Bong võng mạc – Phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng trị

Ngày đăng bài: 02:09 27/09/2021

Võng mạc được ví như tấm phim trong máy ảnh, có tác dụng ghi lại những hình ảnh bên ngoài và truyền tín hiệu hình ảnh đến não bộ. Do đó, nó được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của mắt. Bệnh rách bong võng mạc không gây đau đớn, nên người bệnh thường chủ quan khiến bệnh khó được phát hiện và dễ bị bỏ qua. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh bong rách võng mạc cùng các dấu hiệu, nguyên nhân, phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa hiệu quả qua bài chia sẻ dưới đây của Wit.

 

1. Bong võng mạc là gì?

Bong võng mạc (Retinal detachment) là tình trạng khẩn cấp khi đó lớp màng nằm trong cùng và ở phía sau của mắt bị bong tách ra khỏi vị trí ban đầu. Lúc này, các tế bào của võng mạc sẽ bị thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu bong võng mạc không được can thiệp điều trị kịp thời trong vòng từ 24 đến 72 giờ có thể gây mất thị lực một phần hoặc mù vĩnh viễn (1).

2. Triệu chứng bong (rách) võng mạc

Hầu hết các tình trạng bong võng mạc không gây đau đớn. Triệu chứng duy nhất để nhận biết võng mạc bị rách là rối loạn về thị giác và suy giảm thị lực. Cụ thể:

  • Thấy ánh sáng nhấp nháy tại góc mắt.
  • hiện tượng ruồi bay (chấm đen) hoặc một màng đen che trước mắt xuất hiện đột ngột.
  • Nếu có mảng lớn võng mạc bị bong ra khỏi vị trí bình thường thì người bệnh có thể cảm thấy như có một mảng tối che trước mắt và lấn dần về phía trung tâm. Nếu trường hợp bong qua hoàng điểm người bệnh sẽ thấy mờ mắt nhanh chóng.
  • Trường hợp nếu bong võng mạc xảy ra đột ngột,  bệnh nhân có thể mất thị lực hoàn toàn ở một bên mắt. Ngoài ra, tình trạng mất thị lực nhanh chóng cũng có thể xảy ra nếu võng mạc bị rách làm cho máu chảy vào dịch kính.
  • Nếu bong võng mạc toàn bộ, người bệnh có thể chỉ còn phân biệt được sáng tối, thị lực hầu như mất hoàn toàn.
  • Nếu bong võng mạc tiến triển âm thầm cho đến khi phần lớn võng mạc bị bong ra, người bệnh sẽ thấy sự xuất hiện một bóng tối ở vài nơi trong tầm nhìn.
  • Một số trường hợp nặng hơn, tình trạng bong võng mạc sẽ làm nhòe, mờ thị lực trung tâm và làm mất hẳn tầm nhìn ở mắt.

Tìm hiểu thêm: Bong võng mạc có chữa được không? Điều trị ra sao?

bong võng mạc

Bong võng mạc nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây mù lòa vĩnh viễn

Phân loại bong võng mạc

Bong võng mạc thường được phân thành 2 loại bong võng mạc nguyên phát và bong võng mạc thứ phát:

Bong võng mạc nguyên phát

Ở trường hợp này võng mạc sẽ có một vết rách nhỏ, điều này làm cho dịch từ trong mắt bạn lọt qua khe hở và tách khỏi biểu mô sắc tố võng mạc. Do đó, còn được gọi là bong võng mạc vết có rách.

hình ảnh bong võng mạc

Bong võng mạc có vết rách là trường hợp khi võng mạc bị co kéo dẫn đến lỗ thủng, dịch từ trong mắt chảy qua lỗ thủng đến phía sau võng mạc làm cho võng mạc bong ra khỏi thành nhãn cầu.

Bong võng mạc thứ phát

Đây là tình trạng lắng đọng chất lỏng ở khoang dưới võng mạc nhưng không phải do các vết rách hay lỗ mà xảy ra sau một quá trình bệnh lý ở võng mạc, màng bồ đào hay dịch kính.

