Viêm bờ mi mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày đăng bài: 04:25 26/06/2023

Nếu trên phần mi mắt xuất hiện cảm giác ngứa, đỏ và sưng rát thì khả năng cao bạn đang gặp tình trạng viêm bờ mi mắt. Tuy không gây nguy hiểm đến thị lực nhưng bệnh dễ tái phát, điều trị khó khăn và có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm bờ mi mắt là gì?

Viêm bờ mi (tiếng Anh là Blepharitis) là tình trạng sưng viêm ở phần biểu bì tại mi mắt khu vực có có lông mi, có khả năng diễn ra ở cả hai mắt. Tình trạng này có thể dẫn đến đỏ, đau rát, ngứa ở phần mi mắt, gây khó chịu cho người bệnh và có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn.  (1)

Phân loại viêm bờ mi mắt

Các triệu chứng của bệnh lý này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh. Hai mức độ chính bao gồm viêm bờ mi cấp tính và mạn tính.

1. Viêm bờ mi cấp tính

Viêm bờ mi cấp tính là diễn ra do sự tấn công của vi khuẩn, virus và có thể dẫn đến viêm nang lông mi. Vi khuẩn Staphylococcal, virus Herpes hoặc virus Varicella zoster,… có thể là tác nhân gây viêm mi mắt cấp tính. Thông thường, viêm mi mắt do virus gây ra sẽ ít kéo dài và có mức độ nghiêm trọng thấp hơn so với do vi khuẩn gây ra.

Người bị viêm mi mắt cấp tính có thể xuất hiện các mụn mủ tại các nang lông mi, khi vỡ ra gây loét và để lại sẹo sau khi lành. Tình trạng này cũng khiến cho lông mi có xu hướng mọc ngược, mọc lệch.

Xem thêm: Top 5 cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà hiệu quả nhất

2. Viêm bờ mi mạn tính

Khi tuyến meibomian – bộ phận thực hiện nhiệm vụ sản xuất dầu dưới mí mắt giúp nước mắt hạn chế bay hơi gặp vấn đề sẽ dẫn đến tắc nghẽn lỗ tuyến mi mắt. Một trong những dấu hiệu nhận biết viêm bờ mi mạn tính là các lỗ tuyến giãn ra và đặc lại, khi ấn vào sẽ có các tiết tố vàng dạng sáp chảy ra.

Ngoài ra, rối loạn tuyến meibomian cũng sẽ làm tăng tiết ra dầu đặc không lành mạnh, làm xuất hiện những lớp vảy mỡ đóng ở vùng mi mắt và gây nhiễm trùng. Tình trạng này còn có thể dẫn đến những triệu chứng như khô mắt, viêm kết giác mạc khô,…

Rối loạn tuyến meibomian có thể làm xuất hiện vảy, gàu tại mi mắt

Rối loạn tuyến meibomian có thể làm xuất hiện vảy, gàu tại mi mắt

Những vị trí viêm bờ mi thường gặp

Viêm bờ mi có thể diễn ra ở những vị trí đặc trưng và được phân loại thành những tình trạng bệnh lý như sau:

1. Viêm bờ mi trước

Đây là tình trạng diễn ra khi mặt bên ngoài phía trước của mi mắt, vị trí có lông mi mọc ra có những dấu hiệu sưng, đỏ, hoặc chuyển màu sẫm. Một số trường hợp còn xuất hiện gàu trên lông mi. Đối với tình trạng này, bạn có thể dễ dàng nhận biết khi quan sát bằng gương.

2. Viêm bờ mi sau

Viêm bờ mi sau là những tổn thương tại mép trong của mí mắt, phần tiếp xúc với nhãn cầu. Nguyên nhân gây viêm mi mắt sau thường là do những rối loạn ở tuyến meibomian.

3. Viêm bờ mi hỗn hợp

Tình trạng viêm mi mắt trước và viêm mi mắt sau cũng có thể diễn ra đồng thời với nhau và được gọi chung là viêm bờ mi hỗn hợp.

