Thoái hoá điểm vàng nên ăn gì, kiêng gì? 5 loại thực phẩm nên ăn

Ngày đăng bài: 19-10-2021

Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý về mắt nguy hiểm phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây mất thị lực ở những người trên 50 tuổi. Bệnh tuy chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung những dưỡng chất cần thiết sẽ góp phần trong việc làm chậm quá trình tiến triển bệnh cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy thoái hóa điểm vàng nên ăn gì, kiêng gì? Đừng bỏ lỡ bài chia sẻ hữu ích của các chuyên gia Wit qua bài viết dưới đây nhé!

Vai trò của dinh dưỡng trong phòng và điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng

Ở giai đoạn đầu của bệnh, thoái hóa điểm vàng thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng theo thời gian, bệnh gây ra những vùng bị mờ hoặc những đốm trắng khiến bạn khó khăn khi đọc, viết, lái xe cũng như thực hiện các hoạt động khác.

Bên cạnh việc phát hiện sớm triệu chứng của thoái hóa điểm vàng và điều trị nghiêm ngặt theo phác đồ của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế những biến chứng của bệnh, làm chậm quá trình tiến triển bệnh cũng như phòng ngừa bệnh là việc làm cần thiết. Cùng Wit điểm qua một vài nghiên cứu về vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người bị thoái hóa điểm vàng:

Angel Planells – Người sáng lập ACP Nutrition có trụ sở tại Seattle đồng thời là người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống cho biết, dinh dưỡng có thể là một cách hiệu quả để giữ cho đôi mắt của chúng ta hoạt động hiệu quả khi về già.

Một số nghiên cứu Bệnh Mắt liên quan đến thoái hóa điểm vàng được tài trợ bởi  Viện Mắt Quốc gia phân tích những lợi ích của chế độ dinh dưỡng đối với người bị thoái hóa điểm vàng từ 55-80 tuổi. Kết quả cho thấy rằng, nếu chủ động bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như beta-carotene, Lutein, zeaxanthin, vitamin C, vitamin E, kẽm, đồng… có thể làm giảm khoảng 25% nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.

Theo thông tin từ Học viện nhãn khoa Hoa Kỳ (the American Academy of Ophthalmology) (1) các nghiên cứu đã đi đến kết luận, để phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng bạn cần thực hiện chế độ ăn uống Địa Trung Hải (tuân thủ theo nguyên tắc, ăn nhiều trái cây, rau củ; ăn ở mức độ vừa phải thịt gia cầm, trứng, pho mát, sữa chua; hạn chế ăn thịt đỏ, thịt cừu; không nên ăn đường, muối, thức ăn nhanh…).

Chế độ ăn uống Địa Trung Hải này không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng ở mức hợp lý mà còn phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm tiểu đường, béo phì. Đây được xem là những bệnh lý góp phần làm gia tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

 thoái hóa điểm vàng nên ăn gì

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ góp phần làm chậm quá trình tiến triển cũng như phòng ngừa tốt bệnh thoái hóa điểm vàng

Vậy các chất dinh dưỡng nào cần có trong thực đơn hàng ngày và bổ sung bằng cách nào, cùng chuyên gia Wit theo dõi tiếp nội dung bên dưới nhé!

Các dưỡng chất cần có trong thực đơn

Như vậy có thể thấy, dinh dưỡng là một yếu tố góp phần làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng. Chần chừ gì nữa, bổ sung ngay những dưỡng chất tốt cho mắt bị thoái hoá điểm vàng như(2):

1. Các chất chống oxy hóa gồm Lutein, zeaxanthin, Vitamin A, C, E

Lutein và zeaxanthin là hai thành phần nằm trong võng mạc và điểm vàng của mắt, giúp lọc bỏ các sóng ánh sáng xanh nguy hại từ các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, tivi…), tia cực tím từ ánh nắng mặt trời do đó, có thể bảo vệ mắt tốt hơn.

Đặc biệt, hai loại hợp chất này có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự sản xuất đủ bộ đôi lutein và zeaxanthin, nên việc bổ sung hai hợp chất này sẽ thông qua các loại thực phẩm hàng ngày.

LUTEIN VÀ ZEAXANTHIN CÓ TRONG ĐÂU?

