Tật khúc xạ bẩm sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày đăng bài: 19:12 04/12/2022

Tật khúc xạ bẩm sinh (cận thị, loạn thị, viễn thị) là tình trạng suy giảm thị lực không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần theo dõi thị lực của con, hiểu được nguyên nhân, cũng như dấu hiệu nhận biết và cách điều trị phù hợp. 

Tật khúc xạ bẩm sinh là gì?

Tật khúc xạ bẩm sinh là bệnh lý về thị lực khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây là tình trạng khi sinh ra đã bị tật khúc xạ, là tình trạng khúc xạ bị sai lệch. Tức là tia sáng không được hội tụ trước hoặc sau võng mạc, khiến hình ảnh nhận được mờ và nhòe đi, không nhìn rõ được sự vật.

Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị tật khúc xạ có xu hướng gia tăng, đặc biệt trẻ em ở thành thị chiếm tỷ lệ khúc xạ bẩm sinh  có nguyên nhân từ yếu tố di truyền, những đứa trẻ có nguy cơ mắc tật khúc xạ nếu có bố mẹ bị tật khúc xạ.

Tật khúc xạ bẩm sinh

Tật khúc xạ bẩm sinh có nguyên nhân chủ yếu là yếu tố di truyền

Tật khúc xạ bẩm sinh có nguy hiểm không?

Tật khúc xạ bẩm sinh thường không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu trẻ bị tật khúc xạ mà không được phát triển kịp thời để có biện pháp điều chỉnh thị lực có thể dẫn tới nhược thị, lác mắt, thậm chí bong võng mạc có thể dẫn tới mù lòa.

Khi thế giới quan bị mờ ảo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, khả năng vận động cũng như chất lượng sống của trẻ. Nguyên nhân trẻ bị tật khúc xạ bẩm sinh thường do yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có bố và mẹ bị cận thị, con cái có nguy cơ bị tật khúc xạ 20-30%. Nếu không có ba mẹ bị cận thị, tỷ lệ này là 2,5%.

Các dạng tật khúc xạ bẩm sinh thường hay gặp

Tật khúc xạ bẩm sinh  bao gồm cận thị, loạn thị và viễn thị, lệch khúc xạ, trong đó, cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất.

1. Loạn thị bẩm sinh:

Là tình trạng giác mạc không đồng đều, dẫn đến khả năng hội tụ ánh sáng trên các trục kém, ánh sáng phản ánh sự hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc thay vì một điểm như bình thường, khiến mắt nhìn mờ nhòe, không rõ nét.(1)

2. Cận thị bẩm sinh:

Cận thị bẩm sinh Là tình trạng trục nhãn cầu của trẻ dài hơn so với bình thường, hoặc công suất khúc xạ quá lớn nên hình ảnh phản ánh sự vật sẽ hội tụ ở phía trước của võng mạc mắt. Do đó, trẻ chỉ có khả năng nhìn gần, nhưng không thể nhìn xa. Tuy nhiên, mắt nhìn gần quá nhiều sẽ dẫn tới thủy tinh thể bị phồng lên, độ cong của giác mạc tăng lên, làm thay đổi độ khúc xạ của mắt.(2)

3. Viễn thị bẩm sinh:

Trái ngược với cận thị, viễn thị là mắt có nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường khiến hình ảnh hội tụ sau võng mạc. Do vậy, người bị viễn thị sẽ nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa, nhưng lại gặp khó khăn khi tập trung nhìn vật ở cự ly gần.(3)

4. Lệch khúc xạ:

Người bị lệch khúc xạ mắt có thể một bên viễn thị, một bên cận thị hoặc có thể 2 mắt cùng cận thị hay viễn thị ở mức độ khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới nhược thị do thị lực ở mắt có tật khúc xạ lớn hơn phát triển bất thường.

Dấu hiệu tật khúc xạ bẩm sinh

Trẻ bị tật khúc xạ bẩm sinh, khi mới sinh ra  thường khó xác phát hiện, vì lúc này trẻ còn nhỏ chưa thể diễn tả về tình trạng thị lực của mình, thường phải 5-8 tuổi, tật khúc xạ của trẻ mới bắt đầu được phát hiện. Tật khúc xạ bẩm sinh thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ ngồi khoảng cách gần khi xem tivi
  • Khi đọc hay viết, trẻ có xu hướng cúi sát, nghiêng đầu khi quan sát.
  • Trong lớp học, trẻ phải đến gần bảng đen hoặc nheo mắt để nhìn rõ.
  • Trẻ thường xuyên dụi mắt để tập trung vào một vật như đọc sách, hoặc quan sát vật gì đó.
  • Trẻ thường xuyên kêu đau đầu, nhức mắt và chảy nước mũi.
  • Trẻ nhạy cảm với ánh sáng, sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt khi nhìn trực tiếp ánh sáng.
  • Nếu trẻ nhắm một mắt khi đọc sách hoặc xem tivi thì rất đáng báo động, vì đây là dấu hiệu của bệnh nhược thị.

Phụ huynh khi thấy con có những dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt ngay để kiểm tra và điều chỉnh thị lực cho trẻ kịp thời. Nếu để lâu có thể gây các biến chứng nguy hiểm như thoái hóa võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hay xuất huyết thủy tinh thể, thậm chí tăng nguy cơ mù lòa cho trẻ.

Tật khúc xạ bẩm sinh có chữa được không?

Tật khúc xạ bẩm sinh không thể chữa khỏi bằng thuốc, mà chỉ có thể điều chỉnh thị lực bằng kính, hoặc có thể phẫu thuật khi trẻ 18 tuổi trở lên và độ cận đã ở mức ổn định.

Đeo kính: Là phương pháp phổ biến nhất, trẻ bị tật khúc xạ có thể đeo kính gọng hoặc kính áp tròng. Phương pháp giúp điều chỉnh thị lực và làm chậm quá trình phát triển cận thị, nhưng không chữa khỏi tật khúc xạ. Trong đó, đeo kính gọng là phương pháp điều chỉnh độ sai lệch của mắt được nhiều người lựa chọn cho con em mình, vì dễ sử dụng..

Bên cạnh kính gọng thì trẻ em có thể dùng kính áp tròng. Kính áp tròng tránh được bất tiện, vướng víu, nhưng phải kỹ càng trong khâu vệ sinh, bảo quản kính để tránh nhiễm trùng mắt.

Ngoài ra, còn có kính áp tròng Ortho K dùng vào ban đêm giúp điều chỉnh thị lực tạm thời nhưng không khuyến khích cho trẻ dưới 10 tuổi. Sử dụng phương pháp này sẽ bao gồm việc đeo kính vào ban đêm để điều chỉnh độ cong của giác mạc, ban ngày trẻ sẽ nhìn bình thường mà không cần đeo kính.

Phẫu thuật: Đây là phương pháp chữa trị tật khúc xạ tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, để tiến hành phương pháp này cần được thăm khám, kiểm tra xem có đủ điều kiện phẫu thuật hay không.

Phương pháp này giá thành cao, chỉ dành cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, tật khúc xạ đã ổn định và chống chỉ định với một số trường hợp như: giác mạc hình chóp có sẹo, giác mạc quá phẳng, hoặc đang mắc các bệnh lý về mắt như: nhược thị, lác, bệnh về võng mạc và thủy tinh thể, viêm nhiễm.

Tật khúc xạ bẩm sinh

Các cách chăm sóc mắt bị tật khúc xạ bẩm sinh hiệu quả

Việc đeo kính thuốc hay phẫu thuật mắt chỉ có thể giúp cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn kể cả phẫu thuật vì có thể tái lại. Do vậy, song song đó cần có phương pháp khoa học để hướng dẫn trẻ chăm sóc mắt, kiểm soát độ cận thị, giúp trẻ tự tin vui chơi, học tập.

1. Nên thăm khám mắt định kỳ:

Trẻ bị tật khúc xạ nên thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc thăm khám giúp kiểm tra và điều chỉnh độ cận thị phù hợp. Khi có các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị tật khúc xạ như dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở, viết hoặc đọc nhầm nhiều…cần cho trẻ thăm khám ngay để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.  

2. Chế độ ăn uống hợp lý tốt cho mắt:

Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), thì nên chú ý nhóm dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, B, C, D, E, Omega-3… có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt, cá, trứng… Uống đủ nước mỗi ngày, tùy theo cân nặng của trẻ mà có cách bổ sung nước hợp lý (cứ 1kg trọng lượng thì cần uống 40ml nước mỗi ngày).

3. Xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ:

  • Tập thói quen cho trẻ ngồi đúng tư thế khi học tập hoặc dùng máy vi tính, hướng dẫn trẻ ngồi thẳng lưng, hai chân vuông góc, đầu hơi cúi khoảng 10-15 độ.
  • Bố trí phòng học của trẻ đủ ánh sáng, có thể kết hợp giữa ánh sáng nhân tạo và ánh sáng mặt trời, giúp trẻ để bảo vệ mắt tốt nhất cho trẻ.
  • Cả phòng nên được chiếu sáng đầy đủ, có thể kết hợp ánh sáng nhân tạo và ánh sáng mặt trời, sử dụng kết hợp đèn bóng tròn và đèn tube. Việc chiếu sáng được xem là tốt nhất cho đọc sách là chiếu sáng từ sau và từ trên xuống.
  • Hạn chế cho trẻ xem các thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính bảng…). Các thiết bị này phát ra ánh sáng xanh nguy hại là một trong những yếu tố khiến thị lực suy yếu. Ánh sáng xanh có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao có thể tiến sâu vào mắt có thể làm tổn thương các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
  • Khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời, điều này không chỉ giúp mắt trẻ được phóng tầm mắt xa thư giãn, mà còn cải thiện sức khỏe của cơ thể và thị lực. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu trẻ hoạt động thêm 1 giờ mỗi tuần ngoài trời, sẽ giúp giảm nguy cơ bị cận thị khoảng 2%.

Hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập cho mắt: Các bài tập đơn giản sẽ giúp mắt trẻ được thư giãn tốt hơn. Dùng hai lòng bàn tay xoa nóng với nhau và úp lên mắt, massage nhẹ nhàng trong vài phút giúp mắt đỡ mỏi. Hay bài tập nhắm mắt đơn giản, khi trẻ kêu mỏi mắt cha mẹ nên hướng dẫn trẻ nhắm mắt, thả lỏng cơ thể trong 5 giây và sau đó mở mắt ra 5 giây. Lặp lại động tác này trong khoảng 10 phút.

Tật khúc xạ bẩm sinh

Sử dụng tinh chất thiên nhiên giúp nuôi dưỡng và bảo vệ mắt từ bên trong

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây suy giảm thị lực và các bệnh lý về mắt là do cơ thể thiếu hụt Thioredoxin. Thioredoxin là một phân tử có trọng lượng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng như giữ gìn và bảo vệ võng mạc của mắt, là yếu tố truyền tín hiệu của các tế bào giúp chúng ta nhìn rõ và nhận biết màu sắc.

Đặc biệt, Thioredoxin làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại cho tế bào thần kinh thị giác. Do đó, thiếu hụt Thioredoxin có thể dẫn tới tật khúc xạ ở trẻ em tăng lên, những người bị đục thủy tinh thể sẽ lão hóa sớm hơn, một số bệnh lý ở hoàng điểm có thể xuất hiện.

Tật khúc xạ bẩm sinh

Wit với tinh chất Broccophane giúp hỗ trợ cơ thể gia tăng tổng hợp Thioredoxin giúp bảo vệ biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể

Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit với tinh chất từ Broccophane thiên nhiên giúp hỗ trợ cơ thể gia tăng tổng hợp Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, đồng thời giữ vai trò rất quan trọng trong nhiều phản ứng sinh hóa, giúp duy trì cấu trúc và bảo vệ chức năng cho mắt.

Thành phần sản phẩm Wit được kiểm chứng khoa học, được các chuyên gia khuyến nghị, liều dùng đơn giản, chỉ mỗi ngày 1 viên. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 12 tuổi.

Tật khúc xạ bẩm sinh cần phát hiện và điều trị sớm, bên cạnh điều chỉnh thị lực, cha mẹ cần chú ý điều chỉnh lối sống cho trẻ, kết hợp bổ sung các sản phẩm đặc hiệu dành cho mắt mỗi ngày giúp ổn định thị lực, tránh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của trẻ.

 

Đánh giá bài viết
08:31 14/06/2023
mua_wit