10 cách phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả nhất

Ngày đăng bài: 27-11-2021

Bệnh đau mắt đỏ do nguyên nhân virus hay vi khuẩn là bệnh dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch ảnh hưởng sinh hoạt, học tập và công việc của người bệnh. Vậy làm sao để phòng ngừa đau mắt đỏ, ngăn ngừa sự lây lan? Áp dụng 10 cách đơn giản này, bạn có thể giúp mắt khỏe, yên tâm phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ cũng như những bệnh mắt khác hiệu quả ngay tại nhà.

Bệnh đau mắt đỏ lây lan như thế nào?

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan từ người này sang người khác do virus có trong nước mắt, ghèn/dử mắt của người bệnh, thông qua đường hô hấp hoặc lây qua các vật dụng sinh hoạt, đặc biệt là đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly uống nước…). Cụ thể:

  • Thông qua đường hô hấp: Nước mắt được tiết ra sau khi làm sạch mắt và thoát xuống đường lệ đạo để xuống mũi và cổ họng. Trong nước mắt của người viêm kết mạc có chứa rất nhiều virus, khi tiếp xúc gần, nói chuyện, ho, hoặc hắt hơi, virus sẽ theo nước bắn ra ngoài và lây bệnh cho người khác.
  • Lây lan qua các vật dụng sinh hoạt: Trong quá trình sinh hoạt, giọt bắn, ghèn/dử mắt có thể dính vào các vật dụng sinh hoạt, khi người lành tiếp xúc với những vật dụng này cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua môi trường bể bơi hay một số nơi vệ sinh kém.

Xem thêm : Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Có thể lây qua đường nào?

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như hạn chế giao tiếp, thậm chí làm gián đoạn công việc của người bệnh. Thực hiện tốt những cách phòng ngừa sau đây giúp phòng ngừa mối nguy cơ gây bệnh cho mắt, nâng cao chất lượng sống.      

1. Giữ gìn vệ sinh mắt

Giữ vệ sinh mắt là một trong những cách được chú ý hàng đầu giúp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ. Khi vệ sinh mắt cần rửa tay sạch, dùng khăn ướt sạch lau dịch quanh mắt nhiều lần trong ngày, hoặc có thể sử dụng miếng bông gòn sạch. Sau khi vệ sinh xong nên vứt bông gòn và lấy nước nóng chất tẩy rửa để giặt khăn mặt đã qua sử dụng, rồi rửa tay lại bằng xà phòng và nước ấm cho thật sạch.

Vệ sinh mắt đúng cách để lấy sạch bụi bám, cũng như làm sạch hết ghèn, chất dịch tiết ra từ mắt là bước quan trọng. Cần chuẩn bị tăm bông, bông gòn sạch hoặc khăn sạch, dung dịch nước muối  loãng và nước ấm rồi thực hiện thao tác theo trình tự sau:

  • Vệ sinh tay kỹ với xà phòng và nước ấm rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Dùng tăm bông và nước muối để làm sạch lớp ghèn và dịch quanh mắt.
  • Dùng khăn màn mềm, miếng tẩy trang dùng 1 lần hoặc gạc y tế sạch để vệ sinh từ hốc mắt gần mũi ra ngoài, lau nhẹ nhàng cho đến khi sạch.
  • Sau khi vệ sinh mắt xong thì vệ sinh tay với xà phòng và nước ấm một lần nữa.

Lưu ý, khi mắt bị đau nhức thì nên giảm bớt triệu chứng bằng cách chườm lạnh hoặc chườm nóng vài lần trong ngày. Chú ý, để tránh lây nhiễm, không dùng một miếng vải để chườm cho cả hai mắt khi chỉ một mắt bị bệnh.

phòng ngừa đau mắt đỏ

Vệ sinh mắt đúng cách chính là biện pháp giúp phòng tránh đau mắt đỏ hiệu quả

2. Tránh các loại dầu gội, sữa tắm dây vào mắt

Đây là trường hợp đỏ mắt ảnh hưởng do hóa mỹ phẩm mà nhiều người gặp phải. Vì vậy, cần cẩn trọng khi tắm gội, dùng một lượng xà bông vừa đủ để tắm, gội, trong lúc tắm gội nhắm mắt lại, để tránh bọt xà bông dính vào mắt gây kích ứng. Nếu không may mắt có cảm giác cay xè vì hóa chất thì nên rửa tay sạch, sau đó rửa mắt bằng nước sạch rồi lấy khăn sạch nhúng nước phủ lên mắt để ít nhất 20 phút.

Sau đó, dùng vòi hoa sen mở chế độ nước ấm cho nước chảy từ trán xuống mắt bị hóa chất vào cho sạch. Nên mở mắt để nước rửa sạch các hóa chất còn đang ở trong mắt ra hết. Nên thực hiện cho đến khi thấy mắt hết cay. Lưu ý, trong trường hợp này chỉ dùng nước sạch để rửa chứ không được dùng bất cứ thứ gì khác để tránh tổn thương cho mắt.

3. Hạn chế thói quen dùng tay dụi mắt

Đây là thói quen thường gặp đặc biệt là khi mắt bị cộm, ngứa do viêm kết mạc dị ứng. Tuy nhiên, điều này không thể giải quyết tình trạng khó chịu của mắt mà dụi mắt còn khiến giác mạc có nguy cơ bị xước, gây viêm loét giác mạc, có thể hình thành sẹo làm ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Vì vậy, cần hạn chế tối đa việc dụi mắt, đặc biệt là khi tay bẩn là yếu tố khiến mắt bị viêm nhiễm.

Tham khảo: Đau mắt đỏ ở trẻ em và biện pháp chăm sóc mắt tại nhà

 

2.4 Không sử dụng chung khăn tắm

Để phòng ngừa sự lây lan bệnh đau mắt đỏ, thì mọi người tuyệt đối không nên dùng chung đồ dùng cá nhân, như khăn tắm, khăn mặt, ly tách uống nước. Chỉ cần nước bọt, nước mắt, hay ghen có dính vào những đồ này thì khả năng lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ từ người này sang người khác rất cao.

5. Dùng kính chắn bụi khi đi đường

Để tránh khói bụi, các dị nguyên, cũng như tác hại của tia UV ảnh hưởng đến mắt khi đi ra ngoài, mọi người nên dùng kính râm loại ôm sát khuôn mặt. Lưu ý, cần chọn kính chất lượng, khi đeo kính mà thấy mắt nhức, chóng mặt thì cần ngưng ngay.

6. Hạn chế những nơi đông người vào mùa dịch

Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện theo mùa hè. Vào mùa cao điểm của bệnh đau mắt đỏ,  cần hạn chế nơi đông người để tránh nguy cơ lây lan của bệnh. Đặc biệt, hạn chế tiếp xúc với người đau mắt đỏ. Trong trường hợp cần thiết phải tiếp xúc như chăm sóc người thân thì đeo khẩu trang, đeo kính râm, rửa tay cẩn thận không để virus có cơ hội lây nhiễm cho bản thân.

7. Giữ vệ sinh nhà cửa, drap giường/gối

Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, lấy sạch bụi bặm ở mọi ngóc ngách trong nhà, cũng như thường xuyên giặt sạch các vật dụng trong nhà như drap trải giường, bao gối… cũng chính là cách giữ gìn đôi mắt tránh bị viêm kết mạc do các yếu tố dị ứng.

Tên

Cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng mỗi ngày giúp phòng ngừa tình trạng viêm kết mạc dị ứng 

8. Tập thể dục thường xuyên tăng sức đề kháng

Nên dành thời gian để vận động, có thể theo đuổi môn thể thao mà mình yêu thích để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ. Nên duy trì việc tập luyện 30-60 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần bằng các môn như: đi bộ, yoga, bơi lội cầu lông… Hoạt động thể dục ngoài trời cũng giúp mắt được thư giãn trong không gian rộng mở.

9. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh việc chăm sóc, sinh hoạt đúng cách, thì chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ. Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống cân đối, đa dạng và đầy đủ dưỡng chất thì tăng cường các thực phẩm tốt cho mắt, hạn chế các thực phẩm có thể gây kích ứng và làm bệnh nặng hơn.

Nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa tốt cho mắt như: vitamin A, B, C, E, Omega-3, lutein, zeaxanthin có nhiều trong rau củ quả, cá, các loại hạt: cà rốt, đu đủ, bí đỏ, cam quýt, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina, bồ ngót, cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt óc chó, trứng, sữa, hạt lanh, hạt điều…

Nên tránh các thực phẩm cay nóng, thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (cua, tôm, ghẹ, ốc…). Đặc biệt, tránh thức uống có cồn, chất kích thích, những thực phẩm nhiều tinh bột (các loại đậu, bánh mì…) có thể khiến mắt thêm kích ứng, diễn tiến nặng và khó lành hơn.

Xem chi tiết: Bệnh đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Trên đây là những cách giúp bạn phòng ngừa đau mắt đỏ tại nhà đơn giản, rất thiết thực và hiệu quả. Bên cạnh đó, mọi người cần có chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt và đừng quên thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra, tầm soát, phát hiện và điều trị tích cực các bệnh lý về mắt nếu có.

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit