cân đối các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Chú ý các nhóm dưỡng chất tốt cho mắt như: vitamin A, C, E, kẽm, Omega-3 có trong các nhóm thực phẩm như: các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi…), rau củ (cà rốt, bông cải xanh, rau bina, cải kale, ớt chuông, khoai lang…), các loại hạt (óc chó, mắc ca, hạt bí, hạt điều, đậu phộng…), quả mọng (nho, cam, việt quất…) và cần uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít). Đồng thời, hạn chế hạn chế ăn đồ chiên xào, đồ cay, nóng. Không hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích (cà phê, rượu bia).

3. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử

Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đục thủy tinh thể ở giới trẻ. Bên cạnh hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử, với những người thường xuyên làm việc với máy vi tính cần lưu ý những điều sau:

  • Vị trí máy tính nên được đặt cách mắt từ 50 – 60 cm.
  • Điều chỉnh độ sáng màn hình vừa phải, không quá sáng hoặc không có tối để tránh ảnh hưởng đến mắt.
  • Cài đặt kích cỡ chữ to, rõ giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều.
  • Đảm bảo phòng làm việc đủ ánh sáng, không nên làm việc ở những nơi không đủ ánh sáng.
  • Không nên tập trung quá lâu vào máy tính, nên áp dụng quy tắc “20-20-20”, cứ 20 phút thì cho mắt nghỉ ngơi 20 giây, cho mắt nhìn xa 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây.

4. Sử dụng kính râm, hạn chế tiếp xúc tia UV

Khi đi ra ngoài nên đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi khói bụi, tránh để tia UV chiếu trực tiếp vào mắt. Nên hạn chế đi ngoài từ 10h-15h vì đây là khung giờ tia UV ở mức cao nhất có thể làm hại mắt.

Ngoài ra, giới trẻ nên tránh thức khuya, nên ngủ đủ giấc (7-8h mỗi ngày), đây là thời gian quý giá để mắt thư giãn và phục hồi tốt nhất.

5. Giải pháp khoa học bảo vệ mắt, hỗ trợ phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người trẻ hiệu quả

Các chuyên gia nhãn khoa cho biết, nguyên nhân gốc rễ gây suy thị lực gây ra các tật khúc xạ và các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… là do cơ thể thiếu hụt Thioredoxin – là protein phân tử có trọng lượng nhỏ, nhưng giữ vai trò quan trọng là bảo vệ biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể.

Đặc biệt, Thioredoxin có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại tế bào thần kinh thị giác. Do vậy, để bảo vệ thị lực, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về mắt cần có giải pháp gia tăng Thioredoxin. Tuy nhiên, các phương pháp thông thường như bổ sung bằng thực phẩm là chưa đủ mà cần sử dụng các tinh chất đặc hiệu từ bên trong.

đục thủy tinh thể ở người trẻ

Với tinh chất quý Broccophane từ thiên nhiên, Wit giúp gia tăng Thioredoxin, bảo vệ, nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong

Trải qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit được chiết xuất từ tinh chất thiên nhiên Broccophane (được chiết xuất từ bông cải xanh) giúp cơ thể tăng sinh Thioredoxin một cách tự nhiên giúp bảo vệ, nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong, hỗ trợ tăng cường thị lực, với nhiều công dụng sau:

  • Tăng cường thị lực, giảm mờ và nhòe mắt.
  • Bổ sung các dưỡng chất, hoạt chất sinh học tự nhiên, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống.
  • Giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính, điện thoại, màn hình tivi, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).
  • Hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô) và hỗ trợ cải thiện thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá và giảm nguy cơ mù lòa.

Đục thủy tinh thể ở người trẻ có xu hướng gia tăng đang gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng suy giảm thị lực của giới trẻ cần được nhìn nhận và chăm sóc đúng mức. Đây là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên, nếu hiểu rõ nguyên nhân, người trẻ vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tốt và bảo vệ thị lực hiệu quả. Ngoài điều chỉnh lối sống khoa học, sử dụng các thiết bị điện tử đúng cách, thì cần chủ ý bổ sung mỗi ngày 1 viên Wit giúp chủ động bảo vệ và nuôi dưỡng từ bên trong an toàn và hiệu quả.

Đánh giá bài viết
08:29 05/03/2024
mua_wit