Hội chứng thị giác màn hình: căn bệnh thời hiện đại

Ngày đăng bài: 09:10 13/10/2020

Với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị kỹ thuật số đã dần trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại, song lại Kéo theo đó là hội chứng thị giác màn hình cũng trở thành vấn đề mắt nghiêm trọng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ bị hội chứng thị giác màn hình(suy giảm thị lực) 90%. Trong khi đó, theo thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng màn hình các thiết bị điện tử một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ). Thực trạng này đang gióng lên hồi chuông báo động về việc suy yếu thị lực của đôi mắt – nguy cơ dẫn đến mù lòa.

Hội chứng thị giác màn hình(CVS) là gì?

Hội chứng thị giác màn hình là một bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống ở thế kỷ 21. Hội chứng thị giác màn hình bao gồm nhiều triệu chứng của mắt như: nhìn mờ, căng mắt, khô mắt… và các triệu chứng khác như đau đầu, đau cổ, mệt mỏi, khó tập trung.

hội chứng thị giác màn hình

Trong hội chứng thị giác màn hình bao gồm cả hội chứng thị giác màn hình máy tính – Computer Vision Syndrome (mà nhiều người thường gọi là hội chứng CVS) và các hội chứng liên quan đến thị lực và các triệu chứng, bệnh lý của mắt liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị màn hình điện tử khác như: máy tính bảng, điện thoại, tivi…

Nguyên nhân gây ra hội chứng thị giác màn hình

Hội chứng thị giác màn hình xuất phát từ nguyên nhân mắt bị tác động bởi ánh sáng nguy hiểm (được gọi là ánh sáng xanh – vùng ánh sáng nhìn thấy trong phổ quang học có bước sóng từ 450nm đến 495nm) phát ra từ các thiết bị màn hình như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi,… hoặc ánh sáng nguy hiểm từ đèn LED, đèn huỳnh quang.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình bao gồm: vị trí đặt máy tính không đúng, ngồi sai tư thế, mắt có tật khúc xạ,…

Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình (CVS) nhiều nhất

Dân văn phòng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thị giác màn hình cùng với các bệnh liên quan đến cột sống và tim mạch. Nhân viên văn phòng thường làm việc thường xuyên với máy tính 8-10 tiếng mỗi ngày, không gian kín và ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, việc ngồi một chỗ, ít vận động và làm việc trong môi trường thiếu khí trời làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình hơn.

7 dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình

Hội chứng thị giác màn hình làm mất sự tập trung, chất lượng công việc cũng như cuộc sống của người sử dụng máy tính bị suy giảm. Những triệu chứng nhận biết hội chứng thị giác màn hình như:

1. Nhìn mờ

Tập trung nhiều giờ với máy tính, mắt phải di chuyển liên tục để làm việc cùng với sự tấn công của ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ màn hình khiến mắt dễ nhìn mờ hơn so với việc đọc sách báo.

2. Khô mắt

Chớp mắt giúp nước mắt tiết ra và giữ độ ẩm trên bề mặt. Tuy nhiên, khi làm việc tập trung với máy tính, mắt chỉ chớp 6 lần mỗi phút (so với trung bình phải 14 lần/ phút). Quên chớp mắt khiến nước mắt không đủ để cung cấp lên bề mặt dẫn đến khô mắt và kích ứng.

3. Nhức mắt

Làm việc nhiều với máy tính, mắt ít có thời gian nghỉ ngơi khiến đôi mắt trở nên mệt mỏi, nhức mắt và thiếu sức sống hơn.

4. Nhức đầu

Nhức đầu cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng thị giác màn hình. Khoảng cách quá gần giữa mắt và màn hình máy tính khiến việc điều tiết của cơ mắt đạt đến cực hạn và dễ gây ra cảm giác đau nhức đầu và mệt mỏi.

5. Nhìn đôi (song thị)

Song thị là hiện tượng nhìn 1 vật nhưng lại thấy 2 hình ảnh (xuất hiện 1 hình ảnh mờ hơn hình ảnh thật bên cạnh) do cơ mắt bị suy yếu hoặc dây thần kinh thị giác bị tổn thương.

6. Đau cổ, vai gáy

Khi mắc hội chứng thị giác màn hình mắt thường bị mờ và người bệnh có xu hướng điều chỉnh cổ, lưng để nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến người bệnh bị đau cổ, đau lưng và mỏi vai gáy.

7. Khó tập trung, mệt mỏi

Hội chứng thị giác màn hình gây ra những dấu hiệu khó chịu ở mắt, khiến mắt mờ, mỏi; đau đầu, đau cổ; cơ thể mệt mỏi và uể oải từ đó người bệnh khó có thể tập trung để hoàn thành công việc.

Cách phòng ngừa và điều trị hội chứng thị giác màn hình

Những nghiên cứu về vai trò của tế bào biểu mô sắc tố võng mạc đã xác định nguyên tắc đúng trong hỗ trợ phòng ngừa hội chứng thị giác màn hình, các bệnh về mắt và tình trạng mù lòa chính là chủ động chăm sóc, bảo vệ võng mạc từ bên trong.

Các nhà nhãn khoa trên thế giới đã phát hiện ra Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ tế bào võng mạc RPE trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.

Vì vậy, giải pháp mới được các nhà nghiên cứu Mỹ khuyến cáo là chủ động chăm sóc mắt từ bên trong trên cơ sở cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm tăng cường Thioredoxin từ đó đảm bảo chức năng của mắt.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane), giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào võng mạc, hỗ trợ ngăn ngừa tác hại của ánh sáng nguy hiểm và cải thiện các triệu chứng mắt khó chịu của hội chứng thị giác màn hình.

Ngoài ra, để bảo vệ đôi mắt, giúp đôi mắt luôn sáng khỏe bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt bạn cần chú trọng thực hiện các biện pháp hỗ trợ bảo vệ mắt khác như:

  • Khám mắt định kỳ: Nên khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra các bệnh thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.
  • Sử dụng ánh sáng màn hình thích hợp khi làm việc: Mỏi mắt thường là do ánh sáng quá chói hoặc từ ánh sáng mặt trời ở ngoài chiếu vào. Do đó, nên loại bỏ ánh sáng bên ngoài bằng cách đóng màn, rèm. Giảm ánh sáng nội thất bằng cách sử dụng ít bóng đèn hoặc ống hình quang có cường độ cao.
  • Điều chỉnh vị trí màn hình máy tính phù hợp: Cách mắt 50 đến 60 cm và tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10-20 cm. Ngoài ra cần ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, không cúi sát màn hình…
  • Tập thói quen nháy mắt thường xuyên: Nháy mắt thường xuyên khi làm việc với máy tính giúp giữ độ ẩm cần thiết cho mắt, giúp mắt dễ chịu và thoải hơn; giúp cải thiện được hội chứng thị giác màn hình.
  • Luyện tập mắt (Bài tập 20:20:20): Thường xuyên sử dụng máy tính bạn nên bỏ túi ngay bài tập này, cứ 20 phút mắt tập trung vào màn hình nên đưa mắt thư giãn ở khoảng cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong thời gian 20 giây.
  • Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi: Những ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ bạn nên dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Bạn cũng có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, hướng tầm mắt vào các khoảng không gian cây lá xanh giúp mắt dịu mát và thư giãn hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Không chỉ những người mắc hội chứng thị giác màn hình, những người có mắt bình thường cũng nên bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết để đôi mắt luôn sáng khỏe. Các loại vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường thị lực, chống lại quá trình oxy hóa.

Hội chứng thị giác màn hình nếu để lâu không khắc phục mắt sẽ có nguy cơ biến chuyển thành các bệnh lý nguy hiểm, thậm chí mù lòa. Do đó, chủ động bảo vệ mắt bằng cách bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cần thiết cho mắt từ bên trong và chăm sóc mắt bên ngoài đúng cách để đôi mắt luôn sáng khỏe tinh anh.

 

2.1/5 - (889 votes)
03:52 03/02/2024
mua_wit