Suy giảm thị lực: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngày đăng bài: 11-08-2020

Với tình trạng suy giảm thị lực, việc chăm sóc, phòng ngừa được đánh giá cao hơn chữa trị vì khả năng phục hồi sau chữa trị thường rất thấp trong khi việc phòng ngừa và chăm sóc ở giai đoạn nhẹ vô cùng đơn giản. Cùng chúng tôi xem qua nguyên nhân, cũng như cách phòng ngừa biến chứng nguy hiểm này để chúng không cướp đi ánh sáng của cuộc đời bạn.

Suy giảm thị lực là gì ?

Suy giảm thị lực là tình trạng khả năng nhìn bị suy giảm ở một mức độ nào đó. Triệu chứng điển hình như mắt mờ, không nhìn rõ hoặc không thể nhìn tập trung. Đây thường là hệ quả của một tổn thương, một bệnh lý nào đó ở mắt trong thời gian dài. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp suy giảm thị lực là biến chứng của bệnh lý như tiểu đường, tai biến mạch máu não.

suy giảm thị lực là gì

Nguyên nhân khiến mắt giảm thị lực

Theo ước tính năm 2018 của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến hàng tỉ người mắc các bệnh liên quan đến thị lực trên toàn cầu. Điều quan trọng là cần biết rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh đáng sợ này.

Do tật khúc xạ

Hầu hết những người mắc tật khúc xạ đều chỉ quan tâm đến sự bất tiện trong sinh họat, vấn đề thẩm mỹ khi mang kính… mà ít ai biết rằng mắc tật khúc xạ nặng lâu ngày còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ở mắt cao hơn các đối tượng khác.

Cận thị nếu tiến triển nặng (trên -10 Đi ốp) có thể gây nhược thị (mắt yếu, nhìn kém), bong võng mạc dịch kính, lác ngoài hoặc lác luân phiên, Glocom góc mở, tăng nhãn áp, rách hoặc bong võng mạc… Từ đó, khiến mắt giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Người viễn thị nặng (trên +5 đi ốp) ngoài nhức mắt, mỏi mắt thường xuyên sẽ kèm theo giảm cả thị lực nhìn xa và thị lực nhìn gần. Riêng những trường hợp loạn thị trên 2.00D (một mắt) hoặc lệch độ loạn thị trên 1.50D (ở cả hai mắt) có nguy cơ nhược thị rất cao.

nguyên nhân gây suy giảm thị lực

Khi mắc các tật khúc xạ, điều quan trọng là hạn chế tăng độ để phòng ngừa mắt bị giảm thị lực

Do bệnh lý của mắt

Khi mắc các bệnh lý về mắt sau đây, người bệnh cần điều trị tích cực để phòng ngừa nguy cơ suy giảm thị lực:

Đục thủy tinh thể (hay cườm khô)

Đục thủy tinh thể thường xảy ra ở người cao tuổi từ 65 tuổi là từ 50 – 70% và được mô tả là nhìn mờ, màu sắc mờ dần, nhìn 1 hóa 2. Sự hình thành của đục thủy tinh thể là từ từ và nếu không được điều trị có thể gây giảm thị lực và mất thị lực hoàn toàn.

Đây là nguyên nhân gây mù phổ biến nhất trên thế giới, chiếm 51%. Ngoài tuổi cao, bệnh tiểu đường, tiền sử gia đình, hút thuốc, tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng cực tím và viêm mắt nặng cũng là nguyên nhân gây suy giảm thị lực

Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng(thoái hóa hoàng điểm) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người từ 60 tuổi trở lên. Các triệu chứng bao gồm thị lực giảm, tầm nhìn trung tâm mờ và giảm phân biệt màu sắc.

Không phải ai cũng có các triệu chứng thoái hóa điểm vàng giống nhau. Một số người trải qua các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn và giảm thị lực chậm hơn so với những người khác. Tuy có thể duy trì gần với thị lực bình thường trong nhiều năm dù bị thoái hóa điểm vàng, căn bệnh về mắt này được coi là tiến triển và thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Hầu hết các triệu chứng không gây ra bất kỳ đau đớn nào. Bởi vì nguy cơ mắc các vấn đề về mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng theo tuổi, tăng lên sau tuổi 40, điều quan trọng là phải khám mắt toàn diện mỗi năm. Bên cạnh đó, cần lưu ý là bạn nên được kiểm tra toàn diện với đồng tử giãn, chứ không phải chỉ sàng lọc bằng đo thị lực đơn giản thông thường.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ, do virus thuộc nhóm Adenos gây bệnh. Bệnh rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng:

  • Trước khi bệnh: sốt nhẹ, đau họng, nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai.
  • Phát bệnh trong 5-7 ngày: đỏ mắt, chảy nước mắt, cảm giác cộm xốn, ra gỉ nhiều. Giai đoạn này bệnh không gây giảm thị lực, chỉ nhanh chóng lan sang bên mắt còn lại.
  • Giai đoạn giảm dần: các triệu chứng trên dần biến mất, mắt trắng dần ra.

Tuy không gây nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài quá 7-10 ngày, viêm kết mạc có thể gây các biến chứng như: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu…có thể dẫn đến sẹo giác mạc hoặc nguy hiểm hơn có thể gây suy giảm thị lực, mù lòa. 

suy giảm thị lực

Đau mắt đỏ nếu kéo dài quá 7-10 có thể tăng nguy cơ xảy ra biến chứng suy giảm thị lực

Biến chứng của một số bệnh gây suy giảm thị lực

Ngoài các bệnh lý tại mắt, suy giảm thị lực có thể là biến chứng của các chứng bệnh nguy hiểm như:

Bệnh tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng có khả năng dẫn đến mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường, do lượng máu cung cấp cho võng mạc thấp xuống, khiến võng mạc yếu đi. 

Bệnh nhân bị bệnh võng mạc tiểu đường có thể gặp các triệu chứng như mờ mắt, nhìn thấy đốm, tầm nhìn dao động hoặc mất thị lực hoàn toàn nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. 

Tai biến mạch máu não

Trong một số trường hợp việc tắc nghẽn hoặc xuất huyết mạch máu ở não có thể gây tắc nghẽn hoặc  chèn ép thần kinh thị giác. Người bị tai biến nhìn mờ, suy giảm thị lực, nếu không được phát hiện kịp thời khả năng phục hồi là rất thấp.

Bệnh bạch tạng

Bạch tạng là tình trạng rối loạn một nhóm các gen hiếm, làm cho da, tóc hoặc mắt có rất ít hoặc không có màu. Có rất nhiều loại bạch tạng, có loại làm tổn thương đến da, mắt, loại làm tổn thương đến phổi, ruột, loại thì hệ miễn dịch, thần kinh… 

Trẻ sinh non

20 – 30% trẻ sinh non mắc bệnh lý võng mạc, mắt bị giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh võng mạc trẻ sinh non là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ sinh non, nhẹ cân (dưới 2.000g).

Trong quá trình phát triển của thai nhi, mạch máu ở võng mạc xuất phát từ phần trung tâm phía sau võng mạc, rồi phát triển dần về phía trước và kết thúc vào lúc thai nhi được đủ tháng. Ở trẻ sinh non, quá trình này chưa hoàn thành.

Sau khi trẻ được sinh ra, nếu các mạch máu tiếp tục phát triển bình thường thì trẻ sẽ không mắc bệnh, nếu các mạch máu phát triển một cách bất thường thì trẻ sẽ mắc bệnh.

trẻ sinh non

Trẻ sinh non cũng có nguy cơ suy giảm thị lực

Những triệu mắt bị giảm thị lực

Khi gặp các vấn đề bệnh lý kể trên, cần dự bị và phòng ngừa trước biến chứng suy giảm thị lực. Người bệnh cần cẩn thận với các triệu chứng:

  • Giảm thị lực đột ngột
  • Mắt bị mờ một bên
  • Mắt nhìn chữ bị nhòe
  • Mắt mờ như có màng che

Khi gặp các triệu chứng giảm thị lực cần báo với bác sĩ điều trị bệnh của bạn để họ nắm tình hình và đưa ra những điều trị hoặc hướng dẫn điều trị phù hợp. Với trường hợp mắc các tật khúc xạ về mắt thì cần chăm sóc mắt bằng các dưỡng chất tăng Thiodredoxin bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực ở mắt yếu

Một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ suy giảm thị lực ở mắt như:

  • Mắc tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị và loạn thị
  • Người lớn tuổi
  • Người đang mắc các bệnh liên quan đến mắt
  • Bệnh nhân tiểu đường, tai biến mạch máu não.
  • Trẻ sinh non thiếu tháng
  • Người bị chấn thương mắt do tai nạn, va đập

Suy giảm thị lực ảnh hưởng như thế nào?

Suy giảm thị lực có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, chất lượng sống, khả năng làm việc của người trưởng thành, khả năng phát triển của trẻ nhỏ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Trẻ nhỏ bị suy giảm thị lực nặng ở giai đoạn đầu có thể bị chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ, cảm xúc, giao tiếp, hòa nhập. Trẻ em trong độ tuổi đi học bị suy giảm thị lực ảnh hưởng lớn đến thành tích học tập và nhận thức.

