Viêm giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng bài: 08:11 10/11/2020

Giác mạc là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị khói bụi, vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập, gây tổn thương viêm nhiễm. Mắt bị sưng đỏ, xốn cộm, đau nhức, … là triệu chứng điển hình của bệnh viêm giác mạc. Tình trạng viêm giác mạc mắt nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh.

Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm giác mạc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện viêm giác mạc cũng như có biện pháp khắc phục và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Giác mạc là gì? nằm ở đâu?

Giác mạc hay còn gọi là tròng (lòng) đen. Thực chất, giác mạc là một màng trong suốt, không có mạch máu mà bằng mắt thường chúng ta khó có thể nhìn thấy được. Giác mạc bao phủ đồng tử và mống mắt. Nói một cách dễ hiểu, phần tròng (lòng) đen của mắt bạn được mặc một lớp áo trong suốt, lớp áo trong suốt ấy chính là giác mạc.

Bệnh viêm giác mạc là gì?

Viêm giác mạc (keratitis) là tình trạng giác mạc bị trầy xước từ các chấn thương bên ngoài hoặc do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng gây phản ứng viêm. Đây là bệnh nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, thậm chí có thể đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực.

Bệnh viêm giác mạc được chia thành nhiều loại khác nhau như:

  • Viêm loét giác mạc: Đây là trường hợp xảy ra khi giác mạc bị trầy hoặc nhiễm trùng có thể do nhiễm khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu, …), virus (herpes, zona) hoặc viêm loét giác mạc do nấm (Aspergillus, Fusarium, nấm sợi, …). Viêm loét giác mạc do giác mạc bị tổn thương vì có vật thể lạ bắn vào mắt như bị lá cây, cành cây quẹt vào giác mạc hoặc dùng kính sát tròng không đúng cách.
  • Viêm mô giác mạc nông: Là dạng tổn thương không đặc hiệu, giác mạc chỉ tổn thương lớp mô, đây có thể là giai đoạn sớm của nhiều bệnh giác mạc nguy hiểm, với biểu hiện ban đầu nhiều chấm nhỏ li ti màu trắng xám trên bề mặt giác mạc. Tác nhân chủ yếu do virus như Herpes, Zona, Adenovirus hoặc do sự rối loạn sự tiết chế nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm trùng, liệt dây thần kinh số VII, …
  • Viêm giác mạc sâu (viêm nhu mô): Là các tổn thương nằm trong nhu mô với những vết trắng đục thường phân bố rải rác, viêm giác mạc đốm dưới biểu mô do virus, nếu thành đám rộng là viêm giác mạc hình đĩa do zona, virus herpes.
  • Viêm giác mạc cấp: Là tình trạng các mạch máu ở kết mạc sung huyết và làm cho kết mạc phù, đỏ. Viêm kết mạc cấp có thể xuất hiện vào tất cả các thời điểm trong năm nhưng vào thời điểm giao mùa thường có những đợt bùng phát thành dịch. Viêm giác mạc cấp thường liên quan đến các bệnh lý như giảm thị lực hoặc độ nhạy ánh sáng, chảy nước mắt mãn tính, mất thị lực do kết mạc co rút và kết mạc bị dính một phần hay toàn phần (sẹo kết mạc).
  • Viêm giác mạc sợi: Đây là loại bệnh về mắt khá phổ biến hiện nay. Các sợi giác mạc được tạo thành từ những tế bào biểu mô thoái hóa cùng với chất nhầy bao phủ lên trên và bám vào bề mặt giác mạc nơi tế bào biểu mô bị khuyết và bong tróc gây ra cảm giác cộm, xốn, chảy nước mắt và nhói đau. Viêm giác mạc sợi thường do bệnh nhân bị khô mắt nếu thường xuyên thức đêm, mất ngủ, hở mi hoặc do sản xuất nước mắt không đủ (thiếu vitamin A, dị ứng thuốc, …)

bệnh viêm giác mạc

Bệnh viêm giác mạc mắt không chỉ gây ra nhiều bất tiện và khó chịu cho người bệnh mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Dấu hiệu và triệu chứng cho thấy mắt bị viêm giác mạc

Các triệu chứng của viêm giác mạc bao gồm:

  • Mắt đỏ
  • Đau nhức mắt
  • Suy giảm thị lực như mờ hoặc không thể nhìn
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Khó mở mắt
  • Chảy nước mắt sống
  • Cảm giác cộm xốn mắt
triệu chứng viêm giác mạc hình ảnh mắt bị viêm giác mạc

Nguyên nhân gây viêm giác mạc ở mắt

Hiện nay, có 2 nhóm nguyên nhân gây viêm giác mạc:

Viêm giác mạc không truyền nhiễm

Đây là dạng viêm giác mạc không do nhiễm trùng, có liên quan đến những chấn thương tương đối nhỏ như do móng tay chạm phải hoặc vật chọc vào mắt. Viêm giác mạc do chấn thương cũng có thể gặp do nguồn nước hoặc không khí bị ô nhiễm.

Những người đeo kính áp tròng thường bị viêm giác mạc hơn những người không đeo kính áp tròng do thao tác lắp và gỡ kính va chạm làm tổn thương giác mạc.

nguyên nhân gây viêm giác mạc

Viêm giác mạc truyền nhiễm

Viêm giác mạc truyền nhiễm có thể được gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Cụ thể:

  • Vi khuẩn: Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus là hai loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm giác mạc thường gặp ở người đeo kính áp tròng.
  • Nấm: Viêm giác mạc thường do nấm do Aspergillus, Candida hoặc Fusarium gây ra. Cũng như viêm giác mạc do vi khuẩn, viêm giác mạc do nấm cũng có nhiều khả năng xảy ra ở những người đeo kính áp tròng.
  • Ký sinh trùng: Tại Hoa kỳ, những người đeo kính áp tròng khả năng bị viêm giác mạc do một loại ký sinh trùng có tên là Acanthamoeba. Đây là loại ký sinh trùng thường thấy ở hồ bơi, khu vực nhiều cây cối, có thời tiết nóng ẩm.
  • Virus: Viêm giác mạc do virus chủ yếu do virus herpes simplex gây ra, tiến triển từ viêm kết mạc thành viêm giác mạc.

Theo các nguyên nhân trên, có thể thấy, những đôi mắt đeo kính áp tròng rất dễ bị viêm giác mạc do cả nguyên nhân chấn thương và nhiễm trùng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm giác mạc như:

  • Yếu tố môi trường: Thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường khói bụi, không khí khô nóng, làm việc trong môi trường điều hòa hay dùng quạt liên tục.
  • Thói quen xấu trong sinh hoạt và làm việc: Đọc sách báo, học tập, làm việc, xem tivi trong môi trường thiếu ánh sáng, cự li quan sát quá gần khiến mắt phải điều tiết liên tục. Đặc biệt là nhân viên văn phòng phải làm việc nhiều giờ trước máy tính, người thường xuyên sử dụng điện thoại dễ tăng nguy cơ mắc viêm giác mạc.
  • Độ tuổi và nội tiết tố: Chức năng của tuyến lệ sẽ suy giảm theo tuổi tác, đặc biệt là người trung niên, người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh cũng dễ bị khô mắt và dẫn đến viêm giác mạc.

yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm giác mạc

Sử dụng điện thoại nhiều vào ban đêm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về mắt trong đó có viêm giác mạ

Viêm giác mạc có nguy hiểm không?

Viêm giác mạc nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể xảy ra những biến chứng:

  • Sẹo giác mạc
  • Viêm mãn tính
  • Loét giác mạc
  • Thủng giác mạc

Trong trường hợp giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thị lực hoặc mù lòa, các bác sĩ sẽ tiến hành một thủ thuật được gọi là cấy ghép giác mạc. Tuy nhiên, việc tìm được người hiến giác mạc để thay thế là vô cùng khó khăn và tốn kém. Chi phí cho 1 ca ghép giác mạc có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Do đó, đừng xem thường các triệu chứng nghi ngờ của viêm giác mạc mà hãy đến chuyên khoa mắt để được các Bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời trước khi phát sinh các biến chứng.

Điều trị viêm giác mạc như thế nào?

Cách điều trị viêm giác mạc phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bạn sẽ phải dùng thuốc theo toa. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc cả hai. Bao gồm các thuốc kháng sinh cho nhiễm trùng do vi khuẩn, chất diệt khuẩn để diệt ký sinh trùng, thuốc chống nấm cho nhiễm trùng nấm, thuốc kháng virus cho bệnh nhiễm virus.

Nếu là viêm giác mạc không do nhiễm trùng thì không cần dùng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng miếng che mắt để giúp bảo vệ mắt bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình chữa lành. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi có nhiều vitamin A, B2, C, …

điều trị viêm giác mạc

Gặp bác sĩ Nhãn khoa ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm giác mạc

Viêm giác mạc bao lâu thì khỏi? Đây là lo lắng của nhiều người vì bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia Nhãn khoa cho biết, tùy từng trường hợp và mức độ viêm giác mạc mà thời gian phục hồi cũng khác nhau. Nếu viêm giác mạc được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời bệnh sẽ thường khoảng trong 7-10 ngày.

Đặc biệt, bạn có thể dùng các sản phẩm bổ mắt để cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt giúp mắt nhanh chóng phục hồi như vitamin C, E, Lutein, Zeaxanthin, và đặc biệt là dưỡng chất chuyên biệt Broccophane (sulforaphane)… để giúp mắt tăng sức đề kháng.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tinh chất Broccophane thiên nhiên (được chiết xuất thành công trong sản phẩm Wit) được tinh chiết từ một loại bông cải xanh (Broccoli) rất giàu Sulforaphane có tác dụng gia tăng tổng hợp Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể. Hoạt chất sinh học tự nhiên nhiên này giúp hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống, tăng cường thị lực, phòng ngừa các bệnh về mắt trong đó có viêm giác mạc.

Phòng ngừa viêm giác mạc cần lưu ý gì?

Mặc dù viêm giác mạc có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng bạn vẫn có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế nguy cơ viêm giác mạc. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn là người kết thân với kính áp tròng. Hằng ngày, bạn nên:

  • Chắc chắn rằng bạn không đi ngủ khi mắt còn đeo kính áp tròng
  • Tháo kính áp tròng khi bơi
  • Rửa tay sạch khi đeo, gỡ kính áp tròng
  • Sử dụng đúng loại dung dịch vệ sinh, không dùng nước hoặc dung dịch pha loãng
  • Thay thế kính áp tròng đúng thời gian khuyến cáo và khuyến nghị của bác sĩ
  • Nên đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

phòng ngừa viêm giác mạc

Những thắc mắc thường gặp về bệnh viêm giác mạc

Viêm giác mạc có phải đau mắt đỏ không?

Các chuyên gia Nhãn khoa cho biết, thực tế viêm giác mạc và đau mắt đỏ là một, chỉ khác nhau ở cách gọi của mỗi người. Đau mắt đỏ với khả năng lây lan cao và bùng phát thành dịch. Con đường lây nhiễm đau mắt đỏ là tiếp xúc trực tiếp với ghèn, gỉ mắt của người bệnh hay dịch tiết ở mắt, qua các vật dụng trung gian như khăn mặt, kính, chậu rửa, … Do đó, khi phát hiện dấu hiệu đau mắt đỏ người bệnh nên chủ động hạn chế tiếp xúc quá thân mật với người khác.

Bệnh viêm giác mạc có lây không?

Viêm giác mạc có thể lây truyền nếu đó là viêm giác mạc do nhiễm trùng vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng. Điều này có thể xảy ra nếu bạn tiếp xúc với chất lây nhiễm rồi chạm vào mắt hoặc cũng có thể xảy ra tình trạng mắt bệnh lây sang cho mắt lành. Trường hợp viêm giác mạc do chấn thương sẽ không lây nhiễm.

Có nên nhỏ mắt khi bị viêm giác mạc?

Thuốc nhỏ mắt là một dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý, để điều trị hay giúp chẩn đoán các bệnh lý về mắt. Các bác sĩ Nhãn khoa chia sẻ, với bệnh viêm giác mạc phải dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng và tùy vào từng trường hợp, mức độ viêm giác mạc khác nhau mà bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc nhỏ mắt phù hợp, do đó người dùng không được tự ý mua và dùng thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.

Hy vọng với những thông tin trên đã phần nào giúp bạn giải đáp cho những thắc mắc liên quan đến tình trạng viêm giác mạc. Chúc bạn luôn biết cách bảo vệ mắt từ bên trong để giữ đôi mắt luôn sáng khỏe.

Đánh giá bài viết
08:32 14/06/2023
mua_wit