Nhóm bong võng mạc thứ phát được chia là 2 loại:

  • Bong võng mạc do co kéo: Tách võng mạc do co kéo xảy ra khi mô sẹo trên bề mặt võng mạc co lại và khiến võng mạc của bạn bị kéo ra khỏi biểu mô sắc tố. Đây là một loại bong võng mạc thường gặp ở người bị tiểu đường và quá trình tiến triển của bệnh âm thầm. Cụ thể, bệnh đái tháo đường được kiểm soát kém có thể dẫn đến các vấn đề với hệ thống mạch máu võng mạc và tổn thương mạch máu này. Sau đó có thể dẫn đến sự tích tụ mô sẹo trong mắt của bạn gây ra bong võng mạc.
  • Bong võng mạc xuất tiết: Trong trường hợp này, chất dịch rò rỉ vào vùng nằm dưới võng mạc, loại này thường do các bệnh về võng mạc gây ra như các rối loạn gây viêm, chấn thương mắt. Các bệnh này gây rối loạn hàng rào máu võng mạc hoặc hắc võng mạc khiến dịch kính có thể rò rỉ xuống lớp dưới võng mạc.

Tìm hiểu thêm: Viêm võng mạc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

3. Nguyên nhân gây bong võng mạc

Theo các chuyên gia Nhãn khoa, có nhiều nguyên nhân gây bong võng mạc như:

  • Bong võng mạc xảy ra khi trên võng mạc xuất hiện các vết rách. Lúc này, phần dịch kích ở bên trong mắt sẽ chảy vào lỗ rách và tràn xuống bên dưới võng mạc, tách dần võng mạc ra khỏi lớp mô nuôi dưỡng phía bên dưới. Nguyên nhân chính của sự tách rời võng mạc này là do lão hóa.
  • Vết rách võng mạc được hình thành từ các thoái hóa võng mạc, đặc biệt là thoái hóa võng mạc chu biên làm võng mạc dần bong tách ra khỏi vị trí bình thường. Những đối tượng có nguy cơ bị bong võng mạc như tiền sử bị chấn thương mắt, cận thị nặng, xuất huyết dịch kính võng mạc, bệnh võng mạc đái tháo đường hoặc biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể.
  • Do thoái hóa hoàng điểm liên quan đến tuổi tác, tổn thương mắt, khối u hoặc rối loạn viêm khiến chất dịch rò rỉ vào vùng mắt dưới võng mạc nhưng không hề có bất kỳ vết xước hay vết rách nào trên võng mạc.
  • Những người bị cận thị nặng có thể bị thoái hóa võng mạc chu biên dẫn đến bong (rách) võng mạc.
  • Một số chấn thương mắt có thể gây bong võng mạc do chấn động hoặc do hoại tử võng mạc chu biên.

Xem thêm: Bảng giá phẫu thuật bong võng mạc bao nhiêu tiền?

nguyên nhân bong võng mạc

Thoái hóa điểm vàng có thể dẫn đến bong (rách) võng mạc

4. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bong võng mạc

Các yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bong võng mạc:

  • Lão hóa, thường gặp ở những người trên 40 tuổi
  • Rách võng mạc trước đó ở một mắt
  • Tiền sử gia đình đã có người bị bệnh bong võng mạc
  • Cận thị nặng, những người cận thị trên -6.00D
  • Do các biến chứng sau phẫu thuật mắt như loại bỏ đục thủy tinh thể…
  • Bệnh mắt hoặc các rối loạn về mắt, bao gồm retinoschisis (bong võng mạc), viêm màng bồ đào hoặc khối u hắc mạc
  • Người mắc các bệnh về mắt hoặc rối loạn về mắt như tách võng mạc, cận thị bệnh lý hoặc thoái hóa võng mạc chu biên…
  • Sau chấn thương đụng dập hoặc vết thương xuyên nhãn cầu
  • Một số ít trường hợp trẻ em bị bong võng mạc do các tật bẩm sinh của dịch kính võng mạc hoặc do cận thị nặng bẩm sinh.

yếu tố làm tăng nguy cơ bong võng mạc

Những người trên 40 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh bong võng mạc

5. Chẩn đoán bệnh bong võng mạc

Sau khi đã khai thác các triệu chứng bong võng mạc do người bệnh cung cấp. Các bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành các chẩn đoán lâm sàng bằng cách:

– Soi đáy mắt: Được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, với phương pháp này bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ có thấu kính đặc biệt với độ phóng đại cao (đèn soi đáy mắt) để kiểm tra bên trong mắt, bao gồm cả võng mạc, nhờ đó bác sĩ sẽ quan sát chi tiết các lỗ thủng, vết rách hoặc tình trạng bong võng mạc.

