Sưng mí mắt trên: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày đăng bài: 22-05-2023

Sưng mí mắt trên là một triệu chứng khá phổ biến, có thể do dị ứng hoặc dấu hiệu mắc bệnh lý nhãn khoa nào đó. Vậy sưng mí mắt trên là gì? Có nguy hiểm không? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Sưng mí mắt trên là bệnh gì?

Sưng mí mắt trên là tình trạng mí mắt trên bị sưng đỏ, có thể xảy ra ở  một hoặc cả hai bên mắt, do mắt bị viêm hoặc tích tụ dịch ở những mô liên kết quanh mắt. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mí mắt bị sưng có thể không đau hoặc đôi khi có cảm giác đau nhẹ kèm với các triệu chứng như: cảm giác khó chịu ngứa, cộm, đau rát vùng mắt. (1)

Sưng mí mắt trên

Sưng mí mắt trên gây cản trở tầm nhìn của người bệnh

Đa số những trường hợp bị sưng mí mắt không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu sưng mí mắt trên kéo dài bạn nên gặp các bác sĩ nhãn khoa để được khám và có  phương pháp can thiệp kịp thời.

 Xem thêm: Mí mắt bị sưng: Nguyên nhân và cách cải thiện hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến bị sưng mí mắt trên

Theo các chuyên gia, sưng mí mắt trên có thể bắt nguồn từ nhiều tác nhân khác nhau, có thể do dị nguyên như phấn hóa, khói bụi, lông động vật; sau khi khóc hoặc đang gặp phải những vấn đề về mắt. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

1. Chắp mắt

Chắp mắt là một bệnh lý xảy ra khi tuyến bã nhờn ở mi mắt bị bít tắc tạo thành nốt sưng khu trú ở mí trên của mắt. Nốt sưng có thể sẽ to lên do viêm nhiễm nếu không được vệ sinh đúng cách, khiến cho người bệnh khó chịu và có xu hướng cản trở thị lực.

2. Lẹo mắt

Sưng mí mắt cũng có thể do lẹo mắt. Lẹo mắt là tình trạng sưng bờ mi mắt cấp tính, có thể bên ngoài hoặc trong mí mắt. Lẹo mắt do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra dẫn đến sưng đỏ, đau nhức. Sau 2 – 3 ngày nốt sưng này sẽ dần phát triển thành mụn mủ có nhân. Người bệnh không nên tự ý lấy nhân mủ tại nhà vì có thể gây viêm nhiễm.

3. Do bị dị ứng

Khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, cỏ xước, khói bụi ô nhiễm….cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch, tuy nhiên khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên sẽ gây ra hiện tượng dị ứng làm cho mí mắt trên sưng to, kèm theo các dấu hiệu như ngứa mắt, cộm, xốn, chảy nước mắt sống.

4. Viêm bờ mi mắt

Viêm bờ mi mắt là tình trạng viêm biểu bì bờ tự do của mi mắt, do nhiều nguyên nhân như cơ địa, do nhiễm khuẩn, dị ứng, thường gặp nhất là viêm bờ mi mắt do tụ cầu và do nấm. Viêm bờ mi mắt ảnh hưởng đến cả mí mắt trên và mí mắt dưới. Dấu hiệu đặc trưng: xuất hiện vảy giống gàu ở xung quanh lông mi, đỏ mắt, ngứa, đau, rát, mí mắt sưng to.

Sưng mí mắt trên

Viêm bờ mi mắt khiến mí mắt sưng to, xuất hiện ghèn ở chân mi

Viêm bờ mi mắt là bệnh lý nguy hiểm, thường tái phát nhiều lần và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng cấp tính chắp, lẹo, viêm túi lệ, rụng lông mi… Do đó, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở mắt, bạn nên đến các cơ sở nhãn khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời.

5. Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sưng mí mắt trên. Viêm kết mạc xảy ra do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn khiến cho mắt bị đỏ, sưng viêm xuất hiện ghèn vàng hoặc xanh ở 2 bên mắt. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. (2)

Xem thêm: Viêm kết mạc: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

6. Nhiễm trùng da quanh mắt

Vùng da quanh mắt là nơi vô cùng nhạy cảm, do đó khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng sẽ làm cho mí mắt trên sưng tấy khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và cản trở tầm nhìn.

7. Do bị chấn thương

Sưng mí mắt trên cũng có thể là triệu chứng của một số chấn thương ở mắt như có dị vật rơi vào mắt, thực hiện tiểu phẫu ở mặt, trầy xước giác mạc,…..Tình trạng này không chỉ làm cho mi mắt sưng to mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực, do đó bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám và can thiệp kịp thời.

8. Khóc nhiều

Khi khóc quá nhiều sẽ kích thích tuyến lệ tiết ra nhiều nước mắt điều này làm các mạch máu trong mắt giãn nở giúp tăng lưu lượng máu đến mắt, chính điều này gây ra tình trạng sưng mí mắt. Ngoài ra, thói quen dụi mắt khi khóc cũng có thể làm cho tình trạng sưng mí mắt trở nên nặng hơn.

Sưng mí mắt trên

Khóc nhiều cũng có thể làm mí mắt sưng to

Xem thêm: 10 cách giảm sưng mắt sau khi khóc hiệu quả cực kỳ nhanh chóng

9. Tắc ống lệ

Ống lệ là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong mắt, có nhiệm vụ vận chuyển nước mắt, cung cấp độ ẩm cho mắt. Khi ống lệ bị tắc, nước mắt bị giữ lại bên trong mắt và gây ra tình trạng sưng mí mắt. Tình trạng này thường gặp phải ở trẻ sơ sinh và giảm dần khi trẻ được 1 tuổi, các mẹ có thể chườm ấm, massage mắt để giảm sưng cho bé.

10. Bệnh Herpes mắt

Herpes mắt là một loại bệnh do virus Herpes simplex (HSV) gây ra. Khi mắc phải tình trạng này người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng mắt và hình thành mụn rộp ở mí mắt trên, làm mí mắt bị sưng đỏ, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến thị lực.

11. Rối loạn nội tiết

Sưng mí mắt trên cũng có thể do rối loạn nội tiết tố hay còn được gọi là bệnh Grave là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức. Khi các hormone trong cơ thể bị  xáo trộn, tuyến giáp sẽ hiểu nhầm là mắt đang nhiễm trùng nên giải phóng ra các kháng thể chống lại nhiễm trùng. Chính những kháng thể này làm cho mắt bị sưng lên, chủ yếu ở vùng mí mắt trên và có cảm giác đau khi chạm vào.

12. Cơ thể mệt mỏi

Mí mắt trên bị sưng cũng có thể do bạn làm việc quá sức, cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc mất ngủ. Bên cạnh đó, những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, tivi…), cũng khiến đôi mắt mệt mỏi, sưng, đau, nhức, nhìn mờ…

Sưng mí mắt trên

Làm việc trước màn hình máy tính quá lâu khiến mắt mệt mỏi, đau rát và sưng

Do đó, nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 7 – 8h/ngày, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh, tránh trường hợp mắt làm việc quá tải khiến sức khỏe đôi mắt ảnh hưởng.

13. Bị dính mỹ phẩm hoặc hóa chất

Nếu bạn vô tình để các mỹ phẩm, xà phòng hoặc hóa chất dính vào mắt, chúng có thể gây kích ứng và làm cho các mô xung quanh mắt sưng to lên, gây ra tình trạng sưng mí mắt trên, kèm theo các biểu hiện như đau rát, đỏ mắt và đau. Khi gặp tình trạng này trước tiên bạn nên rửa mắt với nước sạch sau đó đến cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

Sưng mí mắt trên – Điềm báo một số bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên, sưng mí mắt trên còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể:

