Viêm màng bồ đào: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng bài: 23-11-2020

Với những đặc tính như có thể gây biến chứng mù lòa, thường gặp ở mọi lứa tuổi và đặc biệt không biết rõ nguyên nhân gây bệnh đã khiến viêm màng bồ đào trở thành căn bệnh nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến thị lực của bất cứ ai.

Viêm màng bồ đào là gì?

Theo cấu tạo của mắt, màng bồ đào gồm ba phần đó là mống mắt (tròng đen của mắt), thể mi (giúp điều khiển thủy tinh thể tập trung vào những thứ bạn nhìn thấy) và màng mạch (cung cấp chất dinh dưỡng cho võng mạc). Đây cũng là nơi chứa nhiều mạch máu, bao gồm các tĩnh mạch và động mạch đưa máu nuôi dưỡng mắt.

Viêm màng bồ đào mắt xảy ra khi một trong ba phần mống mắt, thể mi và màng mạch bị viêm sưng. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thủy tinh thể, võng mạc, các dây thần kinh thị giác.

viêm màng bồ đào

Hình ảnh mắt bị viêm màng bồ đào

Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào có thể đến từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Do chấn thương (như chấn thương xuyên, chấn thương đụng dập) hoặc sau phẫu thuật
  • Nhiễm trùng hay viêm nhiễm do vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh), virus (herpes), nấm (candida) hay ký sinh trùng (toxoplasma gondii)
  • Do mắc các bệnh về rối loạn hệ miễn dịch như AIDS, đa xơ cứng, viêm khớp, giang mai, lao…
  • Nguyên viêm màng bồ đào cũng có thể đến từ một số bệnh ung thư như ung thư hạch, dù rất hiếm gặp nhưng cũng có thể gián tiếp gây tổn thương mắt.
  • Do nhiễm độc từ các loại thức ăn, hóa chất, không khí…
  • Do bệnh tự miễn (nghĩa là trong cơ thể có kháng thể màng bồ đào)
  • Do nguyên nhân mắc các loại bệnh toàn thân như bệnh da liễu, bệnh máu, collagenose, sarcoidose, bệnh Behcet.
  • Trong nhiều trường hợp, bệnh không xác định được nguyên nhân, gây khó khăn cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Phân loại viêm màng bồ đào

Căn cứ vào vị trí bị tổn thương mà bệnh viêm màng bồ đào được thành 4 loại:

  • Viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt – thể mi): Được xem là dạng viêm phổ biến nhất, chiếm khoảng ¾ các trường hợp viêm màng bồ đào. Bệnh hay tái phát thành từng đợt, nếu không điều trị dứt điểm có thể gây tăng nhãn áp, thậm chí mù lòa vĩnh viễn.
  • Viêm màng bồ đào giữa (thường là phía sau của thể mi): Có rất ít triệu chứng, khiến thị lực nhìn mờ kèm theo hiện tượng ruồi bay trước mắt.
  • Viêm màng bồ đào sau: Viêm thường xảy ra ở mặt sau của mắt, viêm màng mạch, võng mạc gây tổn thương dây thần kinh thị giác, gây hạn chế tầm nhìn.
  • Viêm màng bồ đào toàn phần: Trong một số trường hợp, viêm màng bồ đào có thể ảnh hưởng đến toàn bộ phần trước và sau của mắt gọi là viêm màng bồ đào toàn bộ.

Trong số 4 loại viêm trên, 3 loại cuối gây những biến chứng nguy hiểm hơn so với dạng đầu.

Triệu chứng viêm màng bồ đào

Triệu chứng của viêm màng bồ đào sẽ bao gồm thị lực nhìn mờ, mắt có thể bị đỏ và cảm giác đau nhức. Những dấu hiệu này có thể đến từ từ, hoặc xuất hiện sau khi thức dậy. Viêm màng bồ đào có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Thường ảnh hưởng đến lớp giữa của mắt, nhưng cũng có thể tác động đến bất kỳ phần nào của mắt, bao gồm cả giác mạc hay phần tròng trắng (gọi là sclera).

triệu chứng viêm màng bồ đào

Người mắc viêm màng bồ đào sẽ có những triệu chứng đau nhức mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng…

Tuy nhiên, dấu hiệu mắt bị đỏ cũng có thể gặp ở bệnh đau mắt đỏ, vì thế bạn cần biết sự khác biệt của bệnh đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào. Theo đó, nếu bệnh viêm màng bồ đào có vùng rìa của lòng đen cũng bị đỏ thì bệnh đau mắt đỏ, vùng rìa đó không thay đổi, cũng không có những đốm đen trong mắt và thường lây sang mắt còn lại…

Những dấu hiệu khác có thể xảy ra như nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện đốm hay còn gọi là ruồi bay trong tầm nhìn của bạn.