– Siêu âm nhãn cầu: Phương pháp này giúp khảo sát được hình ảnh của võng mạc cũng như các cấu trúc nội nhãn khác, nhờ đó bác sĩ xác định chính xác liệu người bệnh có bị bong võng mạc hay không.

chẩn đoán bong võng mạc

Soi đáy mắt, siêu âm nhãn cầu là 2 kỹ thuật giúp bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán chính xác tình trạng bong võng mạc

Thường bác sĩ sẽ kiểm tra cả hai bên mắt cho dù người bệnh chỉ có triệu chứng ở một bên. Nếu không xác định được vết rách trong lần khám này bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tái khám trong khoảng vài tuần nhằm đảm bảo không có vết rách muộn trong mắt do tình trạng dịch kính trước đó.

6. Cách điều trị bong võng mạc

Bệnh bong võng mạc diễn tiến khá phức tạp. Nếu phát hiện sớm, khi võng mạc chỉ bị rách, chưa gây bong hoặc chỉ bong một phần nhỏ, phẫu thuật laser sẽ giúp hàn gắn vết thương, ngăn chặn hiện tượng võng mạc bị bong ra.

điều trị bong võng mạc

Tùy từng trường hợp bong võng mạc mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục khác nhau như:

  •  Phương pháp Cryopexy (Làm lạnh cường độ cao)

Sau khi gây tê cục bộ cho mắt, bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa đầu dò lạnh đến mặt ngoài của mắt và trực tiếp trên vết rách. Với cách đông lạnh này sẽ tạo thành sẹo giúp gắn võng mạc vào thành mắt.

  • Bơm khí vào mắt (Gas injection) kết hợp với phương pháp laser

Bác sĩ sẽ tiến hành bơm một bong bóng khí vào mắt. Bác sĩ có thể thực hiện bơm khí vào mắt kết hợp với điều trị bằng laser, bóng khí giúp đẩy võng mạc về lại thành mắt trong khi điều trị laser giúp võng mạc gắn chặt về vị trí cũ.

  •  Ấn độn củng mạc

Phương pháp này thường được sử dụng với những trường hợp cận thị nặng, rách võng mạc không ở quá phía sau hậu cực hoặc không có quá nhiều lỗ rách. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ khâu một miếng độn bằng silicon vào củng mạc (lòng trắng của mắt) trên vùng bị ảnh hưởng giúp đẩy võng mạc vào thành mắt, đồng thời giảm lực co kéo của dịch kính trên võng mạc.

Các bác sĩ Nhãn khoa đưa ra lời khuyên, sau phẫu thuật, võng mạc cần được chăm sóc kỹ lưỡng, nhất là không thể thiếu các dưỡng chất chuyên biệt, nhằm giúp thị lực nhanh chóng hồi phục, tránh tái lại bệnh.

7. Phương pháp phòng ngừa bệnh bong võng mạc

Nhìn chung, phát hiện và dùng phương pháp hỗ trợ cải thiện càng sớm sẽ càng tốt bởi khi võng mạc bị bong càng lâu thì khả năng phục hồi thị lực càng thấp. Người có một mắt đã bị bong võng mạc cũng cần kiểm tra ngay mắt còn lại để phát hiện sớm những tổn thương ở mắt kia.

– Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo về suy giảm thị lực, đặc biệt nếu đang ở độ tuổi trên 30 – độ tuổi mắt đang bắt đầu bị lão hóa, hoặc trong gia đình có thành viên đã từng gặp những bệnh lý, tổn thương ở võng mạc, bạn cần nên đến khám để được các chuyên gia chuyên khoa mắt chẩn đoán kịp thời.

– Đặc biệt, đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt khi phát hiện các triệu chứng như ruồi bay hoặc có chớp sáng hoặc có vùng tối trong tầm nhìn.

– Trong sinh hoạt hằng ngày cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh mắt đúng cách, với những người là đối tượng nguy cơ cao đối mặt với bong võng mạc như: Cận thị nặng, từng phẫu thuật đục thủy tinh thể, chấn thương mắt, tiền sử mắc viêm màng bồ đào, thoái hóa võng mạc…

– Nên mang kính bảo hộ khi chơi thể thao hoặc làm các công việc nặng có nguy cơ chấn thương mắt

– Kiểm soát lượng đường huyết trong máu, đồng thời tái khám định kỳ nếu bạn bị tiểu đường

– Người bị cận thị cần nên khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần

Người bị cận thị cần nên khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần để hạn chế nguy cơ bong võng mạc

– Nên bổ sung dinh dưỡng để mắt khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống giàu vitamin A, E, D… có trong các loại thực phẩm tốt cho mắt như cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, trứng, các loại hạt…

Đặc biệt, cần bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên có khả năng bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng võng mạc khỏe mạnh. Đồng thời, đảm bảo sự ổn định của cấu trúc và tỉ lệ các thành phần protein trong mắt.

