Thoái hóa võng mạc chu biên do cận thị nguy hiểm không?

Ngày đăng bài: 04-10-2021

Tỉ lệ các tật khúc xạ về mắt,nhất là tật cận thị không ngừng gia tăng. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc cận thị nằm top cao, chiếm từ 15-40% dân số. Những người bị cận thị nặng trên 6 Diop có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như nhược thị, bong võng mạc dịch kính, tăng nhãn áp, rách võng mạc… đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc chu biên. Vậy thoái hóa võng mạc chu biên do cận thị có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào? Tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.

Bệnh thoái hóa võng mạc chu biên là gì?

Võng mạc là một lớp thần kinh mỏng ở đáy mắt. Võng mạc có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng thông qua hàng loạt các phản ứng hóa lý phức tạp để dẫn truyền thông tin lên não phân tích.

Ở trung tâm võng mạc đa phần là tế bào nón và xen lẫn tế bào gậy tăng dần ra chu biên. Võng mạc chu biên là vùng võng mạc nằm ngoài hoàng điểm và thường không ảnh hưởng đến thị lực trung tâm mà liên quan đến trường thị giác (khoảng không gian mắt bao quát được).

Ở những người cận thị, đặc biệt là cận thị nặng, trục nhãn cầu phình ra phát triển dài hơn bình thường và sẽ làm võng mạc bị kéo căng, mỏng dần đi và thoái hóa thành những mảng teo võng mạc có dạng oval hoặc dải dày, xuất hiện đơn lẻ với kích thước khác nhau ở vùng chu biên đáy mắt.

Do đây là khu vực ít được tưới máu nên dễ bong và rách, nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh thoái hóa võng mạc chu biên có thể gây rách võng mạc và dẫn đến bong võng mạc gây mất thị lực, mù lòa vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc chu biên

Theo các chuyên gia Nhãn khoa, bệnh thoái hóa võng mạc chu biên xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Những người cận thị nặng trên 6 Diop và có kèm theo thoái hóa võng mạc. Thông thường, người bệnh có thể bị những vết rách nhỏ ở vùng ngoại vi võng mạc và từ những vết rách này có thể phát triển thành bong võng mạc.
  • Người lớn tuổi (trên 40 tuổi) có thoái hóa, bong dịch kính phía sau nhãn cầu và gây co kéo bong võng mạc.
  • Hội chứng tách lớp võng mạc bẩm sinh.
  • Có một mắt đã bong võng mạc.

nguyên nhân thoái hóa võng mạc chu biên

Những người cận thị nặng là đối tượng dễ bị thoái hóa võng mạc chu biên

Dấu hiệu nhận biết thoái hóa võng mạc chu biên

Bệnh thoái hóa võng mạc chu biên thường không gây ra cảm giác đau và thường khó phát hiện, do đó khi xuất hiện một số triệu chứng dưới đây người bệnh cần chú ý và gặp bác sĩ nhãn khoa ngay:

Đột ngột thấy dấu hiệu ruồi bay

Một khi vùng võng mạc thiếu máu sẽ gây chết cả võng mạc và dịch kính tại chỗ, hơn nữa tình trạng tổn thương mạch máu nhỏ chu biên sẽ tạo ra chấm đen, lúc này người bệnh sẽ thấy những chấm đen như ruồi hoặc như sợi tóc, rễ tre. Khi bạn đứng ở ngoài trời, triệu chứng này càng thấy rõ, khi mắt liếc và di chuyển thì chấm đen di chuyển theo.

Theo các bác sĩ Nhãn khoa, dấu hiệu ruồi bay có thể xuất hiện do tuổi tác hay ở những người bị cận thị và đa số các trường hợp không thấy tổn thương võng mạc, tuy nhiên nếu xuất hiện đột ngột và triệu chứng tăng dần thì rất có thể là do tình trạng thoái hóa võng mạc chu biên.

dấu hiệu thoái hóa võng mạc chu biên

Đột ngột thấy dấu hiệu ruồi bay trong tầm nhìn rất có thể bạn đã bị thoái hóa võng mạc chu biên

Dấu hiệu mắt chớp sáng

Tình trạng này do dải dịch kính co kéo võng mạc gây ra. Người bệnh thường thấy chớp sáng như đom đóm, đôi khi như vệt sáng, tia sét, hiện tượng này có thể nhận biết rõ khi trời tối và thường nhìn thấy khi đang nhắm mắt.

Đặc biệt, nếu các chớp sáng xuất hiện ở những nốt to và cố định tại một điểm có thể là dấu hiệu thoái hóa võng mạc chu biên, người bệnh cần đi soi võng mạc ngay.

Khuyết thị trường

Xuất hiện quầng đen lan dần từ phía xa đến vùng trung tâm do rách võng mạc, nước, dịch kính làm tách dần và gây bong võng mạc từ chu biên lan vào trung tâm. Lúc này, người bệnh đã mất dần thị lực và có nguy cơ mù lòa hoàn toàn.

Nhiều trường hợp không có triệu chứng gì đặc biệt dẫn đến tình trạng khi bị giảm thị lực mới đi khám và bác sĩ phát hiện ra đã có bong võng mạc với nhiều lỗ rách chu biên do thoái hoá võng mạc.

Điều trị thoái hóa võng mạc chu biên do cận thị

Các kiểm tra mắt thông thường hay khám mắt kiểm tra sức khỏe định kỳ không thể phát hiện được bệnh thoái hóa võng mạc chu biên. Do đó, khi thấy những triệu chứng nghi ngờ bệnh thoái hóa võng mạc chu biên, bạn cần đến cơ sở chuyên khoa mắt để bác sĩ thực hiện soi đáy mắt kết hợp với các phương pháp khám mắt chuyên sâu.

Nếu thoái hóa võng mạc chu biên chưa lan rộng đến vùng trung tâm thì việc điều trị đem lại hiệu quả và có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số phương pháp được bác sĩ sử dụng để điều trị thoái hóa võng mạc chu biên như:

Phương pháp Laser quang đông

Phương pháp này dựa trên nguyên tắc dùng nhiệt (được chuyển dạng từ năng lượng bức xạ) để làm đông hủy mô có chủ đích và tia laser sẽ tạo ra các điểm sẹo trên vùng võng mạc quanh các tổn thương giúp lớp màng thần kinh được áp dính xuống bên dưới, đồng thời tránh bị tụ dịch đẩy bong lên. Mục đích chính của việc chiếu tia laser trong thoái hóa võng mạc chu biên cận thị là làm giảm thiểu từ trước nguy cơ mất thị lực, mất vùng nhìn không phục hồi do bong võng mạc chứ không nhằm cải thiện thị lực.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp laser quang đông là độ chính xác cao, không cần vào phòng phẫu thuật, không chảy máu, không gây đau đớn và chỉ cần nhỏ tê trước khi thực hiện…

Phẫu thuật độn, đai củng mạc

Đây là phương pháp phẫu thuật tháo dịch bong, gây viêm dính vết rách võng mạc và ấn củng mạc lồi về phía buồng dịch kính để bịt kín nhằm gây phản ứng viêm dính tạo sẹo cho vết rách võng mạc giúp võng mạc áp phẳng vào thành nhãn cầu.

Tỷ lệ thành công của phẫu thuật độn, đai củng mạc là 94%. Phương pháp này giúp võng mạc áp về giải phẫu và giữ được thị lực trung tâm đối với các trường hợp bong võng mạc chu biên do cận thị.

điều trị thoái hóa võng mạc chu biên

Phẫu thuật độn, đai củng mạc là phương pháp điều trị thoái hóa võng mạc chu biên hiệu quả và an toàn

Giải pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa võng mạc chu biên

Việc điều trị thoái hóa võng mạc chu biên sẽ trở nên khó khăn, tốn kém và giảm hiệu quả hồi phục nếu để bệnh diễn tiến quá nặng. Do đó cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ võng mạc từ sớm. Cụ thể:

  • Chủ động khám mắt: Chúng ta cần tạo thói quen khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần, đặc biệt là ở người có các tật cận thị, người lớn tuổi và người có nguy cơ cao từ các bệnh lý khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh nguy hại từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi… (sử dụng trên 3h/ ngày tăng nguy cơ tổn thương, gây bệnh cho mắt). Ngoài ra, để giảm tác hại của ánh sáng xanh lên mắt cần đeo kính chống ánh sáng xanh và cài đặt các phần mềm giảm độc hại của ánh sáng màn hình.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt: (cá hồi, cà rốt, cà chua, các loại trái cây và rau xanh đậm).
  • Khi ra ngoài trời cần đeo kính mát để hạn chế khói bụi, tia cực tím gây hại cho mắt, những người làm các công việc đặc thù như thợ hàn, thợ cơ khí… có tiếp xúc với cường độ ánh sáng mạnh cần dùng kính chuyên dụng.
  • Vệ sinh mắt đúng cách, khi đi ngoài trời về nên rửa mắt bằng nước ấm và dùng khăn sạch lau khô, tuyệt đối không dùng tay dụi mắt khi có cảm giác ngứa, cộm, xốn hoặc có vật thể rơi và mắt.

phòng ngừa thoái hóa võng mạc chu biên do cận thị

Chủ động khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần, đặc biệt với những trường hợp cận thị nặng

Chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong bằng các giải pháp khoa học

Các nhà khoa học nhận thấy, vùng võng mạc là bộ phận vô cùng quan trọng, trong đó, tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) đóng vai trò trò quyết định đến chức năng thị giác và ảnh hưởng đến các bệnh lý ở võng mạc.

Sự suy giảm hoạt động của tế bào võng mạc là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm, trong đó có thoái hóa võng mạc chu biên… Để bảo vệ lớp tế bào võng mạc, các nhà khoa học Mỹ đã áp dụng công nghệ sinh học phân tử và phát hiện ra được Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ có nhiệm vụ bảo vệ tế bào võng mạc. Đây được cho là giải pháp làm chậm quá trình lão hóa và giúp mắt chống chọi lại các yếu tố gây hại.

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên có tác dụng tăng cường Thioredoxin hiệu quả giúp làm chậm quá trình lão hóa bằng cách bảo vệ tế bào võng mạc, tế bào thị giác. Không những thế, Broccophane còn được chứng minh có khả năng ngăn chặn tác động của ánh sáng nguy hại bằng cơ chế chống lại sự tấn công của các chất gây hại sinh ra trong các phản ứng oxy hóa, phục hồi các tế bào bị suy yếu từ đó giúp tăng “tuổi thọ” cho mắt.

Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) cũng kết luận, tinh chất Broccophane thiên nhiên làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc một cách tự nhiên và an toàn, hạn chế bệnh mắt.

Đánh giá bài viết
16-03-2023
mua_wit