Nguyên nhân dẫn đến viêm bờ mi

Dựa trên các triệu chứng mà bác sĩ có thể xác định những tác nhân gây ra tình trạng viêm mi mắt ở từng người. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này:

  • Do vi khuẩn, virus: vi khuẩn Staphylococcus ký sinh trên da có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm mi mắt cấp tính. Ngoài ra, virus Herpes, virus Varicella zoster,… cũng là nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt.
  • Dị ứng: người bệnh có thể bị kích ứng bởi thuốc nhỏ mắt, dung dịch kính áp tròng, thành phần trong sản phẩm trang điểm,… dẫn đến viêm nhiễm tại mi mắt.
  • Khô mắt: các vấn đề tại tuyến lệ khiến mắt không tiết đủ nước mắt sẽ làm khô mắt và làm suy giảm sức đề kháng, khiến mắt dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây viêm nhiễm.
  • Rận, ve: ve Demodex và rận hình thành trên các nang lông mi có thể làm tắc nghẽn tuyến lông và gây viêm. Theo thống kê, khoảng 30% trường hợp viêm bờ mi mắt là do ve Demodex gây ra.
Ve Demodex là một trong những nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt

Ve Demodex là một trong những nguyên nhân gây viêm bờ mi mắt

  • Viêm nhiễm do tăng tiết bã nhờn: khi tuyến meibomian làm tăng tiết ra dầu có thể dẫn đến viêm bờ mi sau, tình trạng này sẽ dẫn đến đóng vảy, gàu tại lông mi gây nhiễm trùng.
  • Rối loạn tuyến meibomian: tuyến meibomian không tiết ra dầu sẽ gây khô mắt và dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể khiến bờ mi mắt dễ bị viêm nhiễm như: tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, sự thay đổi nội tiết tố, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị ung thư, không vệ sinh mi mắt cẩn thận,…

Các triệu chứng viêm bờ mi mắt thường gặp

Khi gặp phải những triệu chứng dưới đây, khả năng cao bạn đã mắc phải viêm bờ mi mắt, cần thăm khám và điều trị trước khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn.

  • Mí mắt bị sưng, có cảm giác bỏng rát, ngứa khó chịu.
  • Mí mắt đỏ, hoặc có màu sẫm hơn.
  • Mí mắt có chất nhờn.
  • Có gỉ ở góc mắt, có thể khiến mí mắt dính vào nhau sau khi ngủ dậy.
  • Lông mi có gàu, đóng vảy ở vùng da quanh mí mắt.
  • Xuất hiện mụn mủ ở nang lông mi, gây lở loét.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp những triệu chứng kèm theo như: hay chớp mắt, rụng lông mi, khô mắt hoặc chảy nước mắt sống nhiều, nhạy cảm với ánh sáng, lông mi mọc về gần mắt, cộm, mỏi mắt, nhìn thấy mờ,…

Khi gặp các dấu hiệu kể trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được tiến hành những xét nghiệm, kiểm tra nhằm xác định đúng bệnh lý đang mắc phải và được tư bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc hoặc thực hiện các phương pháp chữa bệnh tại nhà.

Mí mắt sưng tấy, có màu đỏ và lông mi đóng vảy là những dấu hiệu của viêm bờ mi mắt

Mí mắt sưng tấy, có màu đỏ và lông mi đóng vảy là những dấu hiệu của viêm bờ mi mắt

Một số biến chứng viêm bờ mi mắt

Nếu phát hiện mi mắt có những dấu hiệu sưng, đỏ bất thường, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay để được điều trị trước khi viêm bờ mi mắt biến chứng hoặc chuyển sang viêm bờ mi mạn tính. Một số biến chứng của viêm mi mắt có thể gặp là:

  • Sẹo ở mi mắt: tình trạng nhiễm trùng có thể tạo thành các vết thương và dẫn đến hình thành sẹo ở mi mắt hoặc ở cạnh mi mắt.
  • Ảnh hưởng đến lông mi: tình trạng viêm bờ mi mắt có thể làm các nang lông mi bị tổn thương, lông mi dễ rụng hoặc mọc ngược, gây mất thẩm mỹ hoặc có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn.
  • Nhiễm trùng giác mạc: lông mi mọc ngược sẽ dễ kích thích vào giác mạc gây loét, lâu dần sẽ gây nhiễm trùng, làm tổn thương giác mạc.
  • Khô mắt hoặc chảy nước mắt bất thường: những rối loạn về khả năng tiết dầu của tuyến meibomian sẽ khiến nước mắt dễ bay hơi, gây khô mắt.
  • Hình thành lẹo, chắp mắt: các tuyến meibomian bị viêm và tắc nghẽn có thể phát triển thành lẹo hoặc chắp mắt.
  • Đau mắt, đỏ mắt: đây là tình trạng có thể diễn ra nếu viêm mi mắt kéo dài.