1. Phù mạch di truyền

Phù mạch di truyền là một bệnh rối loạn hiếm gặp xảy ra khi cơ thể thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng của chất ức chế C1. Những triệu chứng phổ biến của bệnh như phù mạch đột ngột, sưng tấy và đau nhẹ tại nhiều vị trí như mặt, chân, tay, bộ phận sinh dục thậm chí là tại thành ruột…

Do đó, sưng mí mắt trên có thể là dấu hiệu bạn đang gặp phải bệnh phù mạch di truyền. Phù mạch di truyền là một bệnh nguy hiểm, do đó nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

2. Suy giáp

Khi mắc bệnh suy giáp người bệnh sẽ thiếu hụt hormone cũng có thể khiến cho mí mắt bị sưng nhẹ do thâm nhiễm mucopolysaccharides hyaluronic axit và chondroitin sulfat. Do đó, nếu mí mắt trên của bạn bị sưng kèm theo các biểu hiện khác như ăn không ngon miệng, trí nhớ giảm sút, các cơ và khớp thường xuyên bị đau… bạn nên đến bệnh viện khám ngay vì có thể bạn đang gặp phải vấn đề về tuyến giáp.

Sưng mí mắt trên

Sưng mí mắt trên có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về tuyến giáp

3. Dấu hiệu bệnh thận

Bệnh thận có thể nhận biết qua lượng nước tiểu thải ra trong ngày nhưng ít ai biết rằng sưng mí mắt trên cũng là một biểu hiện của người bệnh thận, do lượng nước ứ đọng trong cơ thể.

Nếu mí mắt của bạn sưng to kèm theo các triệu chứng như phù mặt, phù mắt cá chân, dễ bị chuột rút, khó thở không rõ nguyên nhân… thì khả năng cao bạn đang gặp phải các vấn đề về thận.

4. Huyết khối xoang hang

Huyết khối xoang hang là một căn bệnh rất hiếm gặp và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Những triệu chứng của bệnh này bao gồm những cơn đầu dữ dội và dai dẳng, mí mắt bị kích ứng và sưng to ở cả hai mắt, chảy nước mắt sống. Nếu bạn gặp phải những tình trạng này, nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

5. Bệnh phù nề

Sưng mí mắt trên có thể dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh phù nề do lượng dịch dư thừa trong cơ thể mắc kẹt giữa các mô, làm cho các mao mạch bị tổn thương, từ đó gây ra tình trạng sưng tấy.

6. Tiền sản giật

Nếu trong quá trình mang thai mắt của thai phụ xuất hiện những triệu chứng như: mí mắt trên sưng to, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, thị lực giảm sút so với bình thường… thì nguy cơ cao bạn đang gặp phải tình trạng tiền sản giật. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

​Cách điều trị khi bị sưng mí mắt trên

Hầu hết các trường hợp sưng mí mắt trên đều có thể khắc phục tại nhà bằng những biện pháp đơn giản như chườm ấm, hạn chế tiếp xúc với các chất dị ứng, vệ sinh mắt sạch sẽ, cho mắt nghỉ ngơi….

Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng sưng mí mắt không thuyên giảm, kèm các triệu chứng khác bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ can thiệp phù hợp.

Sau đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng giúp cải thiện tình trạng sưng mí mắt trên:

1. Dùng khăn ấm chườm mí mắt

Một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng sưng mắt đơn giản nhất là dùng khăn ấm chườm mắt. Chườm ấm giúp tăng lưu thông máu nhiều, nhờ đó giúp giảm đau mắt và làm dịu những dây thần kinh ở quanh mắt. 

Bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch thấm vào nước ấm khoảng 70 độ sau đó đắp lên vùng mắt bị sưng và nằm nghỉ ngơi khoảng 10 phút. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp nhanh cải thiện tình trạng sưng mí mắt trên.

Xem thêm: Top 10 cách làm mắt hết sưng hiệu quả tại nhà

2. Vệ sinh mắt sạch sẽ, đúng cách

Tuy là một bộ phận nhỏ nhưng đôi mắt phải chịu nhiều tác động từ môi trường như khói bụi, chất gây dị ứng,… làm cho mắt mệt mỏi và có thể dẫn đến tình trạng sưng mí mắt trên. Do đó, để cải thiện tình trạng sưng mí mắt trên, bạn có thể sử dụng dung dịch nhỏ mắt NaCl 0.9% giúp loại bỏ bụi bẩn làm sạch và cung cấp độ ẩm cho mắt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng dung dịch nhỏ mắt này vì nếu dùng NaCL thường xuyên có thể gây khô mắt, viêm giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của mắt.

Sưng mí mắt trên

Vệ sinh mắt hàng ngày giúp giảm sưng mí mắt trên

Xem thêm: Cách sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt để có hiệu quả tốt nhất

3. Bỏ thói quen dụi tay lên mắt

Tay là nơi virus, vi khuẩn kí sinh nhiều nhất, khi dụi tay lên mắt bạn sẽ vô tình tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào mắt, khiến cho tình trạng sưng mí mắt trở nên tồi tệ hơn. Do đó, để bảo vệ đôi mắt bạn nên bỏ thói quen này và rửa sạch tay trước khi chạm vào mắt.

4. Hạn chế đeo kính áp tròng

Trong thời gian điều trị sưng mí mắt, bạn nên hạn chế đeo kính áp tròng vì nếu kính áp tròng không được bảo quản đúng cách, vi khuẩn, virus sẽ theo kính đi vào mắt, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hơn nữa, việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể gây kích ứng mắt, khiến tình trạng sưng mí mắt trên nặng thêm, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến thị lực   

5. Hạn chế trang điểm mí mắt

Nếu đang bị sưng mí mắt nhưng buộc phải trang điểm thì bạn nên lựa chọn loại mỹ phẩm lành tính và chỉ nên trang điểm nhẹ nhàng vùng mí mắt. Đặc biệt, phải tẩy trang thật sạch sau khi trang điểm và nên sử dụng những loại nước tẩy trang không chứa cồn hay hương liệu. Ngoài ra, tránh tình trạng những loại mỹ phẩm này rơi vào mắt làm cho mắt tổn thương nặng hơn.

Sưng mí mắt trên

Hạn chế trang điểm vùng mí mắt giúp cải thiện tình trạng sưng mí mắt

Bên cạnh việc chăm sóc mắt đúng cách khi bị sưng mí mắt trên, để có một đôi mắt sáng khỏe tinh anh bạn nên bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt dành riêng cho mắt giúp phòng ngừa những bệnh về mắt, nuôi dưỡng đôi mắt từ sâu bên trong.

Trải qua nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ cho ra đời sản phẩm Wit  với tinh chất quý Broccophane (tinh chiết từ loại bông cải xanh), giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin – một loại  protein phân tử nhỏ giúp hoạt hóa, tăng phiên mã gen và điều hòa chu trình sống của các tế bào, làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào; bảo vệ tế bào thị giác khỏi các chất gây hại sinh ra bởi các phản ứng bên trong cơ thể cũng như các tác động tiêu cực bên ngoài, giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể.

Ngoài ra, Wit còn chứa nhiều dưỡng chất như Lutein, Zeaxanthin, Novo Omega, Beta Carotene, Vitamin C, Vitamin E, Zinc… hỗ trợ tăng sức đề kháng cho đôi mắt. Nhờ đó, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng sưng mí mắt, bảo vệ mắt một cách toàn diện. 

Sưng mí mắt trên

Tinh chất Broccophane giúp hỗ trợ nuôi dưỡng đôi mắt toàn diện

Sưng mí mắt trên không chỉ cản trở tầm nhìn mà còn khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng sưng mí mắt trên kéo dài, kèm các dấu hiệu bất thường bạn đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

5/5 - (1 vote)
14-06-2023
mua_wit