Top 5 cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà hiệu quả nhất

Ngày đăng bài: 08:44 17/04/2024

Nếu bạn phát hiện mắt bị cộm, ngứa, bờ mi sưng đỏ và bám vảy thì không nên chủ quan, bởi đây có thể triệu chứng ban đầu của bệnh viêm bờ mi mắt. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây biến chứng viêm kết mạc, nhiễm trùng giác mạc…. Vậy cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà nào an toàn, hiệu quả?

cách chữa viêm bờ mi mắt

Bệnh viêm bờ mi mắt có nguy hiểm không?

Viêm bờ mi mắt không phải là bệnh nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, người bệnh phải đối mặt với các cảm giác khó chịu ở mắt, điều này khiến đời sống, công việc bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, viêm bờ mi mắt nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại các biến chứng như: chắp, lẹo mắt, chảy nước mắt, lông mi mọc ngược… Vì vậy, khi phát hiện có dấu hiệu viêm bờ mi mắt, người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để thăm khám và điều trị sớm. (1)

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm bờ mi

Viêm bờ mi mắt thường xảy ra khi biểu bì tại phần tự do của mắt bị viêm nhiễm, tuyến dầu lông mi tắc nghẽn, dị ứng thời tiết, cơ địa… khiến vùng mi mắt sưng đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Bệnh được chia thành 2 loại viêm bờ mi cấp tính và mạn tính, với nguyên và triệu chứng khác nhau.

Xem thêm: Viêm bờ mi bao lâu thì khỏi? Có hết dứt điểm hoàn toàn không?

1. Viêm bờ mi mắt cấp tính

Nhiễm khuẩn Staphylococcal là nguyên nhân chủ yếu gây viêm bờ mi cấp tính. Sau khi tấn công vào gốc lông mi, Staphylococcal gây viêm nang lông và xâm lấn sang các tuyến liên quan. Tình trạng này thường kéo dài và để lại nhiều dử mủ. Ngoài ra, varicella zoster và herpes cũng là hai virus gây viêm bờ mi cấp tính, nhưng thường không kéo dài và ít khó chịu hơn.

Quan sát bằng mắt thường có thể thấy dưới các nang lông mi mọc nhiều mụn mủ li ti, tiết dịch khô bám chặt mi mắt, bóc ra gây đau đớn và chảy máu. Nếu tình trạng viêm loét bờ mi xảy ra liên tục, diễn biến nặng có thể để lại sẹo hay làm lông mi mọc ngược. Đi kèm với các hiện tượng nêu trên có thể là ngứa, chảy nước mắt liên tục, nhạy cảm với ánh sáng.

Viêm bờ mi mắt cấp tính

Triệu chứng dễ nhận thấy của viêm bờ mi mắt là xuất hiện dịch bẩn, đỏ rát, khô mắt

2. Viêm bờ mi mắt mạn tính

Viêm bờ mi mạn tính xảy ra do rối loạn chức năng meibomius, dẫn đến tắc nghẽn lỗ tuyến ở mi mắt, khi ấn vào có dịch vàng dạng sáp chảy ra. Viêm bờ mi mạn tính cũng có thể do tăng tiết bã nhờn, mụn trứng cá đỏ, da dầu, lẹo, chắp… gây ra.

Điểm chung của viêm bờ mi mắt do rối loạn tuyến meibomius và tăng tiết bã nhờn là có triệu chứng: cộm, mỏi mắt, khô giác mạc, nhìn không rõ, cảm giác có dị vật,… Người bị ung thư biểu mô mi mắt cũng có biểu hiện tương tự như trên. (2)

Tìm hiểu thêm: Viêm mống mắt thể mi: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Hướng dẫn cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà

Với các trường hợp viêm bờ mi mắt nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây để hỗ trợ cải thiện bệnh mà chưa cần uống thuốc.

1. Chườm ấm bờ mi mắt

Chườm ấm bờ mi là một trong bước hỗ trợ chữa viêm bờ mi mắt tại nhà. Để chườm ấm, bạn có thể lấy bông tẩy trang hoặc khăn sạch ngâm nước ấm, sau đó vắt nước rồi đặt lên vùng mi mắt có nhiều dịch tiết bị đông đặc. Dưới tác dụng của nhiệt, tuyến Meibomian giãn nở, thúc đẩy hoạt động bài tiết, thông thoáng mi mắt và làm bong tróc tế bào chết, lông mi rụng, bụi bẩn bám khô cứng ở mi mắt.

