Bệnh khô mắt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh khô mắt ở trẻ em khá phổ biến nhưng lại thường bị bỏ qua vì nhiều phụ huynh cho rằng tình trạng này không nghiêm trọng. Nhưng nếu như tình trạng khô mắt ở trẻ em không được quan tâm và chữa trị kịp thời rất có thể sẽ gây viêm và tổn thương, ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Bệnh khô mắt ở trẻ em là gì?
Bệnh khô mắt ở trẻ em là tình trạng mắt bị khô do nước mắt tiết ra không đủ nhiều hoặc nước mắt không chứa lượng dầu cần thiết để cung cấp độ ẩm đủ cho mắt hoạt động tốt và tránh các tổn thương, nhiễm trùng có thể có. Bệnh xuất hiện khi có sự mất cân bằng nội môi của màng nước mắt và kèm theo các triệu chứng về mắt như viêm và tổn thương bề mặt mắt.
Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A là căn bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển và các nước nghèo trên thế giới.
Bệnh khô mắt khiến trẻ em cảm thấy khô rát, khó chịu
Nguyên nhân gây bệnh khô mắt ở trẻ em
Bệnh khô mắt ở trẻ em có thể có nhiều nguyên nhân gây ra, bắt nguồn từ vấn đề về dinh dưỡng, thói quen, lối sống hằng ngày hoặc có thể là các bệnh lý liên quan đến cơ quan thị giác của trẻ.
1. Do thiếu Vitamin A
Vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và nón ở võng mạc. Nếu thiếu vitamin A sẽ gây triệu chứng quáng gà. Ngoài ra, vitamin A tác dụng trên biểu mô kết – giác mạc, giúp biểu mô giữ độ trong và bóng cho đôi mắt. Thiếu vitamin A dẫn tới khô, tổn thương biểu mô kết – giác mạc, có thể gây mù.
2. Dị ứng do sử dụng thuốc kháng histamin
Tác dụng phụ của loại thuốc kháng histamin cũng có thể sẽ khiến cho mắt trẻ bị khô. Thông thường, dị ứng này cũng kèm theo biểu hiện là làn da trẻ bị khô, thiếu đi độ ẩm cần thiết.
3. Do trẻ bị viêm kết mạc
Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là bệnh do vi trùng hoặc vi-rút gây ra. Bệnh viêm kết mạc có các biểu hiện đặc trưng như mắt bị cộm lên, ngứa mắt, sưng đỏ mí và kết mạc. Sau đó, tình trạng viêm nhiễm cũng sẽ khiến cho mắt của trẻ bị thiếu độ ẩm và khô mắt.
Nếu như trẻ bị khô mắt kèm với các biểu hiện như trên thì có thể nguyên nhân đến từ viêm kết mạc. Khi viêm kết mạc được chữa khỏi thì tình trạng khô mắt cũng sẽ dần được khắc phục.
4. Sử dụng điện thoại thông minh thường xuyên
Ngày nay, sở dĩ số lượng trẻ em bị khô mắt ngày càng tăng là do trẻ sử dụng các thiết bị giải trí, đặc biệt là điện thoại thông minh quá thường xuyên. Trong quá trình “dán mắt” trên điện thoại hoặc màn hình tivi, máy tính bảng, trẻ thường quên chớp mắt, mắt phải mở to liên tục trong khoảng thời gian dài. Điều này khiến cho mắt mỏi mệt và không được điều tiết, dẫn đến nước mắt không được tiết ra để làm ướt, và khô mắt là một kết quả tất yếu.
Ngoài ra, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện thoại với mức năng lượng cao cũng sẽ dễ dàng gây tổn thương cho các tế bào ở võng mạc, khiến cho tình trạng khô mắt càng trầm trọng và đặc biệt là ảnh hưởng rất xấu đến thị lực của mắt.
Sử dụng điện thoại thông minh nhiều có thể gây khô mắt ở trẻ em
Triệu chứng khô mắt ở trẻ em
Các triệu chứng của khô mắt ở trẻ em có thể bao gồm một hoặc một số các biểu hiện sau đây:
- Trẻ cảm giác mắt khô, nóng rát và ngứa mắt
- Trẻ dụi mắt thường xuyên
- Mắt cảm thấy mệt mỏi và không muốn hoạt động
- Mắt có biểu hiện bị đỏ hoặc đỏ ngầu
- Trẻ cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng, ra ngoài trời cảm giác dễ bị chói nắng
- Khi chảy nước mắt thì nước mắt thường bị trôi nhanh, không giữ được lâu và không có tác dụng nhiều trong việc làm ẩm mắt
- Xuất hiện các vấn đề sức khỏe liên quan bao gồm viêm nhiễm, suy dinh dưỡng, thể trạng không được khỏe
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh khô mắt
1. Mắt bị quáng gà
Biểu hiện sớm nhất của bệnh khô mắt là tình trạng quáng gà khiến cho trẻ gặp khó khăn trong việc đi lại vào buổi tối. Nếu ở độ tuổi đã có thể chơi đùa, trẻ sẽ có xu hướng không ra ngoài chơi với bạn bè mà ngồi yên một chỗ trong phòng.
2. Mắt bị khô lòng trắng
Bình thường thì lòng trắng mắt của trẻ ướt đều, bóng láng và trong suốt. Khi bị khô mắt khiến cho lòng trắng cũng bị khô theo. Nếu bệnh không được chữa trị thì lòng trắng mắt trở nên sần sùi, sừng hoá và không còn ướt bóng nữa. Theo thời gian, lòng trắng mắt trở nên mờ đục, đổi thành màu vàng nhạt hoặc xám nhạt và thậm chí là nhăn nheo. Lúc này, trẻ thường có biểu hiện là hay chớp mắt, hay cụp mắt nhìn xuống khi ra sáng vì mắt rất dễ bị chói sáng.
3. Mắt bị khô lòng đen
Ở điều kiện bình thường, lòng đen mắt của trẻ phải nhẵn bóng, ướt đều và trong veo. Khi bị khô mắt mà không được chữa trị, lòng đen trở nên mờ đục, sần sùi, trông lờ mờ như tấm kính bị bám hơi nước. Tình trạng này dễ để lại sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực về sau của trẻ, thậm chí gây mù lòa.
Chẩn đoán và điều trị bệnh khô mắt ở trẻ em
Bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng các phương pháp và máy móc để đo lường lượng và chất lượng nước mắt của trẻ bị khô mắt, từ đó sẽ có cách điều trị hợp lý.
Theo đó, bác sĩ có thể sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt tình trạng khô mắt tạm thời bằng thuốc nhỏ và thuốc mỡ. Các loại thuốc này giúp làm dịu đáng kể cảm giác khô rát ở mắt nhưng hạn chế của chúng là chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn và làm trôi đi nước mắt của cơ thể.
Cũng cần nói thêm rằng nước mắt nhân tạo không nuôi dưỡng hoặc bảo vệ mắt như nước mắt tự nhiên vốn có chứa lysozyme (chống lại vi khuẩn) cùng các thành phần quan trọng khác như lactoferrin, immunoglobulin, glucose, kali và O2.
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi có biểu hiện bị khô mắt
Các cách điều trị khác bao gồm sử dụng thuốc nhỏ chống viêm như restasis hoặc prednisone và kính ngăn ẩm. Đồng thời, bác sĩ có thể kê đơn để trẻ được bổ sung thêm các dưỡng chất cho mắt như vitamin A, axit béo omega 3 để thúc đẩy sản xuất nước mắt tự nhiên.
Nếu nguyên nhân đến từ các bệnh lý khác như viêm kết mạc, tổn thương võng mạc thì bác sĩ nhãn khoa sẽ phải đưa ra phác đồ điều trị song song, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm bớt tình trạng khô mắt và quan trọng hơn là phải chữa trị bệnh lý nền cho trẻ.