Lutein và zeaxanthin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, rau củ có màu xanh đậm hoặc vàng như rau cải xoăn, rau chân vịt, bí đỏ, cam, bắp ngọt…

Nhóm vitamin A, C và E – đây là các chất chống oxy hóa cần thiết làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, tăng sức đề kháng cho mắt, đồng thời, giúp cơ thể chống các gốc tự do làm tổn thương các tế bào bằng cách ngăn chặn tác hại của việc tích tụ các hóa chất.

bị thoái hóa điểm vàng nên ăn gì

Các loại trái cây rất giàu vitamin – đây là các chất chống oxy hóa cần thiết cho mắt

NHÓM VITAMIN A, C VÀ E CÓ TRONG ĐÂU?

Xung quanh chúng ta không thiếu nguồn cung cấp các vitamin này. Vitamin A có nhiều trong gan bò, dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông… Vitamin C dồi dào trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, ổi, chanh, vải thiều, đu đủ, dâu tây, nho đen, kiwi… Vitamin E có nhiều trong các loại hạt (hạnh nhân, đậu phộng, hướng dương), quả bơ, cải bó xôi, bó đỏ, măng tây, bông cải xanh…

2. Axit béo – Omega 3

Axit béo omega-3 gồm chuỗi dài như eicosapentaenoic acid (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt. EPA khả năng giúp các tế bào cảm thụ ánh sáng ở điểm vàng luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Còn DHA được tìm thấy ở lượng lớn trong võng mạc, nơi giúp duy trì chức năng của mắt. Do đó, thiếu hụt Omega-3 có thể làm suy giảm thị lực, khiến biến chứng mù lòa ở người bệnh thoái hóa điểm vàng đến sớm hơn.

OMEGA 3 CÓ TRONG ĐÂU?

Các loại thực phẩm dồi dào Omega-3 như: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá ngừ, hàu, trứng cá muối, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó, đậu nành…

3. Kẽm – Khoáng chất cần thiết cho mắt

Một trong những nguyên nhân khiến mắt bị thoái hóa điểm vàng hoặc đục thủy tinh thể là thiếu kẽm – khoáng chất quan trọng giúp vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc, cần thiết cho sự sản xuất melanin – loại sắc tố giúp bảo vệ mắt. Các chuyên gia Nhãn khoa cho biết, những người có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng có thể làm chậm quá trình thoái hóa bằng cách bổ sung kẽm cùng nhiều chất chống oxy hóa khác.

thực phẩm nên ăn khi bị thoái hóa điểm vàng

Kẽm là khoáng chất cần thiết để vận chuyển vitamin A từ gan đến mắt, giúp bảo vệ và nuôi dưỡng võng mạc mắt

KẼM CÓ Ở ĐÂU?

Các loại thực phẩm có hàm lượng kẽm cao là thịt (thịt bò, thịt gà, thịt cừu, thịt lợn), các loại động vật có vỏ như hàu, cua, sò, hến…

4. Dinh dưỡng cho mắt từ sản phẩm chuyên biệt

Nghiên cứu ra một sản phẩm có những dưỡng chất chuyên biệt cho mắt là mục tiêu mà các nhà khoa học đặt ra nhằm tác động trực tiếp vào cơ chế sinh bệnh từ đó mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về mắt cũng như chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong.

Nhờ ứng dụng thành công của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra sự hiện diện của Thioredoxin – một loại protein trọng lượng rất nhỏ, có ở tất cả các tế bào trong cơ thể nhưng tập trung nhiều tại mắt và làm nhiệm vụ bảo vệ thủy tinh thể, võng mạc, điểm vàng cùng nhiều bộ phận khác của mắt ở cấp độ tế bào.

Theo Chuyên gia Đỗ Như Hơn, sự thiếu hụt Thioredoxin là nguyên nhân chính khiến thoái hóa điểm vàng, khiến mắt bị đục thủy tinh thể cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác ở mắt và tăng nguy cơ mù lòa. Do đó, tăng cường Thioredoxin là yếu tố tiên quyết để bảo vệ mắt hiệu quả.