Cách điều trị viêm bờ mi mắt

1. Thăm khám tại bệnh viện

Để điều trị viêm bờ mi mắt hiệu quả, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Để xác nhận tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau để xác định chính xác bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh.

  • Kiểm tra mí mắt: quan sát để kiểm tra những tình trạng sưng, đỏ và các triệu chứng của mi mắt.
  • Kiểm tra tình trạng lông mi: xác định có các trường hợp lông mi mọc ngược, mọc lệch và sử dụng thiết bị phóng đại để phát hiện ve, rận,…
  • Xét nghiệm nước mắt: lấy mẫu nước mắt để kiểm tra và phát hiện những nguyên nhân có thể gây khô mắt.
  • Xét nghiệm dịch mắt: lấy mẫu dịch mắt, dầu hoặc lớp vảy để phân tích, tìm ra vi khuẩn, nấm hoặc nguy cơ bị dị ứng.
  • Sinh thiết mi mắt: để kiểm tra nguy cơ bị ung thư da, tuy nhiên, trường hợp này hiếm khi diễn ra. (2)
Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để xác định bệnh lý mắc phải

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để xác định bệnh lý mắc phải

2. Điều trị bằng thuốc

Sau khi thực hiện các xét nghiệm và xác định chính xác tình trạng bệnh lý, bạn có thể sẽ được kê đơn các loại thuốc điều trị.

  • Thuốc kháng sinh: thuốc mỡ kháng sinh erythromycin, bacitracin,…; thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng sinh sẽ giúp điều trị tình trạng viêm nhiễm. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bạn có thể được kê đơn các loại thuốc kháng sinh dạng uống như doxycycline, azithromycin,…
  • Thuốc chống viêm: các loại thuốc nhỏ mắt, kem bôi có chứa steroid sẽ giúp điều trị viêm nhiễm. Bác sĩ có thể kê đơn để cùng sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm để chữa viêm bờ mi mắt và nhiễm trùng thứ cấp.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: là loại thuốc giúp ngăn chặn các phản ứng miễn dịch tự nhiên, làm giảm viêm nhiễm. Người bệnh có thể được kê đơn thuốc nhỏ mắt, chẳng hạn như cyclosporine.

Trường hợp viêm bờ mi mắt là biến chứng của bệnh lý về da hoặc về mắt khác thì bác sĩ có thể tư vấn các biện pháp để điều trị các nguyên nhân gốc rễ trước.

3. Sử dụng nước mắt nhân tạo

Khô mắt có thể là một trong những nguyên nhân gây ra viêm nhiễm bờ mi mắt và khiến tình trạng này thêm nghiêm trọng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo để hạn chế khô mắt và hỗ trợ việc điều trị viêm bờ mi mắt.

Cách chăm sóc đôi mắt hiệu quả khi bị viêm bờ mi

Bạn đã vệ sinh mắt đúng cách và có những biện pháp hiệu quả để chăm sóc đôi mắt khi mắc phải tình trạng viêm bờ mi mắt chưa? Hãy tham khảo những phương pháp chăm sóc đôi mắt sau đây:

1. Chườm nóng cho mắt

Chườm nóng là phương pháp có thể giúp hỗ trợ hóa lỏng những lớp vảy, vụn trên lông mi và các dịch tiết bị đông đặc. Phương pháp này sẽ giúp làm giãn nở các tuyến dầu bị tắc và giúp các tuyến dầu thông thoáng để hoạt động hiệu quả hơn.

Chườm nóng còn làm giãn mạch và tăng lưu thông máu xung quanh vùng viêm bờ mi, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và oxy cho khu vực bị viêm để hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là các bước chườm nóng cho mắt:

  • Ngâm khăn mềm hoặc bông gòn vào nước ấm, sau đó vắt nhẹ, đảm bảo khăn không quá nóng để tránh gây bỏng da.
  • Nhắm mắt, đặt khăn hoặc bông gòn ấm lên mi mắt, giữ trong vòng 5 – 10 phút. Nếu khăn nguội thì bạn có thể làm ấm lại khăn rồi tiếp tục sử dụng.
  • Thực hiện chườm 2 – 4 lần mỗi ngày và có thể kết hợp mát xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt sau khi chườm.

2. Mát xa mi mắt

Quá trình mát xa nhẹ nhàng cho mắt có thể giúp hạn chế sự tắc nghẽn ở tuyến meibomian, để việc tiết dầu được thiện hiện hiệu quả. Thông thường, bạn có thể thực hiện mát xa mi mắt ngay sau khi chườm nóng bằng cách dùng đầu ngón tay mát xa theo hình tròn nhẹ nhàng trên phần bờ mi.

3. Vệ sinh mắt đúng cách

Vệ sinh mắt thường xuyên sẽ giúp làm sạch bụi, dịch bẩn trên mắt, hạn chế nhiễm trùng. Bạn có thể làm sạch mắt bằng nước muối sinh lý hoặc bằng nước ấm theo cách sau:

  • Sử dụng nước muối sinh lý: Bạn có thể sử dụng nước muối 0.9% để làm vệ sinh mắt bằng cách nhỏ trực tiếp vào mắt 3 – 5 lần mỗi ngày hoặc dùng gạc đã thấm nước muối đắp lên mắt và phần mi mắt.
  • Sử dụng nước ấm: nước ấm sẽ giúp dễ dàng rửa sạch những vụn, vảy, các dịch bẩn. Để làm sạch mắt bằng nước ấm, dùng miếng gạc hoặc tăm bông có tẩm nước ấm để nhẹ nhàng rửa dọc theo phần mi mắt, tránh để dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với bề mặt mắt.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt thường xuyên

Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt thường xuyên

Để bảo vệ mắt khỏe mạnh, bạn cũng nên hạn chế sử dụng kính áp tròng; sử dụng đồ trang điểm mắt chất lượng và tẩy trang cẩn thận sau khi sử dụng; không nên chạm tay vào mắt, dụi mắt;…

4. Đeo kính bảo vệ mắt

Người bị viêm bờ mi nên thường xuyên sử dụng kính mắt để bảo vệ mắt trước các tác nhân gây tổn thương khiến mắt bị nhiễm trùng như bụi bẩn, ô nhiễm, vi khuẩn,… Sử dụng các loại kính râm chất lượng khi đi ra ngoài còn giúp giảm ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời đối với mắt.

Chăm sóc mắt từ bên trong

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 có thể hỗ trợ các tuyến dầu ở mắt hoạt động tốt hơn. Omega-3 có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá thu, hàu,… hoặc bạn có thể mua các viên bổ sung omega-3 tại nhà thuốc. Ngoài ra, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, E cũng có thể hỗ trợ quá trình kháng viêm, giảm sưng.

Các yếu tố như khói bụi, tia cực tím, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây tổn thương mắt và dẫn đến tình trạng sưng, viêm, đỏ mắt. Đặc biệt, ánh sáng xanh là một trong những loại ánh sáng có bước sóng ngắn nhưng mang năng lượng cao, có khả năng tiến vào đáy mắt, làm tổn thương võng mạc và thủy tinh thể, dẫn đến những triệu chứng như khô mắt, mỏi mắt, sưng, viêm,…

Để hạn chế những yếu tố làm tổn thương đến mắt, sau quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã tìm ra tinh chất Broccophane được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, có công dụng trong việc làm tăng Thioredoxin – protein có vai trò chống các gốc tự do gây hại, giúp ngăn ngừa ảnh hưởng của ánh sáng xanh và các tác nhân gây hại khác, giúp bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể.

Viên uống bổ mắt Wit sản xuất tại Mỹ – với thành phần Broccophane giúp bảo vệ mắt khỏi các hội chứng rối loạn thị giác do sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài; hỗ trợ điều tiết mắt nhằm cải thiện tình trạng khô mắt; bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể nhằm ngăn ngừa các bệnh lý như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… Ngoài tinh chất Broccophane, trong viên uống bổ mắt Wit còn chứa Lutein, Zeaxanthin, Omega 3, các vitamin A,C,E và khoáng chất Zn, Cu, Mg … giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm.

Sử dụng Wit 1 viên mỗi ngày sẽ giúp tăng cường thị lực và hạn chế những tác nhân gây viêm dẫn đến triệu chứng đỏ, sưng, đau mắt, chảy nước mắt sống,…

Sử dụng Wit giúp chống khô mắt và bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây viêm nhiễm

Sử dụng Wit giúp chống khô mắt và bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây viêm nhiễm

Viêm bờ mi có thể gây đau, khó chịu, làm giảm thẩm mỹ và cản trở tầm nhìn. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Khi phát hiện mắt có dấu hiệu sưng, đỏ, có dịch bất thường,… người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị và tham khảo những biện pháp chăm sóc cho mắt tại nhà hiệu quả.

Đánh giá bài viết
09:03 09/04/2024
mua_wit