Bệnh khô mắt thường xuất hiện ở các trẻ em trong những khu vực có mức sống khá thấp, thường bị suy dinh dưỡng, còi xương. Bệnh khô mắt cũng có thể xuất hiện sau một đợt ốm kéo dài, đặc biệt là sốt phát ban sởi, viêm phổi, sơ nhiễm lao. Cho nên, với những trẻ em này thì điều quan trọng là phải được chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn, không chỉ cung cấp vitamin A mà còn các nhóm chất cần thiết khác để trẻ có sự phát triển cân bằng.
Phòng ngừa khô mắt cho bé
Dinh dưỡng là một giải pháp phòng ngừa bệnh khô mắt ở trẻ em mang tính nền tảng giúp cho trẻ không bị tình trạng khô mắt. Theo đó, phụ huynh cần xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày sao cho cung cấp đủ vitamin A, omega-3 cũng như các thành phần dinh dưỡng khác.
Vitamin A vốn có nhiều trong các loại rau củ như cà rốt, gấc, ớt chuông, cam, rau muống, rau cải xanh, rau bina,… trong khi omega-3 dồi dào trong các loại cá, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá trích,… Trẻ em vốn có sở thích ăn thịt nhiều hơn là ăn cá và không thích ăn rau củ. Tuy nhiên, bố mẹ hãy cố gắng tập cho bé thói quen ăn cá và các loại rau củ ngay từ khi còn nhỏ.
Phụ huynh nên khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ, đặc biệt các rau củ có chứa vitamin A
Tập cho trẻ thói quen chớp mắt chậm và đều (khoảng 12-18 lần/phút) giúp nước mắt dàn đều, làm ẩm giác mạc. Đặc biệt, khi chơi trò chơi hay khi đọc sách, trẻ thường mải tập trung và quên đi việc chớp mắt. Do vậy, hãy chỉ bảo và tập cho trẻ thói quen có ích này.
Một điều cũng rất quan trọng là hạn chế để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều như điện thoại, máy tính bảng và màn hình tivi. Phụ huynh nên quy định một khoảng thời gian nhất định cho trẻ được sử dụng các thiết bị này, khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày tùy vào độ tuổi của bé.
Đồng thời, ba mẹ nên cho trẻ đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường như khói bụi, ánh nắng mặt trời. Tránh để các luồng gió như máy sấy, quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt của trẻ. Phụ huynh cũng không nên cho trẻ thức khuya, mà phải đảm bảo ngủ đủ giấc, tối thiểu là 8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.
Và cuối cùng, nếu thấy con trẻ có biểu hiện khô mắt thì hãy đưa trẻ đến khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện mắt uy tín. Nếu trẻ trên 12 tuổi, phụ huynh có thể chọn lựa các sản phẩm bổ mắt có thành phần được kiểm chứng và cơ chế khoa học để hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống, giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính, điện thoại, màn hình tivi, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).
Hiện nay, sản phẩm Wit được đánh giá là viên uống bổ mắt được đảm bảo hiệu quả và tính an toàn cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên. Wit là sản phẩm của các nhà khoa học Mỹ, được chiết xuất từ tinh chất thiên nhiên, có tác động vào cơ chế bệnh sinh, giúp bảo vệ và cải thiện các vấn đề về thị lực tận gốc. Thành phần nổi bật của Wit chính là tinh chất Broccophane (được chiết xuất từ một loại bông cải xanh giàu Sulforaphane) giúp hỗ trợ gia tăng Thioredoxin. Thioredoxin loại protein phân tử quý trong mắt, có khả năng bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể, nuôi dưỡng võng mạc từ bên trong, hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm mờ, mỏi mắt, khô mắt.
Khô mắt ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp và ít gây nguy hiểm ngay cho thị lực của trẻ. Tuy nhiên, nó có thể gây viêm và tổn thương các bộ phận khác của mắt. Do vậy, thường xuyên quan tâm đến sức khỏe thị giác của con mình để có cách chữa trị kịp thời nhé.