Từ việc phát hiện ra vai trò của Thioredoxin các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và cho ra đời tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu sulforaphane) có khả năng thúc đẩy quá trình tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên, giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể – đây là giải pháp khoa học bền vững và an toàn trên hành trình chăm sóc và bảo vệ đôi mắt. Dùng Broccophane thường xuyên có tính an toàn, hạn chế thoái hóa võng mạc, điểm vàng và hỗ trợ ngăn ngừa mù lòa.

wit cung cấp dưỡng chất cho mắt

Wit chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp gia tăng Thioredoxin, tăng cường thị lực, bảo vệ mắt toàn diện, hạn chế thoái hóa võng mạc, điểm vàng và hỗ trợ ngăn ngừa mù lòa.

Những thực phẩm cần nên tránh khi bị thoái hóa điểm vàng

Bên cạnh những thực phẩm lành mạnh và có lợi cho sức khỏe đôi mắt thì cũng có những đồ ăn thức uống bạn cần hạn chế hoặc không sử dụng để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa điểm vàng, cụ thể (4):

1. Thực phẩm chế biến sẵn

Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn không chỉ là “kẻ thù” hủy hoại sức khỏe mà còn là tác nhân làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Những thực phẩm này dễ dẫn đến sự tích tụ mảng bám chứa cholesterol trong các mạch máu, trong đó có cả mảng bám trong mắt. Các mảng bám này làm tổn thương các mạch máu và cảm trở các chất dinh dưỡng và oxy đến mắt của bạn. Một số thực phẩm chế biến sẵn bạn nên tránh xa như bánh ngọt, bánh quy, bơ đậu phộng, khoai tây chiên, kẹo, nước ngọt…

2. Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ rất có hại cho cơ thể và đặc biệt là đôi mắt. Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này có thể làm gia tăng số lượng gốc tự do trong cơ thể, dẫn đến rối loạn mắt, quá trình lão hóa ở mắt đến nhanh hơn, gây suy giảm thị lực. Đặc biệt, các chất béo không lành mạnh này có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa điểm vàng khiến tình trạng mù lòa đến sớm hơn.

Ngoài ra, người thoái hóa điểm vàng còn cần phải kiêng các thực phẩm có hại cho sức khỏe của mắt như: thực phẩm có tính nóng (ớt, tiêu, hành, tỏi…), thuốc lá hoặc đồ uống có cồn (rượu, bia, cà phê), thực phẩm nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo (các loại bánh kẹo, nước ngọt)…

thoái hóa điểm vàng nên kiêng gì

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ có thể làm gia tăng gốc tự do trong cơ thể, dẫn đến rối loạn mắt, quá trình lão hóa ở mắt đến nhanh hơn

Cần làm gì để hạn chế biến chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng?

Bệnh thoái hóa điểm vàng được xem là “ bệnh thầm lặng” vì hầu như không mang lại cảm giác đau đớn nào. Nhưng khi bệnh đã trầm trọng sẽ gây mất thị giác, mù lòa vĩnh viễn. Điều đáng nói, thị giác khi đã bị tổn thương không thể phục hồi hoàn toàn được. Các phương pháp điều trị thoái hóa điểm vàng chỉ mục đích làm chậm sự phát triển của bệnh.

Do đó, bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, có chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt, bổ sung dưỡng chất chuyên bệnh cho mắt như tinh chất Broccophane thiên nhiên (có trong sản phẩm WIT) người bệnh cần lưu ý thêm:

1. Khám mắt định kỳ

Nếu như người bình thường cần khám và kiểm tra mắt 6 tháng/ lần thì người bị thoái hóa điểm vàng cần kiểm tra mắt theo chỉ định của bác sĩ. Việc kiểm tra khám mắt này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp bác sĩ kiểm soát tiến triển của bệnh cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế được các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày), không thức khuya quá 11 giờ đêm.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi, laptop…), không nên dùng quá 2 giờ/ ngày.
  • Đeo bảo vệ mắt khỏi ánh nắng, gió bụi, tia lửa hàn, tia bức xạ…

Trên đây là tất cả những giải đáp về vấn đề thoái hóa điểm vàng nên ăn gì và kiêng gì. Thoái hóa điểm vàng là bệnh lý ở mắt nguy hiểm, do đó người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đặc biệt, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt như Broccophane thiên nhiên để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh thoái hóa điểm vàng gây ra.

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit