Mắt bị cộm nhưng không có bụi: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày đăng bài: 03:30 25/02/2024

Dưới tác động của bụi bẩn và các dị vật khác ngoài môi trường, mắt dễ bị ngứa, cộm khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng mắt bị cộm nhưng không có bụi cũng diễn ra khá phổ biến và có thể báo hiệu cho một số vấn đề về mắt, cần điều sớm để tránh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Wit tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt bị cộm và cách xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Mắt bị cộm nhưng không có bụi

Mắt bị cộm nhưng không có bụi là hiện tượng gì?

Mắt bị cộm nhưng không có bụi là tình trạng cảm thấy có dị vật trong mắt, gây ra các biểu hiện như vướng víu, ngứa, bỏng rát, cay, đỏ mắt, chảy nước mắt và nhìn mờ, tạo cảm giác muốn dụi mắt. Thông thường, mắt bị cộm là do có bụi hoặc các vật nhỏ khác rơi vào mắt. Tuy nhiên, tình trạng nãy cũng có thể diễn ra do một số nguyên nhân khác. (1)

Nguyên nhân cộm mắt nhưng không có bụi

Dù không có bụi bẩn hay dị vật rơi vào mắt nhưng bạn vẫn cảm thấy cộm và khó chịu, tình trạng này có thể do các nguyên nhân dưới đây gây ra.

1. Tổn thương giác mạc

Khi bạn vô tình để một vật sắc nhọn tiếp xúc với tròng mắt, tình trạng xước sẽ diễn ra trên bề mặt giác mạc, khiến bạn luôn cảm thấy như có cát hoặc sạn trong mắt và có thể gây đau mắt. Một số yếu tố có thể làm tổn thương mắt phổ biến là móng tay, cọ trang điểm, cành cây,…

2. Do bị khô mắt

Khô mắt là tình trạng tuyến lệ trong mi mắt không tiết đủ nước mắt để làm ướt mắt, có thể   diễn ra do quá trình lão hóa, thường xuyên điều tiết mắt trong thời gian dài, lạm dụng thiết bị điện tử, tác động từ môi trường như gió, nắng, ô nhiễm môi trường,…

Nước mắt có thành phần gồm nước, dầu, protein cùng nhiều chất điện giải có tác dụng làm ẩm và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tế bào biểu mô, hạn chế sự tấn công của vi trùng. Khi mắt bị khô, một số biểu hiện bạn sẽ gặp phải là mắt bị cộm, cay, rát mắt, cảm giác như có dị vật trong mắt, mắt nhòa nên phải chớp mắt liên tục. (2)

Xem thêm: Mắt bị cộm mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý dễ dàng

3. Tiếp xúc lâu với các thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, hoặc ánh sáng đèn LED, đèn huỳnh quang,… là những loại ánh sáng có bước sóng ngắn với năng lượng cao, có thể xuyên qua đáy mắt, làm tổn thương tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, ảnh hưởng đến chức năng của mắt và có thể dẫn thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…

Khi tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình quá lâu, bạn có thể gặp phải hội chứng thị giác màn hình, dẫn đến các tình trạng như khô, ngứa mắt, mắt nhìn mờ, mắt bị cộm nhưng không có bụi hoặc các triệu chứng khác như đau đầu, mỏi cổ ,khó tập trung.

Tiếp xúc lâu với các thiết bị điện tử

Sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài là nguyên nhân khiến mắt suy yếu

4. Dị ứng

Khi các chất có thể gây dị ứng kích thích mắt, mắt sẽ tự sản sinh histamine để chống lại các chất này và đây là thành phần gây ra các biểu hiện như đỏ mắt, ngứa cộm, rát mắt. Một số yếu tố gây dị ứng phổ biến là phấn hoa, khói, nước hoa, hóa chất, thú cưng,…

5. Sạn vôi

Sạn vôi là tình trạng lắng đọng canxi ở lớp kết mạc sụn mi tạo thành sạn, khiến mắt bị cộm và chảy nước mắt sống. Sạn vôi có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi và vào thời gian ban đầu, tình trạng này chỉ có thể được phát hiện khi bạn đi khám mắt. Bạn có thể cảm nhận rõ hơn các triệu chứng khi sạn lớn dần.

Tìm hiểu thêm: 7 mẹo chữa mắt bị cộm xốn bên trong tại nhà hiệu quả, đơn giản

Mắt bị cộm như có bụi có nguy hiểm không?

Mắt bị cộm sẽ gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến tầm nhìn và làm giảm chất lượng học tập, làm việc. Ngoài ra, tình trạng cộm mắt diễn ra không phải do bụi chính là báo hiệu cho việc mắt đang bị tổn thương hoặc mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Thêm vào đó, việc cộm mắt sẽ khiến bạn muốn dụi mắt nhiều hơn và hành động này có thể làm tổn thương giác mạc.

Xử lý mắt bị cộm nhưng không có bụi như thế nào?

Nếu mắt bị cộm nhưng không có bụi, bạn có thể thử áp dụng các phương thức dưới đây để cải thiện.

1. Điều chỉnh thói quen sử dụng các thiết bị điện tử

Việc sử dụng các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày có thể làm tăng đến 90% nguy cơ suy giảm thị lực (Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO). Trong thời buổi hiện đại, đặc biệt là đối với dân văn phòng, thời gian sử dụng thiết bị điện tử có thể kéo dài từ 8 – 10 tiếng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.

Do đó, bạn có thể áp dụng một số cách để làm dịu mắt hơn khi phải sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài là điều chỉnh độ sáng màn hình xuống mức phù hợp với môi trường xung quanh để giảm căng thẳng cho mắt; giữ khoảng cách an toàn giữa mắt và màn hình; sử dụng một số phần mềm giúp giảm ánh sáng trên màn hình,…

2. Tập chớp mắt thường xuyên

Bạn nên tập thói quen chớp mắt thường xuyên bởi hành động này sẽ giúp bôi trơn bề mặt nhãn cầu, giúp nước mắt dàn đều và bổ sung các chất dinh dưỡng, tăng cường hoạt động trao đổi oxy ở mắt. Chớp mắt sẽ giúp đẩy bụi bẩn ra khỏi mắt, đồng thời giữ độ ẩm cho mắt, hạn chế tình trạng khô mắt dẫn đến cộm, xốn mắt.

3. Tạo thời gian cho mắt nghỉ ngơi

Một trong những điều bạn cần lưu ý để cải thiện tình trạng mắt bị cộm nhưng không có bụi là hạn chế điều tiết mắt quá thường xuyên. Bạn nên dành ra những khoảng nghỉ cho mắt khi học tập – làm việc bằng cách nhẹ nhàng nhắm mắt vào trong 10 giây và lặp lại nhiều lần trong 2 – 5 phút, thực hiện sau mỗi 30 – 45 phút làm việc, học tập.

4. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung vitamin A, C, B12, E cùng những dưỡng chất cần thiết khác như omega-3, beta-carotene, lutein, kẽm,… sẽ giúp tăng cường bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, hạn chế ảnh hưởng của các tác nhân gây hại. Những loại thực phẩm lành mạnh mà bạn có thể tham khảo để bổ sung trong chế độ ăn là cà rốt, bí ngô, bắp cải, cải xoăn, kiwi, cá hồi, hạt óc chó, quả mọng,…

Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường và chất béo bão hòa có thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến mắt. Đồng thời, bạn nên đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước để duy trì độ ẩm cho mắt và giảm nguy cơ khô mắt.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt

5. Thăm khám bác sĩ khi mắt cộm ở những trường hợp đặt biệt

Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám mắt ngay trong trường hợp không do bụi vật mà mắt vẫn bị cộm trong thời gian dài, không có dấu hiệu giảm và đi kèm với các biểu hiện bất thường về mắt khác như đỏ mắt, đau rát, giảm thị lực, tròng trắng mắt chuyển sang màu vàng, nâu,…

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ từ bên trong

Tình trạng cộm mắt nhưng không có bụi có thể diễn ra do việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài dẫn đến hội chứng thị giác màn hình. Để bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể, việc bổ sung các dưỡng chất từ thiên nhiên là phương pháp an toàn và vô cùng cần thiết.

Các nhà khoa học Mỹ sau thời gian dài nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử hiện đại đã tìm ra công dụng của tinh chất Broccophane (có trong sản phẩm viên uống bổ mắt Wit). Broccophane được chiết xuất từ một loại bông cải xanh Broccoli với hàm lượng cao Sulforaphane, có tác dụng trong việc gia tăng tổng hợp Thioredoxin, giúp bảo vệ bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể.

Sử dụng viên uống Wit với thành phần Broccophane cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho mắt như NovOmega, vitamin A và E, Zinc sẽ hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khô, cộm mắt, nhức mỏi mắt, chảy nước mắt sống; hỗ trợ tăng cường thị lực và góp phần phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ từ bên trong

Bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ bên trong với các dưỡng chất thiên nhiên có trong viên uống Wit

Những lưu ý khi bị cộm mắt không do bụi

Hãy ghi nhớ ngay những điều cần lưu ý khi mắc phải tình trạng mắt bị cộm nhưng không có bụi để hạn chế làm tổn thương mắt:

  • Tránh dụi mắt hoặc dùng tay chạm vào mắt.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh mắt để rửa mắt thường xuyên.
  • Tránh tiếp xúc với bụi, hóa chất hoặc các tác nhân gây kích ứng khác để tránh tình trạng cộm mắt tái phát.
  • Hạn chế sử dụng kính áp tròng để tránh làm tổn thương bề mặt giác mạc.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt khi gặp phải tình trạng cộm mắt.
  • Nếu tình trạng cộm mắt không thuyên giảm hay phát hiện những triệu chứng lạ khác, hãy thăm khám ngay tại những cơ sở y tế uy tín.
  • Kiểm tra mắt định 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về mắt.

Tình trạng mắt bị cộm nhưng không có bụi nếu diễn ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ở mắt, không nên chủ quan. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng lạ về mắt và chủ động vệ sịnh, chăm sóc mắt, đồng thời bổ sung các dưỡng chất từ thiên để giúp mắt sáng khỏe.

Đánh giá bài viết
04:22 21/02/2024
mua_wit