6 Biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể nên lưu ý

Hiện nay với thiết bị và kỹ thuật hiện đại, mổ đục thủy tinh thể là giải pháp hiệu quả và khá an toàn. Dù là phương pháp cải thiện thị lực ít xảy ra biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể, tuy nhiên khi can thiệp y khoa sẽ không tránh được một số biến chứng có thể xảy đến, người bệnh cần theo dõi kỹ càng sau khi mổ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Những biến chứng khi mổ đục thủy tinh thể
1. Các mảnh thủy tinh thể còn sót
Trong quá trình loại bỏ thủy tinh thể có thể một số mảnh thủy tinh có thể rơi vào mắt và bị sót lại. Nếu đó là những mảnh nhỏ thì không ảnh hưởng, tuy nhiên những mảnh lớn tồn tại trong mắt thì cần phẫu thuật lại để loại bỏ thủy tinh thể và ngăn ngừa sưng tấy.
2. Chảy máu trong mắt
Đây là trường hợp hiếm gặp khi phẫu thuật, các mạch máu đi tới võng mạc bắt đầu chảy máu mà không rõ nguyên nhân. Trường hợp này rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mất thị lực nếu lượng máu chảy ra quá nhiều. Sau khi phẫu thuật, máu có thể đọng lại giữa các giác mạc và mống mắt sẽ cản trở tầm nhìn của bạn.
Trong trường hợp này, bệnh nhân thường nằm trên giường với tư thế ngẩng đầu và có chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt. Nếu dùng thuốc nhỏ mắt mà máu vẫn không thể thoát ra ngoài gây quá nhiều áp lực trong mắt thì cần phẫu thuật.
Chảy máu trong mắt rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mất thị lực nếu lượng máu chảy ra quá nhiều
3. Thấu kính nội nhãn bị lệch
Thấu kính nội nhãn là thủy tinh thể bác sĩ sẽ đặt vào mắt của bệnh nhân trong quá trình điều trị đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, thấu kính này không được đặt đúng vị trí gây mờ hoặc nhìn đôi. Đặc biệt nghiêm trọng hơn với trường hợp chảy máu và sưng tấy. Trường hợp này cần phẫu thuật, có thể đặt lại hoặc thay thế thấu kính mới.
4. Sưng ở giác mạc
Giác mạc là bộ phận phía trước mắt có thể bị sưng và nhìn mờ sau khi phẫu thuật khiến bệnh nhân khó nhìn hơn. Theo các chuyên gia, vấn đề này chỉ tồn tại tạm thời, và thị lực sẽ thay đổi sau vài ngày và vài tuần phẫu thuật. Trong trường hợp này có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt.
5. Tích tụ chất lỏng trong võng mạc
Sau khi phẫu thuật, các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ. Khi chất lỏng tích tụ trong mắt sẽ làm mờ tầm nhìn của bệnh nhân. Sử dụng thuốc nhỏ mắt là giải pháp cần thiết. Người bệnh phải mất vài tuần hoặc vài tháng để vết thương lành hẳn và trở lại bình thường. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể tiêm steroid sau mắt hoặc làm phẫu thuật.
6. Nhiễm trùng
Vi trùng xâm nhập vào mắt trong quá trình phẫu thuật có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh nhân thường nhạy cảm với ánh sáng, bị đau hoặc mẩn đỏ và các vấn đề về thị lực. Nếu gặp trường hợp này, cần gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời. Tùy vào trường hợp, bệnh nhân có thể nhận chỉ định tiêm thuốc kháng sinh vào mắt, loại bỏ thủy tinh thể, chất gel trong ở giữa mắt, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
Biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể
1. Đục bao sau
Đây là biến chứng phổ biến nhất sau khi mổ thủy tinh thể. Nguyên nhân là do sự tăng sinh các tế bào biểu mô còn sót lại của bao thủy tinh thể. Triệu chứng rõ nhất của đục bao sau là sau một thời gian bệnh nhân thấy mắt mờ, chói, thỉnh thoảng có song thị một mắt.
Trong trường hợp này, cách xử lý đơn giản nhất là phẫu thuật laser capsulotomy để phá hủy những phần bị mờ đục, giảm chói và cải thiện thị lực. Sau khi phẫu thuật bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc nhỏ mắt kháng viêm sử dụng ở nhà.
2. Viêm
Một chút sưng và đỏ sau phẫu thuật là bình thường. Nếu bị nhiều hơn, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ để khắc phục.
3. Bong võng mạc
Võng mạc nằm ngược trong mắt bạn, cảm nhận ánh sáng và gửi thông điệp đến não. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có khả năng bong võng mạc. Đây là trường hợp khẩn cấp có thể gây mất thị lực. Cần đi khám mắt ngay lập tức nếu có những triệu chứng sau đây: cảm giác như một tấm màn che khuất một phần mắt, có những điểm nổi mới trong tầm nhìn của bạn.
4. Bong dịch kính
Phẫu thuật có thể gây ra bong dịch kính sau, nơi thủy tinh thể tách khỏi võng mạc khiến bệnh nhân nhìn thấy những đám mây và mạng nhện chuyển động trong tầm nhìn của mình, cùng với những tia sáng lóe lên. Thông thường, điều này sẽ được cải thiện trong vòng vài tháng.
5. Tăng nhãn áp
Sau phẫu thuật làm tăng áp lực trong mắt, còn gọi là tăng huyết áp ở mắt là biến chứng sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể nguy hiểm có thể làm hỏng thị lực. Trong trường hợp này, tùy thuộc vào từng trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt, tiêm hoặc dùng thuốc uống hay phẫu thuật nếu dây thần kinh thị giác bị tổn thương.
Tăng nhãn áp ở mắt là biến chứng sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể nguy hiểm có thể làm hỏng thị lực
6. Mí mắt chảy xệ
Còn được gọi là ptosis, đây là một biến chứng phổ biến sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể. Biến chứng này không xác định rõ nguyên nhân, và thường tự biến mất. Nếu kéo dài hơn 6 tháng, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng khi mổ đục thủy tinh thể
Với những trường hợp sau đây, nguy cơ xảy ra biến chứng khi phẫu thuật đục thủy tinh thể cao hơn những người khác:
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Những người có các bệnh khác về mắt: viêm màng bồ đào, glaucoma (cườm nước), cận thị nặng…
- Người sử dụng thuốc chống đông cần ngưng thuốc 3-5 ngày trước khi mổ
Cách phòng ngừa những biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể
Để phòng ngừa các biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để chăm sóc mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể một cách hiệu quả:
1. Hoạt động hàng ngày
- 2 tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật, cần nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng và gắng sức
- Tránh ho, hắt hơi mạnh và không cúi người trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật
- Không dụi mắt
- Tránh nước vào mắt trong 2 tuần đầu tiên
- Ngày đầu tiên phẫu thuật không tự lái xe
- Đeo kính tránh gió bụi
- Tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ
- Có chế độ sinh hoạt, làm việc nhẹ nhàng
2. Sử dụng thuốc sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, bệnh nhân thường được sử dụng một số loại thuốc theo đơn của bác sĩ như:
- Thuốc nhỏ mắt: Thuốc kháng sinh, kháng viêm sterioid
- Thuốc uống: Thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau
Những loại thuốc này giúp giảm đau, chống nhiễm trùng, giảm sưng, tuy nhiên cần cân nhắc với nguy cơ tăng nhãn áp. Vì vậy, thuốc được sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
3. Chăm sóc mắt trong quá trình phục hồi
Sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, bệnh nhân sẽ được băng mắt lại để bảo vệ mắt trong quá trình phục hồi. Trong thời gian này cần bảo vệ mắt như sau:
Khi thay băng, làm vệ sinh mắt nhẹ nhàng bằng chiếc khăn ấm, rồi đặt miếng bông gòn khác lên mắt và dán lại. Lưu ý, đặt bông gòn nhẹ nhàng, không chà xát mạnh tay. Sử dụng miếng băng bảo vệ mắt kể cả ban đêm.
4. Phòng tránh tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể. Để ngăn ngừa tình trạng tăng nhãn áp xảy ra, người bệnh cần:
- Hạn chế những bài tập mạnh
- Không cúi người xuống phía trước
- Không nâng vật nặng
- Nằm ngửa khi ngủ
- Hạn chế xem tivi, điện thoại, đọc sách…
Phẫu thuật thủy tinh thể là việc làm cần thiết để cải thiện thị lực trong trường hợp mắt bị lão hóa. Tuy nhiên, mọi người cần tìm hiểu, theo dõi và biết cách phòng ngừa những biến chứng sau khi mổ thủy tinh thể để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, cần chăm sóc mắt đúng cách, có chế độ làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, nên chủ động cung cấp dưỡng chất chuyên biệt từ tinh chất thiên nhiên, bảo vệ mắt từ bên trong giúp phòng ngừa một số bệnh về mắt.