Nếu ánh sáng gây nhức mắt, hoặc bạn bị đau mắt hay bất kỳ thay đổi nào về thị lực, hãy đi khám mắt ngay lập tức.

Viêm màng bồ đào có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm màng bồ đào có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho mắt, nguy hiểm nhất là mù lòa. Đây được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở nhóm người trong độ tuổi lao động. Viêm màng bồ đào cũng có thể dẫn đến những vấn đề như đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp, tổn thương dây thần kinh thị giác, bong võng mạc

Viêm màng bồ đào có bị lây không?

Viêm màng bồ đào không lây nhưng một số bệnh có liên quan đến nó có thể lây lan. Vì vậy, dẫu không cần phải quá lo lắng về việc bị lây lan bệnh viêm màng bồ đào từ một ai đó nhưng bạn cần phải đề phòng một số yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh.

Bị viêm màng bồ đào cần kiêng gì?

Bệnh viêm màng bồ đào đến từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Có những trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh. Do đó, nếu không may mắc bệnh, cách tốt nhất là kiêng những tác nhân khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn như sử dụng chất kích thích (uống rượu, bia…), ngừng trang điểm, vệ sinh mắt mỗi ngày, chỉ sử dụng kính áp tròng sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ,..

Điều trị viêm màng bồ đào

Bước đầu tiên là điều trị viêm bằng thuốc chống viêm. Chúng thường là thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ. Bạn cũng có thể được chỉ định dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm trong trường hợp dạng nhỏ hay bôi có thể sẽ không đến được lớp giữa hoặc phía sau của mắt.

điều trị viêm màng bồ đào

Tìm hiểu lịch sử khám bệnh sẽ giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân bị viêm màng bồ đào do bệnh mắc phải

Sau đó, bạn sẽ cần phải kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn ngừa tổn thương và mất thị lực. Nếu mắc bệnh viêm màng bồ đào, những bước kiểm tra mắt có thể diễn ra theo trình tự sau:

  • Khám mắt và tìm hiểu về lịch sử y tế của bạn
  • Kiểm tra thị lực bằng biểu đồ mắt
  • Xét nghiệm máu
  • Khám sâu phía trong mắt
  • Kiểm tra nhãn áp để xác định bạn có bị bệnh tăng nhãn áp
  • Thực hiện bài kiểm tra bằng đèn khe (kính hiển vi sinh học). Điều này giúp mang đến bác sĩ một cái nhìn 3D tại các bộ phận khác nhau của mắt để phát hiện các dấu hiệu viêm.

Biện pháp phòng ngừa viêm màng bồ đào

– Biện pháp đầu tiên bạn cần chú ý là giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh ăn các món gỏi để tránh nhiễm ấu trùng giun, sán (phòng bệnh viêm màng bồ đào do nhiễm ký sinh trùng).

– Rửa mặt bằng nguồn nước sạch, đeo kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với môi trường khói bụi.

– Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở mắt, nhanh chóng đến các cơ sở nhãn khoa để thăm khám.

– Nếu phát hiện bị viêm màng bồ đào, người bệnh cần kiên trì điều trị lâu dài bởi đây là bệnh dễ tái phát.

– Một vài loại thuốc có thể ngăn chặn viêm màng bồ đào trở lại (ví dụ methotrexate hoạt động cho một số người bị viêm màng bồ đào trước). Tuy nhiên cần phải có chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.

Thực tế cho thấy, việc phòng bệnh này sẽ khó khăn bởi không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra nó. Do đó, khám mắt định kỳ (6 tháng/ lần) và tìm hiểu lịch sử y tế cũng là cách giúp bác sĩ xác định dạng viêm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh không đến từ những bệnh mà bạn đã mắc phải trước đó.

Đặc biệt, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn cần bổ sung các thực phẩm chứa các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt như tinh chất Broccophane (có trong bông cải xanh), vitamin E, C… để tăng cường sức mạnh cho đôi mắt từ bên trong.

Tình trạng Viêm màng bồ đào được phát hiện và điều trị từ sớm thì tỉ lệ chữa khỏi càng cao và càng nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nên bạn cần phải gắn bó với bệnh viện hoặc các cơ sở nha khoa lâu dài.

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit