Trẻ bị sưng mí mắt trên – 8 nguyên nhân phổ biến và cách xử lý

Trẻ bị sưng mí mắt trên thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng không yên do sức đề kháng của trẻ còn yếu và rất dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn. Vậy nguyên nhân gây sưng mí mắt trên ở trẻ em do đâu và điều trị như thế nào? Mời quý phụ huynh cùng theo dõi tiếp bài viết sau đây.
Trẻ bị sưng mí mắt trên có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp trẻ bị sưng mí mắt trên là lành tính, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài, không có biện pháp can thiệp thích hợp sẽ ảnh hưởng thị giác của trẻ về sau. Do đó, cha mẹ nên chú ý và đưa con trẻ thăm khám nếu như thấy có dấu hiệu bất thường ở mắt. (1)
8 nguyên nhân trẻ bị sưng mí mắt trên phổ biến
Đôi mắt của trẻ là bộ phận nhạy cảm nên dễ bị tấn công bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài dẫn đến sưng đau, chẳng hạn như:
1. Do côn trùng cắn
Nhiều trẻ bị muỗi, ong đốt vào phần trên mắt, từ đó gây sưng đỏ, đau nhức khó chịu. Tình trạng này chỉ gây ngứa, không gây quá nhiều đau đớn cho bé và sẽ tự khỏi sau khoảng thời gian ngắn.
2. Bị lẹo, chắp mắt
Trẻ em bị sưng mí mắt trên cũng có thể do lẹo mắt. Lẹo mắt là chứng viêm bờ mi mắt cấp tính do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra, dẫn đến sưng tấy, đau nhức. Mụt lẹo thường có nhân màu vàng nhạt ở bên trong, cứng và phù nề. Sau khi nổi mụt lẹo từ 1 – 2 ngày, mắt sẽ bắt đầu có dấu hiệu chảy nước mắt và cộm lên. Đôi khi, lẹo mắt có thể đi kèm với các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh.

Sưng mắt là dấu hiệu đầu tiên giúp cha mẹ nhận biết trẻ đang gặp vấn đề về mắt
Tuyến Meibomius của mí mắt bị tắc nghẽn cũng khiến trẻ bị sưng mí mắt trên, tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng nổi lẹo mắt do các dấu hiệu ban đầu tương tự nhau. Do đó, nếu thấy tầm nhìn của trẻ bị ảnh hưởng và chắp mắt tái đi tái lại nhiều lần hoặc gây sưng, đau nhức phụ huynh nên đưa con đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám và điều trị sớm.
3. Trẻ khóc nhiều
Khi bé khóc quá nhiều sẽ khiến các mao mạch bị vỡ do lượng máu lưu thông đến các mô quanh mắt nhiều hơn bình thường. Điều này cũng dẫn đến tình trạng trẻ bị sưng mí mắt, mắt đỏ và có thể gây đau, nhức mắt.
4. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc là một bệnh lý phổ biến do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hoặc bụi bẩn gây ra. Khi những yếu tố này tấn công vào kết mạc gây phản ứng viêm, làm xuất hiện tình trạng sưng mí mắt trên và các vùng da liên quan, kèm theo đó là các triệu chứng đỏ mắt, chảy nước mắt và dịch mắt, cộm mắt.
5. Viêm mí mắt
Viêm mí mắt (hay còn gọi là viêm bờ mi) là tình trạng thường diễn ra vào mùa đông hay thời tiết khô hanh. Khi vùng mí ở chân lông mi bị viêm do rối loạn chức năng tuyến bã nhờn , nhiễm các loại virus như Herpes simplex hay kí sinh trùng Demodex gây sưng tấy, xuất hiện vảy quanh chân lông mi. Ngoài ra, khi trẻ bị rụng lông mi hoặc dị ứng thuốc nhỏ mắt cũng có thể gây viêm bờ mi.

