Đau đầu nhức mắt là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày đăng bài: 16-09-2020

Đau đầu nhức mắt là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và giảm chất lượng công việc là những hệ lụy thấy rõ nhất mà triệu chứng đau đầu nhức mắt đem lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng này còn tìm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy hiện tượng đau đầu nhức mắt là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cùng chuyên gia Wit tìm câu trả lời nhé!

Hiện tượng đau đầu kèm nhức mắt có nguy hiểm không?

Cuộc sống hiện đại, con người phải đối diện với nhiều áp lực từ công việc, gia đình, tình cảm; gánh nặng cơm áo gạo tiền, gây ra tình trạng stress/căng thẳng kéo dài, mất ngủ hay tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh nguy hiểm từ các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, máy tính, tivi… là những yếu tố làm tăng tình trạng đau đầu, nhức mắt. Và hầu hết mọi người đều trải qua một vài lần đau đầu, nhức mắt một vài lần trong cuộc đời, nó xảy ra mà không biệt tuổi tác, lứa tuổi hay nghề nghiệp.

ánh sáng xanh nguy hại

Ánh sáng xanh nguy hại từ các thiết bị điện từ có thể gây ra đau đầu nhức mắt

Trên thực tế, các bác sĩ gặp khá nhiều lời than phiền về chứng đau đầu kèm nhức mắt, có thể đau quanh hốc mắt, nhức mắt dữ dội, đau đầu kèm theo đau nhức hốc mắt, đau đầu kèm các triệu chứng về mắt như giảm thị lực, đỏ mắt, chảy nước mắt… hay đau đầu lan đến hốc mắt và ngược lại. Và đa phần họ mong muốn chấm dứt sớm tình trạng khó chịu này mà ít người quan tâm đến mức độ nguy hiểm và căn nguyên gây bệnh.

Tình trạng đau đầu nhức mắt có thể tự cải thiện nếu bạn dành nhiều thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, giảm tải áp lực công việc và các căng thẳng trong các mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên, đau đầu nhức mắt cũng có thể là triệu chứng ban đầu của các bệnh lý nguy hiểm về mắt hoặc thần kinh cần được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhức mắt kèm theo đau đầu cần phải đi khám

Một số triệu chứng được xếp vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần được thăm khám y tế ngay lập tức để tìm chính xác nguyên nhân, từ do có phác đồ điều trị hiệu quả:

Đau đầu kèm nhức mắt ở mức độ vừa và nặng, mặc dù bản thân đã dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện.

Đau nhức mắt, đau đầu tăng dần về cường độ và tần suất: cụ thể, nếu như trước đây các cơn đau chỉ xuất hiện 5-10 phút hoặc thoáng qua có thể tự khỏi, nhưng gần đây các cơn đau “ghé thăm” bạn thường xuyên, khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và không thể tập trung làm việc, ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt.

Đặc biệt, khi triệu chứng đau đầu, nhức mắt kèm theo các triệu chứng: Sốt, giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn, buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, mắt lồi, liệt vận nhãn, mức độ tăng lên khi bạn nhai thức ăn, cơn đau lan tỏa đến cổ, vai hoặc lưng, rối loạn ý thức, rối loạn tâm lý hành… lập tức đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được khám ngay.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu nhức mắt

Đau đầu, nhức mắt là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để tìm hiểu căn nguyên gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu, nhức mắt trái, phải, nắm rõ được giúp người bệnh sớm có phương án can thiệp để nhanh chóng thoát khỏi hiện tượng khó chịu này.

Do các bệnh lý về mắt

  • Hội chứng thị lực màn hình

Nhức mắt, đau đầu kèm làm việc khó tập trung là một trong những dấu hiệu thường thấy của bệnh hội chứng thị lực màn hình.

Nguyên nhân gây ra hội chứng thị lực màn hình là do mắt tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh nguy hiểm phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi… gây tổn thương các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc,rối loạn điều tiết mắt, từ đó làm suy giảm thị lực, tăng nguy cơ mù lòa.

Mắt nhức mỏi kèm theo việc khó tập trung, đau đầu là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh hội chứng thị giác màn hình.

nguyên nhân gây đau đầu nhức mắt

Hội chứng thị lực màn hình gây ra triệu chứng đau đầu nhức mắt

  • Đục thủy tinh thể

Mắt bị nhức kèm theo nhìn mờ, đau đầu, thấy chấm đen, lóa sáng, sợ ánh sáng chói là những biểu hiện thường gặp của bệnh đục thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể (hay còn gọi là bệnh cườm đá, cườm khô), bình thường thủy tinh thể ở dạng trong suốt, tuy nhiên dưới tác động của các chất độc từ môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể làm cấu trúc của thủy tinh thể bị biến tính, gây biến đổi tỉ lệ và cấu trúc các phân từ protein tụ lại thành từng đám, gây cản trở đường truyền của tia sáng lên võng mạc, từ đó gây suy giảm thị lực, nguy cơ mù lòa cao.

  • Khô mắt

Mắt nhức mỏi, khô rát đôi khi kèm theo hiện tượng đau đầu có thể là do bệnh khô mắt. Thường xuyên làm việc trong môi trường điều hòa, không khí ô nhiễm, tia cực tím; tuổi tác (gặp nhiều ở người lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh); làm việc nhiều với thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại là những đối tượng dễ bị khô mắt. Bệnh khô mắt xảy ra khi số lượng hoặc chất lượng của nước mắt bị giảm sút, rối loạn quá trình sản xuất và bài tiết nước mắt.

