Ngứa mắt vào ban đêm – Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục

Ngứa mắt vào ban đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý về mắt gây nên. Hiểu được nguyên nhân cũng như cách khắc phục sớm để tránh phiền nhiễu đến cuộc sống.
Ngứa mắt vào ban đêm là hiện tượng gì?
Ngứa mắt vào ban đêm hay còn gọi là viêm ngứa mắt, xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do dị ứng và nhiễm trùng. Ngứa mắt vào ban đêm gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ về đêm. Tùy theo nguyên nhân mà có cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, đây là bệnh dễ tái phát, nên bên cạnh điều trị, người bệnh cần tránh các tác nhân gây ngứa mắt. (1)
Nguyên nhân gây ra ngứa mắt ban đêm
Ngứa mắt vào ban đêm do rất nhiều nguyên nhân, có thể do mắt hoạt động vào ban đêm quá nhiều, mắt tiếp xúc với một số chất gây dị ứng gây ngứa mắt. Thói quen sử dụng máy tính nhiều giờ cũng là nguyên nhân khiến mắt bị mỏi, ngứa thậm chí khô mắt, dễ kích ứng ngứa mắt hơn. Ngứa mắt ban đêm có thể kể đến những nguyên nhân sau đây:
1. Dị ứng:
Phản ứng dị ứng của mắt hoặc mí mắt có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ngứa vào ban đêm như: mắt tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại trong các hoạt động cả ngày. Hoặc có thể tiếp xúc với các loại hóa mỹ phẩm như xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, sơn móng tay, phấn trang điểm, mascara… cũng là yếu tố gây dị ứng cho mắt.
Nguyên nhân là vùng da quanh mắt rất mỏng nên rất nhạy cảm với các chất gây dị ứng khác nhau trong môi trường xung quanh. Tình trạng ngứa mắt theo mùa (viêm kết mạc dị ứng) thường gặp vào mùa xuân và mùa thu, do mùa này số lượng phấn hoa nhiều, thời tiết lại mát mẻ nên mọi người thường hoạt động ngoài trời dị bị dị ứng.(2)
Việc sử dụng nhiều các thiết bị điện tử cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa mắt
2. Mỏi mắt:
Đây là một trong những nguyên nhân gây ngứa mắt vào ban đêm. Nguyên nhân phổ biến là do thói quen sử dụng các thiết bị điện tử quá mức gây ra hội chứng thị giác màn hình do màn hình các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh.
Đây là loại ánh sáng có bước sóng ngắn (380-495nm) mang năng lượng cao có thể tiến vào mắt làm tổn thương và gây chết các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Các triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình bao gồm: mờ mắt, đau đầu, đau cổ, vai hoặc lưng, nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung…
Ngoài ra, những người tài xế, lái xe đường trường hay những người đọc sách, học tập ở những nơi thiếu ánh sáng cũng dễ gặp tình trạng căng thẳng, mỏi mắt. Không khí từ hệ thống sưởi hoặc máy điều hòa không khí cũng có thể là nguyên nhân làm căng mắt và ngứa mắt.
4. Viêm bờ mi:
Viêm bờ mi là một tình trạng có thể gây ra viêm mí mắt. Tình trạng này xảy ra các tuyến dầu trên các nang lông của mí mắt bị tắc và kích ứng. Điều này xuất phát từ các nguyên nhân như nhiễm khuẩn, ve lông mi, tác dụng phụ của thuốc, các tuyến dầu bị trục trặc. Viêm bờ mi không chỉ gây ngứa mà còn có thể bị đóng vảy xung quanh mí mắt và lông mi, những triệu chứng này còn diễn ra tồi tệ hơn vào ban đêm.
5. Khô mắt:
Mắt khô sẽ gây kích ứng suốt cả ngày và có cảm giác ngứa mắt vào ban đêm. Tình trạng này nặng dần và trở nên khô sạn, bỏng rát. Khô mắt thường đi kèm với triệu chứng đỏ, xốn cộm, chảy nước mắt, mờ mắt, mỏi mắt, nhạy cảm với sáng, khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
Những triệu chứng này thường tồi tệ hơn khi đeo kính áp tròng. Trong trường hợp này thường dùng nước mắt nhân tạo, hoặc thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
6. Viêm kết mạc:
Hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, triệu chứng của bệnh là đỏ mắt, đổ ghèn, ngứa mắt vào ban đêm.
7. Ngứa mắt do đeo kính áp tròng:
Việc lạm dụng kính áp tròng, hoặc vệ sinh kính không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra các loại bệnh cho mắt như viêm kết mạc, viêm/loét giác mạc… với các triệu chứng ngứa ngáy, cộm mắt, đỏ mắt, nhìn mờ, gỉ ghèn mắt. Hơn nữa, việc sử dụng kính áp tròng quá thường xuyên hay không đúng cách có thể khiến giác mạc bị trầy xước, gây khô giác mạc, dị ứng…
Tình trạng ngứa mắt vào ban đêm có nguy hiểm không?
Ngứa mắt ban đêm tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh, gây ra chứng ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên chủ quan, cần tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý điều trị hợp lý.
Các cách trị ngứa mắt vào ban đêm hiệu quả nhất
Tùy nguyên nhân gây ngứa mắt vào ban đêm mà có cách điều trị ngứa mắt phù hợp.
Để trị ngứa mắt có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Chườm lạnh:
Với những trường hợp ngứa mắt nhẹ do dị ứng có thể dùng vải gạc hoặc khăn xô nhúng nước lạnh rồi chườm lên mắt có thể giảm bớt những triệu chứng khó chịu cho mắt.
2. Dùng nước mắt nhân tạo:
Nước mắt nhân tạo có thể giảm các triệu chứng do khô mắt.
3. Dùng thuốc nhỏ mắt:
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống có chứa hoạt chất histamin hoặc chất ổn định tế bào mast có thể làm dịu các triệu chứng.
Trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị tình trạng mắt bị ngứa
Trường hợp ngứa mắt kéo dài cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc các bệnh viện có chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân gây ngứa mắt (viêm bờ mi, viêm mí mắt) để có phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh phương pháp điều trị cần có biện pháp phòng ngừa, loại bỏ các yếu tố nguy cơ như:
- Nên tránh xa phấn hoa, nên đóng cửa sổ để tránh phấn hoa bay vào nhà gây ngứa mắt vào ban đêm.
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng, thường xuyên dùng giặt chăn gối để tránh bụi bặm xâm nhập vào mắt.
- Nên tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ.
- Trường hợp dùng kính áp tròng cần vệ sinh đúng cách.
- Rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với động vật, hạn chế dụi mắt.
Lưu ý cách sinh hoạt, làm việc để tránh để mắt bị khô:
- Nên đọc sách, học tập ở nơi đủ ánh sáng, và thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi
- Với những người làm việc thường xuyên với máy tính cần tuân thủ theo quy tắc “20-20-20”, cứ 20 phút thì cho mắt nghỉ ngơi nhìn xa 20 feet (khoảng 6m), trong vòng 20 giây.
- Người sử dụng áp tròng nên vệ sinh, thao tác tháo mở đúng cách, và không nên lạm dụng sử dụng kính áp tròng quá thường xuyên.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng nước mắt nhân tạo.
Nên thăm khám mắt định kỳ, 6 tháng/lần để theo dõi và tầm soát sức khỏe của đôi mắt. Trong trường hợp mắt có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế, hoặc bệnh viện có chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
Chủ động bảo vệ mắt từ tinh chất thiên nhiên
Bên cạnh chăm sóc, điều trị và phòng ngừa tình trạng ngứa mắt ban đêm bằng các biện pháp trên, thì theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của tình trạng ngứa mắt, khô, mỏi mắt trong hội chứng thị giác màn hình cũng như bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… là do cơ thể thiếu hụt Thioredoxin.
Wit với tinh chất quý Broccophane từ thiên nhiên giúp hỗ trợ gia tăng Thioredoxin, bảo vệ, nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong
Thioredoxin là protein phân tử nhỏ nhưng có công dụng to lớn trong việc bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể, từ đó giúp mắt được bảo vệ từ sâu bên trong trước sự tấn công thường xuyên của ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại, máy tính, tivi, đèn led,… và các yếu tố gây hại cho mắt khác.
Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã thành công vượt trội khi cho ra đời sản phẩm Wit với tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh giàu sulforaphane) giúp hỗ trợ tăng cường tổng hợp Thioredoxin.
Nhờ đó, Broccophane giúp bảo vệ mắt trước các yếu tố gây hại, đặc biệt là ánh sáng xanh, làm chậm quá trình lão hóa mắt, hạn chế đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, ngăn ngừa mù lòa.
Ngứa mắt vào ban đêm do nhiều nguyên nhân cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa hiệu quả. Bên cạnh đó, cần chủ động bổ sung các tinh chất thiên nhiên giúp nuôi dưỡng, tăng cường sức đề kháng để bảo vệ mắt trước các yếu tố gây hại từ bên trong và bên ngoài cơ thể.