Nếu không điều trị kịp thời, viêm bờ mi có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm bờ mi khiến trẻ khó chịu và dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như nhiễm trùng mắt, viêm túi lệ và tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc do nước mắt chảy liên tục. Do đó, cha mẹ nên chú ý vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách và thăm khám kịp thời để tránh nguy hiểm về sau.
6. Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào thường xuất hiện ở trẻ em dưới 6 tuổi, đây là một dạng nhiễm trùng từ sâu trong mô mí mắt do vết xước hoặc vết cắn, dẫn đến trẻ bị sưng mí mắt trên và vùng xương bao quanh mắt, đỏ mắt, đau nhức, mệt mỏi. Viêm mô tế bào có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm thị lực, thậm chí là mù loà nếu không được điều trị kịp thời.
7. Do bị tổn thương
Trẻ em hay bị tổn thương mắt do sự va đập của đồ chơi, vật sắc nhọn, dụng cụ trong khi vui chơi. Điều này vô tình gây nên những tổn thương cho mắt, làm sưng ở một hoặc cả hai bên mí mắt.
8. Mắt trẻ bị dị ứng
Khi bé vô tình tiếp xúc với các hóa chất trong dầu gội, phấn hoa, bụi hoặc lông động vật,… cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch, tuy nhiên khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên sẽ gây ra hiện tượng dị ứng, dẫn đến tình trạng sưng mí mắt trên, kèm theo các dấu hiệu khác như đau nhức, đỏ, ngứa, chảy nước mắt.
Cách điều trị trẻ bị sưng mí mắt trên theo từng nguyên nhân
Mỗi nguyên nhân gây sưng mí mắt trên ở trẻ em đều có những cách điều trị khác nhau. Phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
1. Điều trị do viêm kết mạc
Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh nhỏ mắt cho trẻ trong trường hợp trẻ bị viêm kết mạc để điều trị triệu chứng do bệnh gây ra, bao gồm cả sưng mí mắt trên ở trẻ em. Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú ý vệ sinh mắt thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lý, không cho bé đụng tay vào mắt và tránh tiếp xúc với ánh sáng mạnh.

Không được tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
2. Điều trị do chấn thương
Khi trẻ bị sưng mí mắt trên do chấn thương, ba mẹ có thể chườm lạnh để giảm sưng và khó chịu cho trẻ. Lưu ý, không dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên mí mắt mà phải bọc đá trong khăn sạch hoặc túi chườm, chườm nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 phút để tránh bỏng lạnh, khiến mắt tổn thương nặng hơn.
3. Điều trị do bị lẹo, chắp
Lẹo mắt, chắp mắt thường kéo dài từ 1 – 2 tuần, sau đó sẽ tự khỏi khi mắt được vệ sinh đúng cách.Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời.
4. Điều trị do bị viêm mô tế bào
Điều trị viêm mô tế bào mắt sớm sẽ giúp trẻ tránh diễn tiến nặng hơn của bệnh là viêm mô tế bào ổ mắt. Bệnh lý này có thể được điều trị bằng thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn và theo dõi sát sao để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
5. Điều trị do bị viêm bờ mi
Viêm bờ mi là bệnh lý khá nguy hiểm cho mắt của trẻ, thế nên ba mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc, nhỏ hoặc bôi thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Cách tốt nhất là phụ huynh nên giữ vệ sinh mắt cho bé và đưa con đến bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám, điều trị đúng cách.
Cách phòng ngừa sưng mí mắt trên ở trẻ em
Sức đề kháng của trẻ khá yếu, một khi mắc các vấn đề về mắt thì nguy cơ để lại biến chứng rất cao. Do đó, bảo vệ sức khỏe đôi mắt của trẻ, phòng ngừa sưng mí mắt trên là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số cách giúp phòng ngừa sưng mí mắt ở trên ở trẻ ba mẹ cần lưu ý:
1. Vệ sinh mắt cho bé đúng cách
Giữ vệ sinh mắt là cách giúp phòng ngừa sưng mí mắt trên ở trẻ đơn giản, hiệu quả. Phụ huynh nên lau mắt cho bé thường xuyên và nhẹ nhàng bằng gạc y tế hoặc khăn sạch với nước ấm, nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày. Việc vệ sinh mắt thường xuyên sẽ giúp mắt bé luôn sạch sẽ, loại bỏ ghèn và nước mắt và giúp trẻ dễ chịu hơn.

Nên vệ sinh mắt cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày
2. Chườm lạnh cho bé
Ba mẹ có thể chườm lạnh cho trẻ trong vài phút và lặp lại 2 – 3 lần/ngày khi thấy mắt trẻ bị sưng, đau để giảm nhẹ tình trạng.
3. Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa
Nhà cửa, môi trường sống không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sưng mí mắt trên ở trẻ do bụi bẩn bay vào mắt hoặc dị ứng không khí trong nhà. Thế nên, phụ huynh nên dọn dẹp thường xuyên, giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế tình trạng này.
4. Thăm khám mắt định kỳ cho bé
Thăm khám mắt định kỳ giúp phát hiện, tầm soát và chăm sóc mắt cho bé một cách tốt nhất, hạn chế những rủi ro gây hại. Mắt là bộ phận có tỷ lệ cao mắc nhiều tật khác nhau, đặc biệt là ở trẻ nhỏ – đối tượng có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh. Do đó, phụ huynh nên đảm bảo cho con khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để phòng tránh triệu chứng sưng mí mắt trên ở trẻ và các bệnh lý khác.
5. Bổ sung dưỡng chất cho mắt giúp mắt bé khoẻ mạnh hơn
Sức đề kháng được ví như “tấm khiên” bảo vệ mắt và sức khỏe toàn diện của trẻ tránh khỏi những tác nhân xấu gây bệnh. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện khiến mắt của trẻ dễ bị lây nhiễm virus, vi khuẩn dẫn đến sưng mí mắt và mắc các bệnh về mắt khác.
Theo đó, để giúp mắt trẻ sáng khỏe, bên cạnh việc giữ vệ sinh mắt đúng cách, bạn nên bổ sung những dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho mắt, giảm thiểu những rủi ro gây sưng mí mắt trên và các tật về mắt khác, chẳng hạn như cận thị, loạn thị, viêm mí mắt, viêm mô tế bào… ở trẻ.
Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ phát hiện tinh chất Broccophane (có trong viên uống bổ mắt Wit) chiết xuất từ thiên nhiên, có công dụng trong việc làm tăng Thioredoxin – protein có vai trò chống các gốc tự do gây hại, giúp ngăn ngừa ảnh hưởng của ánh sáng xanh và các tác nhân gây hại khác, giúp bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể.
Ngoài tinh chất Broccophane, viên uống bổ mắt Wit còn chứa Lutein, Zeaxanthin, Omega 3, các vitamin A,C,E và khoáng chất Zn, Cu, Mg… giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm do virus, nhiễm khuẩn, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về mắt cho trẻ.

Sử dụng Wit 1 viên mỗi ngày cho trẻ 12 tuổi trở lên giúp trẻ hỗ trợ cải thiện thị lực, phòng tránh các dấu hiệu bệnh lý về mắt, giúp mắt trẻ sáng khỏe
Trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể sử dụng viên uống chăm sóc mắt Wit mỗi ngày 1 viên để bảo vệ mắt từ bên trong, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do sưng mí mắt trên. Bên cạnh đó, sử dụng viên uống Wit thường xuyên còn giúp nâng cao thị lực, phòng ngừa các tật về mắt khác như loạn thị, cận thị, khô mắt, nhức mắt…
Sưng mí mắt trên là hiện tượng thường gặp ở trẻ, phụ huynh không cần lo lắng quá nhiều nhưng cũng không nên chủ quan. Hãy chú ý quan sát các biểu hiện ở mắt, khi thấy trẻ bị sưng mí mắt trên kéo dài trên 3 ngày hãy đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có hướng điều trị thích hợp.