Đối với phương pháp chườm ấm bờ mi mắt, người bệnh nên chọn nhiệt độ vừa phải, mỗi lần chườm khoảng 5 – 10 phút và thực hiện 2 – 4 lần mỗi ngày, điều này giúp ngăn chặn quá trình bốc hơi nước mắt, làm mắt bị khô.

2. Mát xa mi mắt

Sau bước chườm ấm, người bệnh có thể tiếp tục mát xa để làm tăng hiệu quả điều trị viêm bờ mi mắt. Lưu ý, dùng lực nhẹ nhàng từ đầu ngón tay, mát xa mi mắt theo chuyển động kim đồng hồ, đều đặn ngày 2 – 3 lần. Cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà này có thể giúp chức năng bài tiết của tuyến Meibomian diễn ra ổn định, chất lượng hơn.

Xem thêm: Trẻ bị sưng mí mắt trên – 8 nguyên nhân phổ biến và cách xử lý

3. Rửa bờ mi mắt

Mỗi sáng thức dậy, người viêm bờ mi luôn cảm thấy nặng nề bởi vùng mắt tích tụ nhiều mảnh vụn, dịch tiết thừa. Càng để lâu, nguy cơ bờ mi bị viêm loét, nhiễm khuẩn, rụng lông mi càng diễn ra nặng hơn. Để loại bỏ chất bẩn tích tụ, bạn dùng miếng gạc, bông tẩy trang hoặc tăm bông ngâm trong nước ấm rồi lau theo chiều dọc vùng lông mi, tránh tác động trực tiếp vào bề mặt mắt. Có thể dùng nước muối sinh lý và rửa sạch lần cuối bằng nước lọc.

4. Sử dụng nước mắt nhân tạo

Viêm bờ mi làm mắt người bệnh khô căng, giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Nước mắt nhân tạo lúc này có vai trò như chất trung gian, giúp ngăn chặn triệu chứng bỏng rát, chảy nước mắt, tạo cảm giác dịu nhẹ.

Sử dụng nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo có thể giúp làm giảm triệu chứng khô mắt

5. Tăng cường vận động mi mắt

Mi mắt và lông mi được cấu tạo như tấm chắn bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, dị vật từ bên ngoài, tránh nhiễm khuẩn. Hoạt động chớp mắt lên xuống giúp nước mắt dàn đều trên bề mặt nhãn cầu, giúp mắt không bị khô và rửa trôi dị vật. Vì vậy, mi mắt cần vận động hợp lý để tăng lưu thông tuyến Meibomius. Mỗi ngày bạn nên chớp mắt khoảng 4 lần, trung bình mỗi lần 20 – 30 cái để giảm nguy cơ viêm bờ mi mắt.

Cách chăm sóc mắt bị viêm bờ mi hiệu quả

Sau 2 – 4 tuần áp dụng cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà nhưng không thấy cải thiện, người bệnh phải đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để kiểm tra tiết dịch, lông mi, sinh tiết mi mắt, xét nghiệm nước mắt,… nhằm xác định nguyên nhân và có hướng điều trị viêm bờ mi mắt phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng lúc này cũng nên thay đổi để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ tái phát. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh viêm bờ mi mắt nên tránh những thực phẩm từ nếp, gia vị cay nóng, thịt đỏ, đồ uống có ga, rượu bia chất kích thích. Thay vào đó, bổ sung thực phẩm giàu omega3, trái cây giàu vitamin A, C, E, chất chống oxy hóa, uống nhiều nước… Cân đối giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc để giảm gánh nặng lên vùng mi mắt đang tổn thương.

1. Vệ sinh mắt thường xuyên đúng cách

Để các bước tiếp theo trong chu trình chữa viêm bờ mi đạt kết quả như mong muốn. Người bệnh phải thường xuyên vệ sinh vùng mắt, đảm bảo mắt luôn khô thoáng, sạch sẽ, ngăn chặn tích tụ khuẩn lây từ mắt này sang mắt kia. Luôn rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng trước khi thực hiện các bước vệ sinh mắt.

Ngay cả khi chưa có dấu hiệu viêm bờ mi, các chuyên gia nhãn khoa vẫn khuyến cáo nên vệ sinh mắt ít nhất 1 lần/ngày bằng nước muối sinh lý, nước ấm sạch. Hạn chế để vảy gàu, bụi bẩn rơi vào mắt. Tuyệt đối không đưa tay lên dụi mắt để tránh đưa vi khuẩn vào mắt và làm xước giác mạc.

Vệ sinh mắt thường xuyên đúng cách

Vệ sinh vùng mắt nhẹ nhàng, sạch sẽ để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về mắt

Người đang mắc viêm bờ mi cần hạn chế trang điểm vùng mắt, đặc biệt tránh kẻ eyeliner, chuốt mascara cho đến khi kiểm soát được tình trạng bệnh. Trước khi ngủ phải tẩy trang sạch bằng nước tẩy trang dành cho vùng mắt. Nên chọn các sản phẩm uy tín, phù hợp với loại da để hạn chế kích ứng.

Bảo quản kính áp tròng trong nước ngâm chuyên dụng; không đeo kính áp tròng qua đêm, đi ăn lẩu đồ nướng.

2. Đeo kính bảo vệ mắt

Khi ra ngoài, người đang điều trị viêm bờ mi mắt nên đeo kính râm để tránh tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn, ánh sáng trực tiếp. Nhân viên văn phòng nên sử dụng kính chống ánh sáng xanh để giảm bước sóng phát ra từ màn hình laptop, máy tính… gây nhức mỏi mắt.

3. Tra thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Nhãn khoa, nhất là những trường hợp viêm bờ mi từ trung bình đến nặng.

Thuốc mỡ (bacitracin/polymyxin B, erythromycin) có tính chất kháng khuẩn, kết hợp cùng phương pháp vệ sinh bờ mi làm giảm thiểu đáng kể số lượng vi khuẩn kết tụ ở vùng mi mắt. Người bệnh chỉ cần bôi thuốc lên bờ mi viêm sưng mỗi ngày 1 lần, trước khi đi ngủ. Trong vòng 2 tuần, nếu các biểu hiện được cải thiện thì có thể ngừng dùng kháng sinh.

  • Viêm bờ mi sau sẽ nhỏ dung dịch azithromycin 1%, mỗi bên 1 giọt, 2 lần/ngày, duy trì 10 – 14 ngày để mang lại tác dụng.
  • Riêng Cyclosporine (thuốc nhỏ mắt hàm lượng 0.05%) phải được dùng theo chỉ định bác sĩ.
  • Kháng sinh đường uống (azithromycin,tetracycline, doxycycline) dành riêng cho tình trạng viêm bờ mi mắt mạn tính, tái phát nhiều lần và tiếp thu kém với các liệu pháp kháng sinh bôi, nhỏ dung dịch.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hàm lượng, cách uống cụ thể cho từng bệnh nhân. Thông thường kháng sinh đường uống sử dụng trong 2-4 tuần. Riêng phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi không thích hợp dùng kháng sinh tetracycline.

Các loại thuốc chống viêm glucocorticoid nhẹ như fluorometholone, loteprednol etabonate, rimexolone sử dụng theo đơn bác sĩ để ngăn tác dụng phụ. Nếu dùng quá 3 tuần có thể làm tăng nguy cơ tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Vì vậy, sau quá trình uống glucocorticoid, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra lại.

4. Chăm sóc mắt từ bên trong

Một trong những nguyên nhân khiến chức năng mắt nhanh bị lão hóa và suy yếu là do sự gia tăng gốc tự do hay còn gọi là chất oxy hóa. Lúc này, thủy tinh thể và võng mạc dễ bị hư tổn và thay đổi cấu trúc, dẫn đến suy giảm thị lực. Khi “hàng rào” đề kháng của mắt suy giảm, mắt dễ bị xâm hại bởi các yếu tố gây hại như vi khuẩn, ô nhiễm môi trường, tia cực tím, ánh sáng xanh…

Các nhà khoa học đã chứng minh, Thioredoxin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chống oxy hóa, nâng cao sức đề kháng và khả năng tái tạo tổn thương. Bổ sung tinh chất Broccophane có thể giúp tăng tổng hợp Thioredoxin, bảo vệ thủy tinh thể và tế bào võng mạc, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mắt, trong đó có viêm bờ mi mắt.

Trên thị trường hiện nay, viên uống bổ mắt Wit của Mỹ là sản phẩm duy nhất có chứa Broccophane (chiết xuất từ bông cải xanh Broccoli). Với liều dùng tiện lợi chỉ 1 viên/ngày, bạn có thể chủ động bảo vệ, nuôi dưỡng đôi mắt từ sâu bên trong.

Bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ bảo vệ mắt từ bên trong

Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này, có thể giúp bạn biết cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà sao cho phù hợp.

Đánh giá bài viết
09:00 09/04/2024
mua_wit