Viêm túi lệ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm túi lệ là bệnh lý thường gặp ở mắt, do tắc nghẽn lệ đạo gây ra. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể chuyển sang viêm mãn tính, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn về viêm tuyến lệ ở mắt, bạn có thể tham khảo bài viết sau.
Viêm túi lệ là gì?
Viêm túi lệ (dacryocystitis) là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng túi nước mắt (túi lệ) và ống lệ, bộ phận có vai trò chứa và dẫn nước mắt từ nhãn cầu xuống khoang mũi. Khi có tắc nghẽn trong túi lệ hoặc ống dẫn nước mắt, quá trình này bị gián đoạn và nước mắt không thể chảy ra ngoài, khiến vi khuẩn, bụi bẩn bị tích tụ lại đẫn đến viêm.
Nguyên nhân dẫn đến bị viêm túi lệ
Có nhiều nguyên nhân gây viêm tuyến lệ như:
1. Bẩm sinh
Các dạng bẩm sinh của viêm túi lệ thường do tắc nghẽn van Hasner, nằm ở phần xa của ống lệ mũi. Trước khi sinh, hệ thống mũi lệ của trẻ chứa đầy nước ối. Nếu nước ối không được tống ra khỏi hệ thống mũi của trẻ trong vài ngày sau khi sinh, nước ối có thể trở thành mủ, dẫn đến viêm tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Khoảng 6% trẻ sinh ra bị tắc ống lệ mũi bẩm sinh.

Nước ối không được tống ra khỏi hệ thống mũi của trẻ trong vài ngày sau khi sinh có thể dẫn đến viêm tuyến lệ
2. Tuổi tác
Quá trình lão hóa không chỉ làm cho mắt bị yếu đi mà còn khiến ống dẫn nước mắt trở nên hẹp hơn và dễ bị tắc hơn. Tạo điều kiện cho các sinh vật gây viêm túi lệ phổ biến như S. aureus và S. cholermidis có cơ hội hoạt động. Nhiều nghiên cứu cho thấy, viêm tuyến lệ ở mắt thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi.
3. Vi khuẩn gây ra
Vi khuẩn gây viêm túi lệ ở mắt phổ biến ở cả trẻ em và người lớn là Staphylococcus aureus. Ở trẻ em, các vi khuẩn gây bệnh khác có thể bao gồm Streptococcus và Haemophilus influenzae. Ở người lớn, các vi khuẩn gây bệnh khác có thể bao gồm Staphylococcus cholermidis, Streptococcus spp và Pseudomonas aeruginosa .
4. Bệnh nhân bị các dạng chấn thương
Các chấn thương nhỏ như bụi bẩn hoặc vật thể lạ lọt vào mắt; nghiêm trọng hơn như một cú đánh vào đầu làm tổn thương mắt hoặc hốc mắt; gãy xương mũi có thể ảnh hưởng đến các ống dẫn nước mắt. Trong số các chấn thương gây tắc nghẽn đường dẫn nước mắt ở mũi, gãy xương mũi là phổ biến nhất. (1)

Gãy xương mũi được xem là nguyên nhân phổ biến gây viêm tuyến lệ ở mắt
5. Quá trình điều trị ung thư
Những khối u hoặc khối hạch có thể gây tắc ống dẫn nước mắt, dẫn đến viêm túi lệ nếu nó nằm gần hệ thống ống dẫn nước mắt. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị ung thư như fluorouracil, docetaxel hoặc i-ốt phóng xạ có thể khiến ống dẫn nước mắt bị tắc gây viêm túi lệ.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây viêm tuyến lệ như Polyp mũi, viêm xoang, áp xe mũi, …
Triệu chứng viêm túi lệ thường gặp
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm túi lệ ở mắt là chảy nước mắt không kiểm soát. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau, đỏ và sưng mí mắt dưới ở góc trong của mắt.
- Chảy nhiều nước mắt.
- Một số trường hợp chảy nước mắt có kèm theo dịch mủ.
- Sốt.
- Mờ mắt.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm túi lệ mãn tính có thể ít nghiêm trọng hơn so với viêm túi lệ cấp tính. Với dạng mãn tính, người bệnh có thể chỉ bị chảy nước mắt và không có biểu hiện sốt.
Bị viêm túi lệ có nguy hiểm không?
Tỷ lệ bệnh biến chứng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong khi bị viêm túi lệ được đánh giá là thấp. Trong các trường hợp bẩm sinh, 90% trẻ sẽ tự khỏi sau một tuổi và có biện pháp chữa trị kịp thời.Tuy nhiên, khoảng 60% các cuộc tấn công ban đầu của viêm tuyến lệ sẽ tái phát trở lại nếu như không có biện pháp phòng ngừa.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng mãn tính ở tuyến lệ, đặc biệt là ở người lớn, có thể khó chữa khỏi nếu không phẫu thuật để mở rộng ống dẫn lưu nước mắt.
Trong các trường hợp phức tạp, nhất là những bệnh nhân bị viêm tuyến lệ có dấu hiệu sốt hoặc thay đổi thị giác cấp tính, nên nhập viện với sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa.
Các biến chứng của viêm túi lệ ở mắt có thể gây hậu quả nghiêm trọng như viêm mô tế bào hốc mắt, hình thành lỗ rò lệ đạo, viêm màng não, hình thành áp xe não, huyết khối xoang hang, viêm xoang nặng, mất thị lực vĩnh viễn, thậm chí tử vong. (2)

