Mắt bị cộm mí trên: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý dễ dàng

Ngày đăng bài: 08:23 27/01/2024

Mắt bị cộm mí trên khiến bạn vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Nghiêm trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về mắt, nếu không xử lý đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thị lực. Vậy nổi cộm trong mí mắt trên nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào?

Mắt bị cộm mí trên

Mắt bị cộm mí trên nguyên nhân do đâu?

Mắt bị cộm mí trên là gì?

Mắt bị cộm mí trên là tình trạng mắt bị ngứa và có cảm giác như có cát hoặc một dị vật nào đó trong mắt. Một số trường hợp, mắt bị cộm còn kèm các biểu hiện khác như: chảy nước mắt sống, mắt chảy nhiều ghèn, đỏ mắt, giảm thị lực…

Hầu hết, tình trạng nổi cộm trong mí mắt trên kèm cảm giác ngứa mắt, rất khó chịu khiến nhiều người có thói quen dụi mắt. Điều này có thể khiến giác mạc bị xước và gây tổn thương mắt. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể để lại sẹo giác mạc làm suy giảm thị lực. (1)

Nguyên nhân khiến mắt bị cộm mí trên

Tình trạng mắt bị cộm mí trên có thể do một số nguyên nhân thông thường như: bụi bay vào mắt hoặc có dị vật rơi vào mắt; dùng nhiều thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi); chấn thương hoặc va đập mắt trong quá trình lao động; do stress, thay đổi nội tiết khi mang thai, sau sinh, mãn kinh… Ngoài ra, tình trạng mắt bị cộm mí trên có thể do một số bệnh lý về mắt như:

1. Lẹo mắt

Lẹo mắt là tình trạng sưng bờ mi mắt cấp tính, có thể bên ngoài hoặc trong, trên hoặc dưới mí mắt. Thông thường, lẹo mắt do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng dẫn đến tình trạng mắt bị cộm mí, sưng đỏ, đau nhức… Quan sát bằng mắt thường, lẹo mắt giống như cục u hoặc mụn mủ ở rìa mí mắt. Tình trạng này có thể kéo dài 12 tuần và sau đó tự khỏi. (2)

Xem thêm: Mắt bị cộm nhưng không có bụi: Nguyên nhân và cách xử lý

Lẹo mắt

Lẹo mắt là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mắt bị cộm mí trên

2. Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay còn gọi đau mắt đỏ là tình trạng viêm lớp mô mỏng trong suốt nằm trên tròng trắng và lót bên trong mí mắt (kết mạc). Viêm kết mạc gây nhiều khó chịu, ít biến chứng nếu được can thiệp, điều trị sớm.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm kết mạc như: nhiễm khuẩn, nhiễm virus, dị ứng, hóa chất bắn vào mắt, dị vật trong mắt. Khi bị viêm kết mạc người bệnh sẽ có một số triệu chứng như: đỏ mắt, ngứa và mắt bị cộm mí trên, tiết nhiều dịch ở mắt, đóng màng, ghèn sau khi thức dậy, nhạy cảm với ánh sáng…

3. Chắp mắt

Chắp mắt là tình trạng những nốt sưng đỏ xuất hiện ở mí mắt, bệnh hình thành do tuyến dầu ở mắt bị tắc nghẽn. Chắp mắt có thể tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên, cần đi khám khi chắp mắt xuất hiện các triệu chứng khó chịu như: mắt bị cộm mí trên, suy giảm thị lực, mắt đỏ, sưng tấy, đau nhức. (3)

4. Khô mắt

Khô mắt là sự rối loạn màng phim nước mắt, khiến khả năng bảo vệ mắt bị suy giảm, dẫn đến tình trạng nước mắt bay hơi nhanh, không đủ để bôi trơn, bảo vệ nhãn cầu và nuôi dưỡng giác mạc. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh khô mắt như: ngứa, bỏng rát, cộm mí mắt trên; đau nhức, căng mắt, mỏi mắt, nhìn mờ; chảy nước mắt.

Xem thêm: Mẹo chữa mắt bị cộm xốn bên trong

Khô mắt

Khô mắt gây cảm giác ngứa, bỏng rát, cộm mí mắt trên

5. Sạn vôi ở mắt

Sạn vôi ở mắt là tình trạng dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu xảy ra tình trạng lắng đọng canxi. Một số trường hợp sạn vôi nhỏ và ít, người bệnh sẽ không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, nếu sạn vôi ở mắt to người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như: bị cộm ở mí trên hoặc mí dưới, cảm giác như có cát rơi vào mắt, nhìn mờ, khó chịu ở mắt.

Mắt cộm mí trên có nguy hiểm không?

Mắt bị cộm mí trên thông thường không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này gây khó chịu, mất tập trung khi học tập, làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều đáng nói, nếu tình trạng mắt cộm mí trên là dấu hiệu của các bệnh lý ở mắt nguy hiểm, nhưng không được can thiệp điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, tăng nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

Do đó, khi tình trạng mắt cộm mí trên kéo dài kèm các triệu chứng khó chịu khác, bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Nhãn khoa để thăm khám, chẩn đoán và được bác sĩ tư vấn cách xử lý kịp thời, thích hợp.

Mắt cộm mí trên có nguy hiểm không?

Mắt bị cộm mí trên kéo dài kèm các triệu chứng khác, người bệnh nên đến các cơ sở Nhãn khoa để thăm khám, kiểm tra ngay

Hướng dẫn cách xử lý mắt bị cộm mí trên

Để cải thiện tình trạng mắt bị cộm mí trên, trước tiên cần xác định được nguyên nhân gây ra, từ đó mới có cách xử lý phù hợp.

Một số cách xử lý thông thường bạn có thể tham khảo:

1. Vệ sinh mắt

Nếu nổi cộm trong mí mắt trên do bụi bẩn hoặc dị vật rơi vào, có thể xử lý tại nhà theo cách: rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó chớp mắt liên tự để bụi bẩn trôi ra ngoài. Tuy nhiên, nếu dị vật rơi vào mắt có kích thước lớn, gây đau và ảnh hưởng đến thị lực, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ lấy dị vật ra ngoài.

2. Tạo thời gian cho mắt nghỉ ngơi

Một số trường hợp cộm mí mắt trên do cơ thể mệt mỏi, căng thẳng hoặc do thay đổi nội tiết tố, cần dành nhiều thời gian cho mắt nghỉ ngơi, massage mắt nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.

3. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi… có thể tiến sâu vào mắt và gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Sử dụng thiết bị điện tử liên tục có thể gây ra hàng loạt triệu chứng khó chịu như: đau nhức, cộm xốn, nhìn mờ, chảy nước mắt… Đặc biệt, ánh sáng xanh có thể tấn công thủy tinh thể và võng mạc mắt gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Do đó, bạn không nên nhìn vào màn hình quá lâu, có thể áp dụng quy tắc 20:20:20, nghĩa là cứ 20 phút nhìn màn hình máy tính, điện thoại nên đưa mắt nhìn xa khoảng 20 feet (6 mét) trong 20 giây giúp mắt được thư giãn. Ngoài ra, bạn cần điều chỉnh độ phân giải và độ sáng màn hình phù hợp để hạn chế tình trạng mỏi, lóa mắt, cộm mí mắt trên.

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, cho mắt nghỉ ngơi thư giãn cũng là cách hỗ trợ cải thiện tình trạng mắt bị cộm mí trên

4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Để mắt luôn khỏe mạnh và tăng sức đề kháng cho mắt, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt bổ sung các vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như: vitamin A, E, C, B6, B12, Lutein và zeaxanthin và chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng giác mạc, chống gốc tự do, bảo vệ tế bào võng mạc…. Từ đó, giúp duy trì chức năng hoạt động của mắt, giúp mắt sáng khỏe.

Một số thực phẩm tốt cho mắt bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày: các loại cá béo (cá hồi, cá trích, cá ngừ), bơ, cà rốt, cà chua, đu đủ, táo, nho, dưa hấu, khoai lang, các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, macca…).

5. Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt giúp nuôi dưỡng và bảo vệ mắt từ bên trong

Theo các chuyên gia, việc bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu ở mắt; đồng thời nuôi dưỡng, chăm sóc mắt từ bên trong, giúp mắt luôn sáng khỏe, tinh anh.

Bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra sự hiện diện của Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có vai trò giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể. Đồng thời, giúp bảo vệ tế bào võng mạc trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại (từ bên ngoài môi trường và bên trong cơ thể), giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và phòng ngừa các bệnh lý về mắt nguy hiểm.

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit với dưỡng chất quý Broccophane thiên nhiên – chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane, có khả năng tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào võng mạc và thủy tinh thể, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu ở mắt,  hạn chế bệnh mắt và hỗ trợ ngăn ngừa mù lòa.

Ngoài ra, Wit còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mắt như Lutein, Zeaxanthin, Novo Omega, Beta Carotene, Vitamin C, Vitamin E, Zinc… hỗ trợ tăng sức đề kháng cho đôi mắt. Nhờ đó, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng mắt bị cộm mí trên, bảo vệ mắt một cách toàn diện.

Thực phẩm hỗ trợ nuôi dưỡng, bảo vệ mắt từ bên trong

Tinh chất Broccophane giúp hỗ trợ nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ đôi mắt toàn diện

Mắt bị cộm mí trên do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có các bệnh về mắt nguy hiểm. Do đó, nếu tình trạng cộm mí trên kéo dài không thuyên giảm và kèm các triệu chứng khó chịu khác, bạn không được chủ quan, tốt nhất nên đến các cơ sở Nhãn khoa để thăm khám, kiểm tra và có cách xử lý kịp thời.

Đánh giá bài viết
04:22 21/02/2024
mua_wit