Suy giảm thị lực cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của những người trưởng thành. Người lớn bị suy giảm thị lực thường có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ít hơn và năng suất thấp hơn. Trong trường hợp người lớn tuổi có kèm suy giảm thị lực  thì việc đi lại khó khăn, nguy cơ té ngã và gãy xương cao hơn và phải nhờ đến sự chăm sóc của con cái nhiều hơn.

Chuyên gia Cung Hồng Sơn phát biểu trong Lễ Hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới năm 2019 đã nhấn mạnh: Trên thế giới hiện có khoảng 314 triệu người mù và thị lực thấp, trong đó khoảng 45 triệu người mù, những người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 80%. Cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù, và cứ 1 phút thế giới có thêm 1 trẻ bị mù. 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn (Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này). 80% các nguyên nhân gây mù có thể điều trị hoặc phòng tránh được.

Tại Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém. 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Trên 80% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được.

Vậy đâu là cách điều trị, kiểm soát và phòng ngừa suy giảm thị lực hiệu quả? Mời mọi người theo dõi tiếp bài viết.

Cách điều trị suy giảm thị lực

Suy giảm thị lực sẽ có một số biện pháp cải thiện và điều trị sau đây:

  • Nếu bị tật khúc xạ, bác sĩ sẽ có chỉ định đeo kính để điều chỉnh tật khúc xạ. Từ 18 tuổi trở lên, nếu có độ khúc xạ ổn định thì có thể phẫu thuật mắt bằng các phương pháp hiện đại như lasik, laser.
  • Nếu bị đục thủy tinh thể thì sẽ được cấy ghép thấu kính nhân tạo
  • Nếu bị tăng nhãn áp sẽ được chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật để kiểm soát bệnh
  • Trường hợp bệnh võng mạc cũng có thể khắc phục bằng các phương pháp phẫu thuật võng mạc:

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các thiết bị trực quan để cải thiện tình trạng suy giảm thị lực:

  • Kính thiên văn sinh học
  • Kính lúp
  • Kính lúp màn hình
  • CCTV

Lưu ý, người bệnh cần chú ý thời gian làm việc và nghỉ ngơi của mắt, đừng bắt mắt làm việc trong thời gian dài với cường độ cao sẽ khiến thị lực càng ngày càng giảm sút.

Phòng ngừa suy giảm thị lực cho mắt yếu hiệu quả

Nhức mắt, mỏi mắt, thường xuyên cảm thấy khô mắt là triệu chứng báo hiệu mắt yếu do phải hoạt động quá nhiều. Phòng ngừa sớm các yếu tố nguy cơ, cũng như xây dựng thói quen lành mạnh cho mắt sẽ giúp bạn điều trị và phòng ngừa giảm thị lực hiệu quả, hạn chế được nhiều bệnh lý mắt nguy hiểm.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây suy giảm thị lực, trong đó 3 yếu tố nguy cơ hàng đầu là: tuổi tác, môi trường và ánh sáng nguy hại từ màn hình các thiết bị điện tử. Cùng tham khảo các phương pháp điều trị giảm thị lực hiệu quả cho mắt dưới đây:

Sử dụng các thiết bị điện tử hợp lý

Theo GS. TS. Đỗ Như Hơn, một tác nhân gây tổn hại mắt “giấu mặt” nhưng lại vô cùng nguy hiểm vì hiện diện khắp nơi là ánh sáng nguy hại phát ra từ màn hình các thiết bị máy tính, điện thoại, tivi, bóng đèn (ánh sáng xanh).

phòng ngừa suy giảm thị lực

Ánh sáng nguy hại từ màn hình máy tính (ánh sáng xanh) gây suy giảm thị lực.

Ánh sáng nguy hại từ màn hình các thiết bị điện tử có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao nên có thể tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE).

Điều này vô cùng nguy hiểm vì RPE là tế bào duy nhất trong mắt có khả năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời là nơi hấp thụ, đào thải các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc.

Vì thế, khi sử dụng máy tính nên áp dụng quy tắc 20-20-20, thường xuyên chớp mắt, giảm độ sáng màn hình để mắt không bị căng thẳng và mệt mỏi do phải điều tiết quá nhiều.

Bên cạnh đó, cần có biện pháp bảo vệ thị lực, nhất là bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE từ bên trong bằng tinh chất chuyên biệt.

Hạn chế tia UV, sớm phòng ngừa đục thủy tinh thể

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là tác nhân tấn công trực tiếp làm biến đổi cấu trúc, tỷ lệ các thành phần các protein của thủy tinh thể, gây đục thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể là hiện tượng tỉ lệ và cấu trúc phân tử của các protein có trong thủy tinh thể bị biến đổi, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, ngăn cản ánh sáng đến võng mạc và gây giảm thị lực.

broccophane

Tinh chất Brocophane thiên nhiên giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin.

Để phòng ngừa đục thủy tinh thể, nên hạn chế tiếp xúc tia cực tím. Khi ra ngoài những lúc trời nắng cần đeo kính mát để bảo vệ mắt. Thủy tinh thể và võng mạc là hai thành phần quan trọng cấu thành nên mắt.

Bổ sung dưỡng chất Broccophane thiên nhiên, được tinh chiết từ một loại bông cải xanh (Broccoli) rất giàu Sulforaphane có tác dụng giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin – loại protein tự nhiên đặc biệt cho mắt, giúp hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể và các bệnh lý võng mạc hiệu quả.

Mỗi ngày massage mắt một lần

Từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ, đôi mắt phải làm việc liên tục. Hãy thư giãn cho đôi mắt bằng các bài massage đơn giản.Các chuyên gia chia sẻ cách massage mắt giúp mắt giảm khô và nhức tạm thời như sau:

  • Bước 1: Dùng 2 lòng bàn tay xoa đều và nhẹ nhàng vùng da xung quanh nhãn cầu trong 3 phút.
  • Bước 2: Dùng 2 ngón tay ấn nhẹ nhàng vào 2 hốc mắt.

Với cách massage mắt đơn giản này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, giúp mắt được thư giãn, bớt căng thẳng mệt mỏi.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Các yếu tố dinh dưỡng tốt cho mắt bao gồm vitamin A, Lutein và Zeaxanthin (rau lá xanh, nho đỏ, trứng, ngô), axit béo omega-3 (bơ, cá hồi…), vitamin C (ớt chuông, cam, quýt, cải xoăn…), vitamin E (hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu hạt lanh)… Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung Broccophane nên chú ý đa dạng các thành phần này trong bữa ăn hằng ngày.

chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh đó, để mắt sáng khỏe cũng cần phải cân bằng giữa dinh dưỡng và nghỉ ngơi. Nên nhắm mắt hoặc nhìn ra xa 2 phút sau khi làm việc 1 tiếng để mắt thư giãn và hồi phục phần nào thị lực Làm việc quá sức khiến mắt nhanh kiệt sức, lão hóa sớm.

Khám mắt thường xuyên

Người lớn từ 18 tuổi trở lên nên kiểm tra mắt 1-2 năm/lần để theo dõi tình trạng thị lực của mắt. Những người sau 40 thì nên khám mắt 1-2 lần năm.

Những câu hỏi liên quan đến chứng suy giảm thị lực

Khóc nhiều có làm giảm thị lực không?

Theo các chuyên gia nhãn khoa, khóc là một phản ứng của cảm xúc, không làm suy giảm thị lực mà còn tốt cho mắt. Nước mắt giúp bôi trơn, rửa sạch bụi bẩn và giúp mắt được nhìn rõ hơn, cải thiện tình trạng khô mắt (nếu có). Tuy nhiên, khóc quá nhiều có thể làm màng nước mắt bị vỡ nếu quá trình sản xuất tự nhiên của nước mắt hoặc chất bôi trơn của mắt bị gián đoạn. Điều này dẫn đến các triệu chứng điển hình của khô mắt như ngứa, đỏ hoặc rát tạm thời chứ không ảnh hưởng đến thị lực nên bạn đừng quá lo lắng về điều này.

Mắt bị giảm thị lực nên uống thuốc gì?

Việc uống thuốc gì khi bị suy giảm thị lực  cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc phải theo toa. Việc tự ý dùng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều có thể gây ra tác dụng ngược, bệnh có thể nặng thêm. Trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể gây ngộ độc hoặc biến chứng sang các bệnh khác nặng hơn, dùng quá ít thì không khỏi bệnh, khó chữa trị hơn.

Khi có triệu chứng bệnh mà không thấy có dấu hiệu thuyên giảm thì cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị. Phòng ngừa việc sử dụng thuốc sai có thể gây tai biến cho mắt như mắt bị nấm, nhiễm virus, tăng nhãn áp, thậm chí có thể gây mù lòa.

Nếu một ngày bạn nhận thấy mắt bị suy giảm thị lực, khả năng nhìn mọi vật xung quanh không còn rõ nữa thì hãy đến thăm khám tại các chuyên khoa nhãn khoa để chẩn đoán và điều trị trước khi thị lực mất đi hoàn toàn. Mắt là cửa sổ tâm hồn, do đó, cần chăm sóc kỹ bằng cách lựa chọn các chuyên khoa uy tín, với đầy đủ các trang thiết bị chẩn đoán, điều trị hiện đại.

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit