4 Chấn thương mắt thường gặp và cách sơ cứu tại nhà

Chấn thương mắt là tình trạng thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Tùy theo nguyên nhân, các loại chấn thương có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng. Khi phát hiện bất thường ở mắt, cần xử trí đúng cách và kịp thời để phòng ngừa nguy cơ mù lòa.
Chấn thương mắt là gì?
Chấn thương mắt là một tai nạn mà ai cũng có thể gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là nguyên nhân thứ 4 gây ra mù lòa ở mắt đứng sau bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm và glocom (1).
Chấn thương mắt có thể gây mù loà và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ ở mắt.
Nguyên nhân gây chấn thương mắt
Nguyên nhân gây chấn thương mắt rất đa dạng, thường gặp là do có dị vật trong mắt, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, chơi thể thao, chấn thương do hỏa khí (2).
Dị vật trong mắt
Dị vật rơi vào mắt thường gây ra cảm giác ngứa, đau và cộm mắt. Đôi khi dị vật còn làm trầy xước, tổn thương giác mạc và kết mạc. Các dị vật thường được tìm thấy trong mắt là mảnh kim loại, hạt bụi, lưỡi câu…
Nếu không lấy dị vật ra sớm, chúng có thể hình thành một vòng gỉ, tạo ra sẹo trong mắt dẫn đến chấn thương vùng mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Do đó, ngay khi phát hiện mắt có dị vật bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ nhãn khoa gắp dị vật ra khỏi mắt và vệ sinh mắt đúng cách.
Dụi mắt khi có dị vật trong mắt càng khiến mắt tổn thương nghiêm trọng hơn
Bỏng mắt do hóa chất
Vô tình bị hóa chất dính vào mắt có thể khiến mắt gặp phải tình trạng đỏ, bỏng, đau rát… thậm chí là chảy nước mắt rất khó chịu. Cảm giác ngứa và đau không ngừng khiến bạn dùng tay để dụi mắt, động tác này tạo điều kiện cho hóa chất thấm sâu vào mắt hơn.
Hóa chất làm bỏng mắt thường được phân loại thành 2 nhóm:
- Bỏng do axit: axit vô cơ (acid sulfuric, acid clohydric) hoặc axit hữu cơ.
- Bỏng do bazơ thường được ghi nhận tại các cơ sở cấp cứu là bỏng vôi, bỏng kiềm.
Tùy thuộc vào loại hóa chất, khi tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể kích ứng nhẹ đến nặng, gây đỏ mắt, tổn thương mắt nghiêm trọng, thậm chí mù lòa.
Mắt bị va đập
Chấn thương mắt do va đập thường khiến mắt bị sưng, bầm đen, phù mí mắt. Bởi các vật va đập vào mắt gây chấn thương thường có vận tốc lớn, làm dập và xuất huyết các mô xung quanh mắt. Đặc biệt, một số sự cố va đập có thể làm dập nhãn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của mắt.
Xung quanh mắt bị va đập thường xuất hiện bầm đen, sưng húp và cần đến cơ sở y tế để được xử trí đúng cách.
Gãy quỹ đạo (hốc mắt): Một số chấn thương hoặc tác động bằng lực mạnh lên các xương xung quanh mắt có thể gây ra gãy xương. Trường hợp chấn thương làm gãy quỹ đạo xảy ra khi có vật thể đập mạnh vào mắt. Khi bị gãy xương hốc mắt, xương sẽ bị vỡ ra có thể cắm vào mắt và làm nguy hiểm đến thị lực.
Tia hàn điện
Đau mắt hàn là tình trạng tia hàn bắn vào mắt, thường gặp ở những người làm công nhân cơ khí. Trong quá trình hàn, cắt kim loại thợ hàn nếu không mang đồ bảo hộ sẽ có nguy cơ cao bị tia lửa bắn vào mắt và các vùng da xung quanh.
Vết bỏng từ tia hàn trên da có thể lành lại, nhưng nếu rơi vào mắt có thể ảnh hưởng đến thị giác nặng nề. Mặc dù được coi là bệnh thường gặp nhưng nếu không kịp chữa trị, mắt có thể bị viêm giác mạc và dẫn đến mù lòa.
Nên đeo kính bảo hộ để giữ cho mắt được an toàn trong suốt quá trình làm việc
Bạn có biết, mắt có thể bị tổn thương khó phục hồi do ánh sáng xanh?Bên cạnh những tai nạn dị vật và hóa chất, hiện nay, đôi mắt đang bị tổn thương từng giờ do một loại ánh sáng đặc biệt mang tên là ánh sáng xanh nguy hại. Ánh sáng xanh có trong ánh nắng mặt trời, đèn huỳnh quang, phát ra từ màn hình điện thoại, màn hình máy vi tính… Theo chuyên gia Đỗ Như Hơn, ánh sáng xanh mang năng lượng cao nên tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). Điều này vô cùng nguy hiểm vì RPE là tế bào duy nhất trong mắt có khả năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác, đồng thời là nơi hấp thụ, đào thải các chất chuyển hóa gây hại cho võng mạc. Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, trong đó có thoái hóa hoàng điểm – bệnh lý gây mù lòa cao nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị. Tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng màn hình các thiết bị điện tử một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ). Thực trạng này đang càng khiến các bệnh lý nguy hiểm ở mắt, làm mất thị lực không phục hồi. Do đó, bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh nguy hại là một trong những giải pháp chăm sóc mắt của thời đại.
|
Dấu hiệu và triệu chứng của mắt bị chấn thương
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị chấn thương mắt, từ nhẹ đến nặng tùy vào loại và nguyên nhân chấn thương khác nhau. Nhưng nhìn chung, chấn thương mắt thường có các dấu hiệu phổ biến bao gồm(3):
- Ngứa mắt, cảm giác cộm và đau nhức hoặc bỏng rát khi di chuyển mắt.
- Sưng đỏ, trường hợp nặng hơn có thể khiến mắt bị bầm đen.
- Nhìn mờ hoặc không thể mở mắt để nhìn mọi vật.
- Chảy nước mắt.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
- Đồng tử hai mắt có thể có kích thước khác nhau to hoặc nhỏ bất thường. Một bên mắt có thể lồi ra khỏi hốc mắt nhiều hơn mắt còn lại hoặc trũng sâu.
- Kết mạc có thể bị phù, chấm xuất huyết xung quanh rìa, xuất huyết dưới kết mạc, thiếu máu kết mạc.
Sưng đỏ, ngứa, chảy nước mắt, nhìn mờ là biểu hiện thường gặp nhất khi bị chấn thương mắt
Một số triệu chứng toàn thân được ghi nhận ở người bị chấn thương vùng mắt là:
- Cảm giác mệt mỏi, lo lắng, hoảng hốt.
- Nếu chấn thương nghiêm trọng, diện tích bỏng rộng có thể gây sốc, ngất xỉu.
Chấn thương mắt có nguy hiểm không?
Trên thực tế, các chuyên khoa mắt đã ghi nhận nhiều trường hợp dù bị chấn thương mắt không quá nặng lúc ban đầu, nhưng do không xử lý đúng cách, điều trị không kịp thời khiến cho tình trạng ngày một nghiêm trong hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Do đó, chấn thương mắt là loại chấn thương rất nguy hiểm.
Một số biến chứng khôn lường từ việc sơ cứu chậm trễ đến điều trị sai cách:
- Nhiễm trùng/ nhiễm khuẩn mắt: đau nhức ngày càng tăng, giảm hoặc mất thị lực, hình thành mủ trong mắt
- Xẹp tiền phòng do rò rỉ thủy dịch qua vết thương
- Viêm màng bồ đào
- Xuất huyết nội nhãn
Sơ cứu chấn thương mắt đúng khoa học
Chấn thương vùng mắt có thể gây ra những tổn thương phức tạp, vì vậy cần được xử lý đúng cách và kịp thời mới có thể hạn chế hậu quả nặng nề mà chấn thương gây ra. Vì vậy, những phương pháp sơ cứu ban đầu rất quan trọng mang tính quyết định cho việc điều trị về sau(4).
Khi có dị vật chui vào mắt
Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, đôi khi đi trên đường bạn cũng có thể bị bụi, côn trùng hoặc cát bay vào mắt và có thể làm rách giác mạc, kết mạc. Hãy tìm nơi có nguồn nước sạch để rửa mắt sạch, nhúng mắt vào trong chậu/thau hoặc ly nước chứa đầy nước, hoặc tiến hành rửa mắt bằng nước muối sinh lý, nhỏ các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng dạng nhẹ. Tuyệt đối không được dùng tay để dụi mắt sẽ khiến các vật chui sâu hơn và làm nhiễm trùng mắt. Không nên tự ý đi mua kháng sinh về nhỏ khi không có chỉ định của bác sỹ.
Sau khi xử trí tổn thương mắt cần đến cơ sở y tế để chuyên gia khám và được hỗ trợ chuyên khoa kịp thời.
Khi mắt bị vết thương xuyên thủng, chảy máu, va đập, gãy hốc mắt
Chấn thương làm thủng gây rách tổ chức của mắt, làm chảy máu ra bên ngoài thường do các vật có sắc nhọn đâm vào mắt như mảnh ly vỡ, dao kéo, lưỡi câu, đất đá,… gây ra các tổn thương như: rách, vỡ các thành phần trong và ngoài mắt như rách da mi, đứt đường dẫn nước mắt, rách lòng trắng, lòng đen, đục thể thuỷ tinh… và làm thoát các chất bên trong mắt ra ngoài hoặc để lại những vật lạ bên trong mắt: dị vật nội nhãn, dị vật hốc mắt…
Khi bị tai nạn hoặc bị vật nhọn đâm thẳng vào mắt gây chảy máu, người bệnh không nên hoảng sợ, lo lắng thay vào đó là nên hãy bình tĩnh, hãy dùng bông băng hoặc gạc sạch để băng vết thương và cầm máu. Sau đó, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ cấp cứu đúng cách nếu tổn thương nghiêm trọng.
Khi bị hóa chất văng vào mắt
Cần nhanh chóng dùng khăn sạch, có nhúng nước ấm phủ ngay lên mắt trong ít nhất 20 phút. Sau đó, tiến hành thực hiện những bước sau càng nhanh càng tốt:
- Đứng dưới vòi nước ấm để nước chảy dọc xuống mắt.
- Để nước chảy từ trán xuống bên mắt bị tổn thương hoặc dòng nước chảy qua sống mũi nếu cả hai mắt đều bị tổn thương. Hoặc khom lưng, nghiêng đầu qua một bên, giữ mắt tổn thương mở dưới vòi nước chảy nhẹ. Tránh để nước từ mắt bị tổn thương chảy sang mắt lành.
- Rửa tay thật kỹ với xà phòng và nước để chắc chắn đã loại bỏ hoàn toàn hóa chất.
Sau khi thực hiện những bước sơ cứu nêu trên, người nhà bệnh nhân cần chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất. Mang theo vỏ đựng hóa chất đến phòng khám cấp cứu, nếu có để hỗ trợ cho việc kiểm tra và điều trị của các bác sĩ. Ngoài ra, với một số trường hợp chấn thương mắt nhẹ hơn, bệnh nhân có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để giúp giảm sưng và đau, nên đeo kính chống nắng, vì lúc này đôi mắt bị tổn thương cần được bảo vệ trước tác hại của ánh nắng mặt trời.
Biện pháp chăm sóc cho mắt sau chấn thương giúp mắt khỏe mạnh
Khi đã bị chấn thương vùng mắt, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đối với trường hợp bị chấn thương nặng, có thể làm mất hoặc giảm chức năng của một hoặc hai bên mắt, khi đó quá trình điều trị có thể kéo dài và đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.
Song song với biện pháp điều trị của bác sĩ nhãn khoa, người bệnh cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho mắt… như sau:
- Bước 1: Di chuyển mắt theo các chữ có dạng đường cong (O,C,G,Q,S)
- Bước 2: Di chuyển mắt theo các chữ dạng nét thẳng (M,N,K,L,X)
- Bước 3: Đảo mắt kết hợp theo các chữ có nét cong và thẳng (P,D,B,R)
Thực hiện từ 3-5 lần cho mỗi động tác và nhớ chớp mắt sau mỗi lần hoàn thành động tác. Bài tập này đặc biệt cần thiết với mắt sau chấn thương nhẹ hoặc với người thường xuyên phải làm việc với máy tính trong nhiều giờ. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp và những lưu ý riêng để phù hợp với tình trạng chấn thương.
Bổ sung dưỡng chất cho mắt khỏe từ bên trong
Bên cạnh những biện pháp bảo vệ từ bên ngoài, mắt cần được bổ sung: vitamin A (cà rốt, đậu Hà Lan, cải xoăn, rau chân vịt…), vitamin C (trái cây họ cam, ổi…), vitamin E (hạt hạnh nhân, hạt hướng dương…), Lutein và Zeaxanthin (bông cải xanh, rau đậm màu…)… tốt cho mắt, tuy nhiên khi ăn trực tiếp có thực phẩm này có thể làm giảm hiệu quả hấp thu.
Vì vậy, đồng thời với việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm, bạn đừng quên bảo vệ mắt từ bên trong bằng dưỡng chất chuyên biệt từ Broccophane thiên nhiên được tinh chiết bằng công nghệ cao giúp giữ trọn hoạt chất giúp mắt sáng khỏe, nhanh chóng phục hồi sau chấn thương, bảo vệ võng mạc & thủy tinh thể; tăng cường thị lực, giảm mờ, mỏi mắt.
Wit – Viên uống bảo vệ và chăm sóc mắt chuẩn Mỹ.
Tóm lại, chấn thương mắt là một sự cố mà ai cũng có thể gặp phải, vì vậy nên học cách sơ cứu đúng cách, điều trị đúng lúc để tránh nguy cơ giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Đồng thời, nên bổ sung mỗi ngày 1 viên Wit để bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh nguy hại – một loại “dị vật” nguy hại của thời đại 4.0, nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong; từ đó phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm… và tăng cường thị lực, giảm mờ nhòe và mỏi mắt; tăng khả năng nhìn rõ, nhìn lâu, nhìn gần – xa.