Khô mắt

Khô mắt – bệnh lý thường gặp ở những người làm việc tại văn phòng

  • Thoái hóa hoàng điểm

Mắt bị đau nhức kèm đau đầu, nhìn hình ảnh méo mó, song thị, cẩn thận bạn có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm.

Ánh sáng xanh nguy hiểm phát ra từ các màn hình các thiết bị điện tử và nguồn ánh sáng nhân tạo khác là “thủ phạm” chủ yếu gây tổn thương tế bào thị giác và tế bào võng mạc.

Cụ thể, các tác nhân nguy hiểm khi tác động vào đáy mắt (võng mạc) sẽ gây tổn thương và làm chết các tế bào võng mạc, gây giảm thị lực trung tâm và khiến cho mắt mất dần khả năng phân tích chi tiết và sắc nét của hình ảnh, dẫn đến thoái hóa hoàng điểm.

Đau đầu nhức mắt do bệnh lý về thần kinh

Hầu hết các bệnh lý thần kinh thường gây nên những cơn đau nửa đầu, đau nhức mắt phải mạn tính, kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần.

Nhiều người sử dụng thuốc giảm đau, các cơn đau sẽ giảm nhanh nhưng lạm dụng thường xuyên gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, thuốc giảm đau thông thường chỉ tác động giảm đau do nguyên nhân thụ cảm thể mà không triệt để được nguyên nhân gây bệnh.

Trong khi đó, đau nửa đầu dạng Migraine là chứng rối loạn thần kinh khá phổ biến gây ảnh hưởng đến thị giác: bị nhức mắt và suy giảm thị lực như nhìn mờ thoáng qua, ngạt mũi hoặc buồn nôn. Cơn đau đầu, nhức mắt có liên quan đến thời tiết, phản ứng với mùi lạ, dị ứng thức ăn hoặc sau khi dùng thuốc.

Do các bệnh về mạch máu

Các bệnh lý mạch máu như hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch não, phình tách động mạch chủ, thông động mạch cảnh – xoang hang, hẹp tĩnh mạch cảnh… thường gây ra các triệu chứng đau đầu nhức mắt trái, phải hoặc cả 2 bên tùy thuộc vào vị trí tổn thương.

Điều trị hiện tượng đau đầu kèm theo nhức mắt như thế nào?

Nếu cơn đau đầu nhức mắt kéo dài đừng cố chịu đựng hoặc tự ý sử dụng quá mức các loại thuốc giảm đau. Việc quan trọng cần ưu tiên là tìm gặp bác sĩ để xác định được nguyên nhân và điều trị kịp thời, đúng cách.

Tùy vào từng bệnh cảnh mà bác sĩ sẽ tầm soát nguyên nhân bằng các kỹ thuật chuyên sâu như xét nghiệm máu, chụp CT sọ não, MRI sọ não, chụp mạch, siêu âm, ghi điện thế kích thích thị giác…

Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ áp dụng một số giải pháp tùy vào từng trường hợp:

  •  Nếu hiện tượng đau đầu nhức mắt đến từ căn nguyên các vấn đề về mắt như cận, viễn, loạn bác sĩ sẽ sử dụng kính thuốc phù hợp hay uống thuốc điều trị.
  • Các trường hợp đau đầu nhức mắt do bệnh thần kinh, tim mạch bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể sẽ đưa ra phác đồ điều trị chi tiết và hiệu quả.

cách điều trị

Đeo kính thuốc là giải pháp được ưu tiên cho những người bị cận thị

Những phương pháp phòng ngừa đau đầu nhức mắt

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Do đó, để phòng tránh được hiện tượng đau đầu nhức mắt bạn cần “bỏ túi” những phương pháp sau:

  • Xây dựng “thời khóa biểu” làm việc, học tập, nghỉ ngơi cân đối, khoa học; giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, dành nhiều thời gian để du lịch, khám phá thế giới
  • Không nên thức khuya, hạn chế tiếp xúc với máy tính, điện thoại, máy tính bảng… Nên để mắt thư giãn, nghỉ ngơi và thỉnh thoảng massage nhẹ nhàng giúp cho vùng mắt và đầu được thư giãn.
  • Bạn nên áp dụng quy tắc 20:20:20, cụ thể cứ sau 20 phút sử dụng các thiết bị điện tử sẽ nghỉ ngơi 20 giây và đưa mắt nhìn xa 20 feet (khoảng 6m)
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
  • Khi làm việc nhiều với máy tính, bạn phải giữ khoảng cách an toàn từ mắt đến màn hình từ 50 đến 60cm và tầm nhìn màn hình thấp hơn mắt từ 10 đến 20cm
  • Ngủ đủ 7-8h một ngày, để cơ thể, não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn, từ đó phòng tránh được hiện tượng đau đầu nhức mắt hiệu quả
  • Khám sức khỏe tổng quát và khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến hiện tượng đau đầu nhức mắt và điều trị kịp thời
  • Ngoài ra, để đôi mắt luôn sáng khỏe, tinh anh; phòng tránh các bệnh về mắt bạn nên chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt dành cho mắt như Broccophane có trong viên uống bổ mắt Wit – với thành phần 100% thiên nhiên và được nhập khẩu từ Mỹ.

Đừng chủ quan với hiện tượng đau đầu nhức mắt, khi gặp phải triệu chứng này thường xuyên bạn cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và có phương án khắc phục hiệu quả. Đồng thời luôn xây dựng cho mình lối sống, sinh hoạt, ăn uống khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh, phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm.

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit