8 dấu hiệu đục thủy tinh thể ở từng giai đoạn cần phải chú ý

Ngày đăng bài: 09:11 03/11/2022

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực và mù lòa. Nhận diện được các dấu hiệu đục thủy tinh thể  chính là cách giúp phòng bệnh và điều trị hiệu quả.

Đục thuỷ tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt (lòng đen). Thủy tinh thể không có mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng nuôi thủy tinh thể bằng cách thẩm thấu.

Thủy tinh thể có chức năng điều tiết cho ánh sáng đi qua và hội tụ lại tại võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật.   Đục thủy tinh thể còn gọi là cườm khô, cườm đá, là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, do thủy tinh thể bị mờ, vì vậy ánh sáng không thể chiếu vào màng đáy mắt, dẫn đến người bệnh không thể nhìn rõ nhìn rõ.

Nếu thủy tinh thể bị đục hoàn toàn, mắt sẽ mất dần thị lực vĩnh viễn và người bệnh sẽ bị mất thị lực vĩnh viễn.(1)

Tên

Đục thủy tinh thể gây suy giảm thị lực thường gặp ở người lớn tuổi

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể do nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát và các yếu tố tác động từ bên ngoài. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây đục thủy tinh thể.  

Nguyên nhân nguyên phát:

  • Do yếu tố bẩm sinh, liên quan tới yếu tố di truyền gây đục thủy tinh thể.
  • Do quá trình lão hóa tự nhiên, thường gặp ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi), ảnh hưởng tới dinh dưỡng của thủy tinh thể.

  Nguyên nhân thứ phát:

  • Người mắc các bệnh lý toàn thân như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì…
  • Thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại, tia X, tia hàn… trên 3 giờ mỗi ngày.
  • Cận thị thoái hóa
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến mắt như nhóm thuốc hạ mỡ máu statin, corticoid, thuốc chống trầm cảm…
  • Người mắc các bệnh khác tại mắt mà tái đi tái lại nhiều lần như viêm màng bồ đào hay bị chấn thương mắt, tai biến, di chứng sau phẫu thuật mắt.

Ngoài ra, đục thủy tinh thể còn do một số yếu tố tác động như thường xuyên bị stress, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá và đặc biệt là không cung cấp các dưỡng chất cho mắt.

Các dấu hiệu đục thủy tinh thể dễ nhận biết

Tùy mỗi giai đoạn sớm, muộn mà đục thủy tinh thể có thể hiện các triệu chứng khác nhau:

1. Giai đoạn sớm đục thủy tinh thể

  • Mờ mắt: Ở giai đoạn sớm, bệnh đục thủy tinh chưa ảnh hưởng đến tầm nhìn nhiều. Người bệnh có cảm giác mọi vật mờ đi như có lớp sương mỏng che trước mặt. Tuy nhiên, theo thời gian, triệu chứng càng tăng, màn sương ngày một dày lên và làm tầm nhìn mờ đi rõ rệt.(2)
  • Khó khăn khi nhìn vào ban đêm: Đục thủy tinh thể sẽ làm giảm dần tầm nhìn của người bệnh ở những nơi thiếu ánh sáng, đặc biệt là ban đêm. Vì vậy, người bệnh rất khó khăn khi điều khiển phương tiện giao thông, dễ bị lóa mắt khi gặp ánh đèn xe ngược chiều.
  • Lóa mắt: Đây là dấu hiệu khá phổ biến khi bị đục thủy tinh thể. Khi tiếp xúc với ánh sáng chói sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau mắt và khó chịu.

Tên

Lóa mắt, mắt khó chịu khi gặp ánh sáng là dấu hiệu thường gặp ở người bị đục thủy tinh thể

2. Giai đoạn muộn đục thủy tinh thể

  • Nhạy cảm với ánh sáng: Khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng, mắt tiếp xúc với nguồn ánh sáng chói như ánh nắng mặt trời, mắtsẽ thấy khó chịu và nhạy cảm.
  • Giảm nhận thức màu sắc: Nhận thức về màu sắc thay đổi, không chuẩn xác, một số màu sắc sẽ trông mờ nhạt hơn, như màu trắng sẽ trông giống màu vàng hơn nhiều so với thực tế.
  • Nhìn thấy chấm đen: Bên cạnh thị lực suy giảm thị lực, nhìn xa kém, mắt bị đục thủy tinh thể còn thấy xuất hiện chấm đen trước mặt với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
  • Song thị (nhìn đôi): Tình trạng này xảy ra khi đục thủy tinh thể không đồng nhất, làm cho ánh sáng qua mắt bị đục không hội tụ đúng điểm vàng, khi 1 mắt kia vẫn nhìn bình thường gây ra tình trạng nhìn đôi, nhìn ba.
  • Xuất hiện quầng sáng ở mọi nơi: Bị đục thủy tinh thể làm nhiễu ánh sáng vào mắt, do vậy,

người bệnh thường thấy các vầng sáng xung quanh nguồn chiếu sáng như: bóng đèn chiếu sáng, ánh mặt trời. Quầng sáng xuất hiện với màu sắc khác nhau. Do vậy, người bị đục thủy tinh thể sẽ rất khó khăn khi lái xe vào ban đêm trở khi nhìn đèn đường, hoặc đèn của phương tiện chạy ngược chiều làm họ lóa mắt.

Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể

Khi có những dấu hiệu trên cần được thăm khám, để được bác sĩ kiểm tra thị lực và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào giai đoạn sớm muốn của mỗi bệnh nhân mà có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Đục thủy tinh thể giai đoạn sớm: Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường chưa có triệu chứng suy giảm thị lực nhiều, bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân điều chỉnh thị lực bằng kính đeo, kính lúp hoặc lưu ý bổ sung ánh sáng phù hợp khi làm việc.
  • Đục thủy tinh thể ở giai đoạn muộn:Với bệnh nhân bị đục thủy tinh thể bị suy giảm thị lực trầm trọng, thị lực chỉ còn 3/10, điều này sẽ ảnh hưởng, cản trở đến sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh, và không thể điều trị bằng phương pháp nội khoa hay dùng kính hỗ trợ, phẫu thuật là phương pháp điều trị bắt buộc.

Hiện nay, phương pháp Phaco được xem là phương pháp hiện đại, hiệu quả, ít xâm lấn, hồi phục nhanh, nguy cơ biến chứng sau mổ thấp, có thể xuất viện ngay trong ngày.

Có thể thấy, bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Việc phát hiện bệnh chậm trễ, hoặc chủ quan bỏ qua các triệu chứng ban đầu sẽ khiến quá trình điều trị khó khăn, thậm chí không thể cứu vãn được.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Do vậy, mọi người cần chú ý phòng ngừa từ sớm. Cần  loại bỏ các yếu tố nguy cơ, xây dựng lối sống lành mạnh như bảo vệ mắt khi đi ra ngoài, hạn chế rượu bia, tránh xa khói thuốc lá, chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) hợp lý để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì….

Đặc biệt, nên kết hợp bổ sung dưỡng chất chuyên biệt từ thiên nhiên giúp nuôi dưỡng và bảo vệ mắt từ sớm.  

Tên

Wit với tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin – loại protein phân tử quý trong mắt, có khả năng bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể

Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã thành công vượt trội khi cho ra đời sản phẩm Wit, với thành phần từ thiên nhiên giúp chăm sóc mắt từ bên trong một cách hữu hiệu.

Wit với tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin – loại protein quý trong mắt, là yếu tố quan trọng giúp cân bằng thành phần và tỷ lệ protein trong thủy tinh thể, đảm bảo “thấu kính” này luôn được bảo vệ và hoạt động tốt. có khả năng bảo vệ  thủy tinh thể, từ đó giúp mắt được bảo vệ từ sâu bên trong trước sự tấn công thường xuyên của ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử và các yếu tố gây hại cho mắt khác.

Việc thiếu hụt phân tử này chính là nguyên nhân suy giảm thị lực và gây các tật khúc xạ, cũng như các bệnh lý về mắt có nguy cơ xuất hiện cao. Do vậy, tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp cơ thể gia tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, giúp hỗ trợ phòng ngừa và chăm sóc, bảo vệ mắt bị đục thủy tinh thể cũng như các tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị) đang có xu hướng tăng nhanh.  

Theo kết luận của Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), Broccophane giúp đảm bảo tính toàn vẹn của các protein cấu tạo nên thủy tinh thể, duy trì độ trong suốt, ngăn ngừa đục thủy tinh thể và nguy cơ mù lòa.

Đồng thời, Broccophane giúp làm chậm lão hóa mắt, tạo ra lá chắn bảo vệ mắt, chống lại các yếu tố gây hại, ngăn chặn tác động của môi trường ô nhiễm, ánh sáng xanh, phục hồi các tế bào bị suy yếu từ đó giúp tăng “tuổi thọ” cho mắt.  

Đục thủy tinh thể là bệnh lý nguy hiểm, bên cạnh chăm sóc đúng cách, thăm khám định kỳ, nếu phát hiện bản thân có dấu hiệu bị đục thủy tinh thể cần thăm khám ngay. Việc phát hiện bệnh càng sớm thì việc điều trị càng thuận lợi và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.    

Đánh giá bài viết
08:30 14/06/2023
mua_wit