Top 10 cách hỗ trợ chảy nước mắt sống đơn giản

Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt chảy ra không kiểm soát do nhiều nguyên nhân, có thể kèm theo các triệu chứng như mắt mờ, nhiều ghèn, sưng đỏ. Điều này ảnh hưởng đến tầm nhìn, sinh hoạt của người bệnh cần được khắc phục sớm. Sau đây là 10 cách điều trị chảy nước mắt sống dễ thực hiện ngay tại nhà.
Hiểu đúng về hiện tượng chảy nước mắt sống
Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt tiết ra không kiểm soát được, nước mắt chảy ra liên tục và quá nhiều mà không thể thoát xuống mũi, miệng được. Khi nước mắt không thoát được sẽ trào ra từ góc mắt gọi là chảy nước mắt sống.
Chảy nước mắt sống do nhiều nguyên nhân, tùy vào nguyên nhân và triệu chứng đi kèm mà bệnh có thể tự khỏi hoặc điều trị dễ dàng tại nhà. Nếu tình trạng này kéo dài, nước mắt sẽ ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn lệ đạo, kèm mủ ứ đọng ở góc mắt.
Chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt tiết ra không kiểm soát được
Nguyên nhân tình trạng chảy nước mắt sống
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy nước mắt sống, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
1. Khô mắt:
Mắt bị khô sẽ bị kích thích, khó chịu và kích hoạt tuyến lệ sản xuất nhiều nước mắt hơn mức bình thường. Tuy nhiên, nước mắt tiết ra quá nhiều sẽ làm quá tải ống dẫn nước mắt tự nhiên là nguyên nhân nước mắt chảy ra ngoài. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, do việc sản xuất nước mắt giảm dần theo tuổi.(2)
2. Do bị tắc lệ đạo:
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chảy nước mắt sống. Nước mắt có tác dụng bôi trơn và làm sạch bề mặt nhãn cầu, và sau đó dồn vào hốc trong của mắt rồi dẫn vào lệ đạo, và xuống mũi. Tuy nhiên, lệ đạo bị tắc sẽ không thể dẫn nước mắt đến khe mũi dưới (gồm lỗ lệ, lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi), sẽ gây ra tình trạng nước mắt trào ra ngoài.
Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh (nhất là trẻ thiếu tháng), do quá trình hình thành lệ đạo của trẻ trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu của ống lệ mũi còn màng gây tắc.
Trẻ thường tự khỏi khi lớn lên. Ngoài ra, tắc lệ đạo còn gặp phải do chấn thương vùng mắt, xoang, viêm nhiễm mãn tính (đau mắt hột, viêm kết mạc…). Khi mắt bị viêm sẽ làm chít hẹp lệ đạo gây tắc không hoàn toàn. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp tắc lệ đạo không rõ nguyên nhân.
3. Nhiễm trùng mắt:
Chảy nước mắt là một trong số những phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng mắt. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp giữ ẩm cho mắt, đồng thời việc tiết nhiều nước mắt giúp rửa sạch các vi khuẩn và dịch nhầy.
Hai nhiễm trùng mắt thường gặp là viêm kết mạc và viêm bờ mi là hai loại nhiễm trùng thường gặp nhất. Nguyên nhân chủ yếu là nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm. Triệu chứng của bệnh là chảy nước mắt, đỏ mắt, mắt nhìn mờ, cảm giác có sạn trong mắt, rỉ ghèn nhiều vào ban đêm.(2)
4. Dị ứng:
Mắt gặp các tác nhân dị ứng từ bên ngoài (phấn hoa, cỏ dại, lông động vật, nấm mốc…) sẽ có phản ứng khiến mắt bị đỏ và kích thích, dẫn đến chảy nước mắt, ngứa mắt và nóng rát. Trường hợp này có thể dùng thuốc nhỏ mắt kháng histamin.
5. Hội chứng thị giác màn hình:
Hội chứng thị giác màn hình xuất phát từ nguyên nhân mắt bị tác động bởi ánh sáng nguy hại phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi…
Đây là một bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống ở thế kỷ 21. Hội chứng thị giác màn hình bao gồm nhiều triệu chứng của mắt như: nhìn mờ, căng mắt, khô mắt, chảy nước mắt sống… và các triệu chứng khác như đau đầu, đau cổ, mệt mỏi, khó tập trung.
Ngoài ra, chảy nước mắt còn do một số nguyên nhân khác như: Sử dụng kính áp tròng không vệ sinh đúng cách, kính đã cũ, bẩn; bị liệt nhánh thần kinh số VII sẽ chảy nước mắt và hở mi; do mi mắt, da mi thừa nhiều, gây sẹo mi, mỡ quanh hốc mắt làm cho điểm lệ không nằm trong hồ lệ (chỗ đựng nước đọng trong mắt) nên không hút được nước mắt; Hoặc có thể giảm trương lực của túi lệ (thường gặp ở người lớn tuổi), khả năng co bóp tạo lực hút nước mắt giảm đi.
10 cách điều trị, phòng ngừa chảy nước mắt sống đơn giản và hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân chảy nước mắt sống mà có cách điều trị phù hợp. Sau đây là một số cách điều trị và phòng ngừa tốt nhất:
1. Điều trị tắc lệ đạo:
Dựa vào các triệu chứng của bệnh nói trên, khi phát hiện các triệu chứng tắc lệ đạo, người bệnh nên khám ở chuyên khoa mắt để chẩn đoán và điều trị hợp lý. Việc điều trị cần dựa vào các triệu chứng bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp.
Với các trường hợp bị tắc lệ đạo bẩm sinh, phương pháp điều trị có thể là day ấn vùng góc trong của mắt, nơi có túi lệ, kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt và kháng sinh uống. Nếu trẻ 2-3 tháng tuổi không hết chảy nước mắt sống, bác sĩ sẽ bơm rửa và thông lệ đạo, giúp nước mắt thông xuống mũi.
Thông thường với những trường hợp bị tắc lệ đạo nếu chỉ dùng phương pháp bơm thông lệ đạo sẽ không đạt kết quả mà cần phải phẫu thuật để tạo nên đường dẫn nước mắt mới, từ mắt xuống mũi cho bệnh nhân giúp điều trị dứt điểm triệu chứng chảy nước mắt, và tình trạng viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ.
Tuy nhiên, cũng có những đối tượng không thể phẫu thuật được đường thông nước mắt thì sẽ phải mổ cắt túi lệ, loại bỏ các ổ viêm tại mắt cũng như tránh các biến chứng gây áp xe túi lệ khiến bệnh nhân sẽ bị chảy nước mắt suốt đời.
2. Nhiễm trùng mắt, khô mắt:
Nếu gặp tình trạng này thì triệu chứng thường đi kèm là chảy nước mắt sống, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và có thể kết hợp với nước mắt nhân tạo.
Trường hợp mắt nhiễm trùng, khô mắt sẽ dùng thuốc kết hợp với việc nhỏ nước mắt nhân tạo
3. Hở mi hoặc dị tật ở mi:
Dựa vào mức độ hở mi, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu hở mi nhẹ, người bệnh sẽ dùng thuốc tra mắt dạng gel. Với hở mi nặng và có nguy cơ loét giác mạc cao sẽ phải phẫu thuật khâu cò mi.
4. Giảm trương lực túi lệ:
Trường hợp chảy nước mắt sống do trương lực túi lệ, người bệnh có thể áp dụng biện pháp day nắn túi lệ. Cách thực hiện phương pháp này là đặt ngón út nhẹ nhàng day dọc theo ống lệ ở mũi, sau đó miết sống mũi nhẹ nhàng để làm thông ống lệ. Lặp lại động tác này 10-15 lần, thực hiện 3-4 mỗi ngày.
5. Chế độ ăn uống tốt cho mắt:
Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân đối các nhóm dưỡng chất thiết yếu, đồng thời chú ý nhóm dinh dưỡng tốt cho mắt như: vitamin A, B, C, E, kẽm, acid béo Omega-3… có dồi dào trong những thực phẩm: rau bina, cải kale, bông cải xanh, khoai lang, ớt chuông, bắp, cà rốt, đu đủ, cam quýt, các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều, hạt bí…).
6. Vệ sinh mắt và bảo vệ đúng cách:
Nên vệ sinh mắt thường xuyên, sạch sẽ mỗi ngày, rửa sạch mắt với nước, sau đó dùng khăn ướt lau nhẹ để lấy bụi bẩn ra ngoài. Trường hợp mắt khô, mệt mỏi có thể dùng khăn ngâm nước ấm rồi áp vào mí. Tuyệt đối không nên chà xát quá mạnh. Nên đeo kính râm khi đi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV.
7. Thường xuyên tập luyện, vận động ngoài trời:
Nên duy trì chế độ tập luyện ngoài trời 30 phút mỗi ngày, 5 lần/tuần giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và độ tinh nhanh của mắt. Thực hiện các động tác massage mắt nhẹ nhàng mỗi ngày giúp mắt sáng khỏe hơn.
8. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, cho mắt nghỉ ngơi:
Các thiết bị điện tử (tivi, máy tính, IPad…) phát ra ánh sáng xanh nguy hại. Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn (380-495 mn) có khả năng tấn công và làm chết các tế bào sắc tố võng mạc.
Việc mắt tiếp xúc với nguồn ánh sáng này thường xuyên sẽ gây ra hội chứng thị giác màn hình. Do vậy, cần hạn chế tối đa các thiết bị này, với những người làm việc thường xuyên với máy tính cần áp dụng quy tắc “20-20-20”, cứ 20 phút làm việc thì cho mắt nghỉ ngơi nhìn xa 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây.
9. Thăm khám bác sĩ định kì, hiểu rõ tình trạng mắt:
Nên thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần. Nếu có gì bất thường cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
10. Chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt dành cho mắt
Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa như dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt, để chăm sóc mắt sáng khỏe cần chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt dành riêng cho mắt, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ mắt từ bên trong.
Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các chuyên khoa trên thế giới đã cho ra đời sản phẩm Wit, với thành phần từ tinh chất Broccophane thiên nhiên (được chiết xuất từ một bông cải xanh rất giàu Sulforaphane).
Tinh chất này giúp cơ thể sản sinh Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỷ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ tế bào võng mạc (RPE) trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.
Sản phẩm Wit chính là xu hướng hiện đại giúp bảo vệ và chăm sóc mắt toàn diện được các chuyên gia khuyên dùng. Với cơ chế tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào võng mạc, hỗ trợ ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh nguy hiểm và cải thiện các triệu chứng khó chịu của hội chứng thị giác màn hình, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau mỏi mắt và chứng chảy nước mắt sống do tác động của ánh sáng xanh.
Sản phẩm Wit với thành phần từ tinh chất Broccophane giúp hỗ trợ cơ thể gia tăng Thioredoxin từ thiên nhiên là xu hướng hiện đại giúp bảo vệ và chăm sóc mắt toàn diện từ trong ra ngoài
Một số lưu ý khi điều trị chảy nước mắt sống
Khi bị chảy nước mắt sống cần chú ý một số điểm sau đây:
- Chú ý chớp mắt thường xuyên
- Khi sử dụng máy tính hợp lý, dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi để tránh mỏi mắt.
- Tăng độ ẩm ở phòng ngủ hoặc phòng làm việc nếu mắt bạn bị khô và bị kích ứng.
- Đeo kính mát khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, tia UV gây kích ứng mắt.
- Khi đeo kính áp tròng cần vệ sinh mắt cẩn thận. Trường hợp thấy nước mắt sống chảy cần ngưng đeo kính áp tròng một thời gian.
- Uống nhiều nước (2-2,5 lít/ngày) để tránh mắt bị khô, giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho mắt.
Khi thấy mắt có triệu chứng chảy nước mắt không kiểm soát mọi người cần tìm hiểu nguyên nhân, thăm khám và biết được cách điều trị chảy nước mắt sống càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, cần loại trừ các nguyên nhân từ bên ngoài để phòng ngừa và đặc biệt cần chủ động sử dụng các dưỡng chất chuyên biệt từ thiên nhiên giúp nuôi dưỡng cho mắt khỏe mạnh từ bên trong, từ đó hạn chế suy giảm thị lực và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về mắt.