Tình trạng viêm túi lệ có dấu hiệu nghiệm trọng như sốt hoặc thay đổi thị giác cấp tính có thể dẫn đến mù lòa
Chẩn đoán viêm túi lệ
Khi xuất hiện dấu hiệu viêm túi lệ, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để được các bác sĩ chuyên khoa mắt chẩn đoán tình trạng bệnh thông qua các thử nghiệm như:
- Làm các bài kiểm tra mắt.
- Ấn vào vùng bị sưng và thấy chất dịch đỏ chảy ra qua chấm trong mắt, nơi nước mắt đọng lại.
- Lấy một mẫu chất nhầy hoặc mủ chảy ra từ mắt để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, tìm ra loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Lấy mẫu máu để kiểm tra bạch cầu (lượng bạch cầu cao có thể là dấu hiệu nhiễm trùng). Ngoài ra, bạn cũng có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân cơ bản của tình trạng viêm túi lệ.
- Sử dụng thuốc nhuộm màu vàng nhỏ vào mắt để theo dõi quy trình lưu thông nước mắt tự nhiên. Nếu thuốc nhuộm mất một thời gian dài để biến mất, tuyến lệ có thể bị tắc nghẽn. Nếu thuốc nhuộm xuất hiện trên tăm bông trong mũi, tuyến lệ có thể bị tắc nghẽn một phần.
- Các xét nghiệm hình ảnh giúp phát hiện các nguyên nhân cơ bản của viêm túi lệ ở mắt.
Ngoài ra, các thử nghiệm bổ sung có thể được yêu nếu người bệnh bị chảy máu trong nước mắt hoặc có vấn đề về thị lực.
Điều trị viêm túi lệ
Căn cứ vào tình trạng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phuù hợp với người bệnh. Sau đây là các phương pháp điều trị viêm túi lệ phổ biến:
- Biện pháp thủ công: Với trường hợp viêm túi lệ cấp tính ở trẻ em do sự tắc nghẽn ở van Hasner, phụ huynh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chườm ấm và xoa bóp Crigler cho trẻ tại nhà.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh đường uống, thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt là phương pháp điều trị tiêu chuẩn được kê đơn cho các trường hợp nhiễm trùng ống dẫn nước mắt. Tuy nhiên, với những tình trạng nhiễm trùng nặng có thể dùng đến kháng sinh tiêm đường tĩnh mạch và theo dõi trong bệnh viện.

Nhiễm trùng túi lệ nặng có thể dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch để điều trị
- Phẫu thuật: Nếu tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với thuốc kháng sinh hoặc bệnh tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện tiểu phẫu. Phẫu thuật điều trị viêm túi lệ ở mắt có thể là phẫu thuật thăm dò ống lệ, đặt nội khí quản mũi, đặt stent tuyến lệ mũi, phẫu thuật mở thông túi mật (DCR) hoặc phẫu thuật cắt túi lệ nội khí quản (EN-DCR).
Ngoài ra, thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không kê đơn có thể giúp kiểm soát cơn đau và hạ sốt cho đến khi điều trị dứt điểm bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật.
Bổ sung dưỡng chất hỗ trợ mắt từ bên trong
Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm túi lệ và các bệnh về mắt khác là do cơ thể thiếu hụt Thioredoxin, một protein phân tử nhỏ nhưng có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ mắt từ bên trong, nhất là võng mạc và thủy tinh thể khỏi sự tác động của môi trường, virus, ánh sáng xanh và các yếu tố gây hại khác.
Do đó, để hỗ trợ phòng ngừa, bảo vệ mắt tốt hơn, bạn nên bổ sung các dưỡng chất có khả năng giúp cơ thể gia tăng Thioredoxin một cách tự nhiên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, tinh chất Broccophane thiên nhiên, chiết xuất từ bông cải xanh giàu sulforaphane có trong viên uống bổ mắt Wit, có khả năng giúp cơ thể tăng cường tổng hợp Thioredoxin. Từ đó, bảo vệ mắt khỏi các yếu tố có hại gây viêm túi lệ ở mắt đồng thời còn làm chậm quá trình lão hóa mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt khác như thoái hóa hoàng điểm vàng và mù lòa.

Wit hỗ trợ tăng cường tổng hợp Thioredoxin trong cơ thể giúp bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại
Viêm túi lệ là bệnh ở mắt phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ suy giảm thị lực do bệnh gây ra.