Theo các chuyên gia Nhãn khoa, bệnh bong võng mạc có liên quan đến sự tổn thương của RPE (tế bào biểu mô sắc tố võng mạc). Một nghiên cứu được công bố của Viện Y tế Mỹ khẳng định, sự suy yếu tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE (nằm giữa mạch máu và tế bào thị giác) có nhiệm vụ nuôi dưỡng đồng thời là hàng rào bảo vệ các tế bào thị giác, ngăn chặn thành phần có hại từ mạch máu đi vào võng mạc chính là nguyên nhân dẫn đến sự thoái hóa võng mạc và dẫn đến bong (rách) võng mạc, gây suy giảm thị lực, mù lòa.

Tên

Kiểm soát được hoạt động của tế bào võng mạc – RPE giúp phòng ngừa hiệu quả nguy cơ mù lòa do bong (rách) võng mạc

Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm phát hiện ra tinh chất Broccophane (có trong Wit) có khả năng bảo vệ RPE hiệu quả nhờ tăng tổng hợp Thioredoxin – một protein phân tử nhỏ tập trung chủ yếu ở mắt giúp RPE hoạt động tốt hơn, đặc biệt giữ vững chức năng hàng rào, hạn chế tiết ra yếu tố kích thích tăng sinh tân mạch, nhờ đó ngăn ngừa tình trạng tổn thương võng mạc. Đồng thời, cải thiện thị lực, giúp mắt sáng tinh anh, khỏe mạnh, hạn chế các triệu chứng khó chịu ở mắt, bảo vệ đôi mắt của bạn tốt hơn và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm ở mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm và trong đó có bong (rách) võng mạc.

8. Các câu hỏi liên quan đến bệnh bong võng mạc

1. Bệnh bong võng mạc có lây không?

Với thắc mắc này, bạn có thể an tâm vì bệnh bong võng mạc hoàn toàn không lây từ người này sang người khác. Vì nguyên nhân chủ yếu của bệnh do lão hóa hoặc hoặc một số bệnh lý, chấn thương ở mắt.

2.Tỷ lệ thành công của phẫu thuật bệnh bong võng mạc

Thông thường, tỷ lệ thành công của phẫu thuật gắn lại võng mạc lần đầu tiên là khoảng 80%. Tuy nhiên, người bệnh có thể cần hai hoặc nhiều phẫu thuật để hoàn thành việc điều trị. Một số bệnh nhân sau phẫu thuật, thị lực có thể giảm so với lúc ban đầu. Một số trường hợp có thể cần đeo kính sau khi mắt đã lành để cải thiện thị lực đến mức tốt nhất.

3.Thị lực có thể trở lại bình thường?

Điều này phụ thuộc nhiều vào mức độ và thời gian bong võng mạc. Nếu bong võng mạc được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì thị lực người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn. Thời gian bong võng mạc trước phẫu thuật càng lâu thì khả năng cải thiện thị giác sau phẫu thuật càng thấp.

Thông thường, sau phẫu thuật, có thể mất khoảng vài tháng để cải thiện thị lực. Thị lực ngoại biên có thể trở lại bình thường sau phẫu thuật khắc phục bong võng mạc thành công. Thị lực hầu như có khả năng phục hồi hoàn toàn nếu phần trung tâm của võng mạc (hoàng điểm) không bị ảnh hưởng và kết quả sẽ xấu hơn nếu hoàng điểm đã bị bong ra.

4. Sau phẫu thuật bệnh bong võng mạc có tái phát không?

Sau khi phẫu thuật bong võng mạc thành công, bệnh vẫn có thể tái phát vì lúc này võng mạc đã bị suy yếu nên có thể rách ở một điểm khác và gây ra vết bong mới, do đó, người bệnh cần phải được theo dõi thường xuyên và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, với những lỗ rách nhỏ chưa gây bong có thể điều trị phòng ngừa bằng cách áp lạnh hay đốt laser nhằm dán lại lỗ rách và phòng tránh việc gây bong võng mạc.

Đánh giá bài viết
09:19 09/04/2024
mua_wit