Mắt lồi bẩm sinh có chữa được không? Đâu là giải pháp tốt nhất?

Ngày đăng bài: 04:05 19/05/2023

Nhiều người nghĩ rằng lồi mắt không nguy hiểm. Tuy nhiên nếu lồi mắt bẩm sinh ở trẻ nhỏ là mối nguy hại không nên bỏ qua. Lồi mắt bẩm sinh nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Vậy mắt lồi bẩm sinh có chữa được không? Đâu là giải pháp tốt nhất?

Mắt lồi bẩm sinh là gì?

Mắt lồi bẩm sinh là trạng thái xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ chào đời, tổ chức hốc mắt bị tăng thể tích nên nhãn cầu mắt lồi ra phía trước khi nhìn trực diện và độ lồi rõ hơn khi nhìn nghiêng.

Do cầu mắt lồi nên phần mí mắt trên và dưới thường sẽ thu về phía sau, tạo độ mở cho đôi mắt, nhìn đôi mắt to hơn so với bình thường. Độ lồi của mắt được xác định bằng đường chiếu tính từ đỉnh giác mạc thẳng xuống đường đi ngang bờ ngoài của hai hốc mắt.

Tuy nhiên, bệnh lồi mắt bẩm sinh thường khó phát hiện hơn người lớn. Vì những đứa trẻ sơ sinh khi bị bệnh mắt lồi sẽ có đôi mắt long lanh, tuy nhiên, khá non nớt và yếu, dễ nhạy cảm cảm với nắng và kèm theo hiện tượng chảy nước mắt sống. (1)

Nguyên nhân dẫn đến mắt lồi bẩm sinh

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến lồi mắt bẩm sinh phần lớn là do di truyền, nếu bố mẹ có cấu trúc hốc mắt dị thường khiến nhãn cầu mắt lồi ra phía trước thì đặc điểm di truyền sẽ tác lên mắt của con.

Một số trường hợp, lồi mắt bẩm sinh còn do một số rối loạn chuyển hóa trong quá trình hình thành phôi thai. Ngoài ra, một số ít trường hợp mắc chứng lồi mắt còn do trẻ mắc bệnh Basedow là bệnh lý liên quan đến tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone có thể gây tổn thương các mô mắt. Trường hợp hiếm gặp hơn có thể do vấn đề về tuyến giáp hoặc có khối u phía sau mắt.

Những ảnh hưởng của bệnh mắt bẩm sinh

Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến gương mặt mất đi sự cân đối hài hòa. Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, do đó thần thái hay khí chất cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, lồi mắt bẩm sinh nếu không được điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, cụ thể:

1. Dễ bị khô mắt

Lồi mắt bẩm sinh khiến mắt khó chớp hơn. Khi không thể chớp mắt, lớp bảo vệ bên ngoài của mắt không nhận được chất bôi trơn cần thiết dẫn đến tình trạng khô mắt.

2. Suy giảm khả năng bảo vệ mắt và mí mắt

Những trường hợp lồi mắt quá nhiều sẽ làm cản trở chức năng bảo vệ mắt của mí mắt. Lồi mắt khiến mí mắt khó khép lại làm cầu mắt phải đối diện trực tiếp với khói bụi, ô nhiễm cùng nhiều tác nhân bên ngoài.

Ngoài ra, cấu trúc mắt lồi ra, khi có va chạm cầu mắt dễ bị tổn thương gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực và các chức năng hoạt động của mắt.

Mắt lồi bẩm sinh

Mắt lồi bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm

3. Viêm loét giác mạc

Lồi mắt bẩm sinh ở thể nặng khiến mắt trẻ không nhắm chặt được dễ dẫn tới biến chứng viêm loét giác mạc, nếu không được điều trị hoặc điểm trị sai cách có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn và có nguy cơ phải khoét bỏ mắt.

4. Mắc bệnh tăng nhãn áp

Có trường hợp lồi mắt bẩm sinh, mắt càng lồi lớn ra phía trước sẽ tạo áp lực phía sau nhãn cầu lớn hơn và gây hiện tượng tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp không được điều trị sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến thị lực và có thể dẫn tới nguy cơ mù lòa.

5. Mù mắt vĩnh viễn

Lồi mắt bẩm sinh khiến các cơ vận nhãn bị phì đại sẽ chèn ép dây thần kinh thị giác ở đoạn đỉnh hốc mắt và gây giảm thị lực. Một số trường hợp còn gây mù mắt vĩnh viễn. (2)

Mắt lồi bẩm sinh có chữa được không?

Ở độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi, đây là tình trạng mắt lồi bẩm sinh của trẻ được nhận diện rõ ràng nhất. Khi đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện mắt để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhiều người thắc mắc mắt lồi bẩm sinh có chữa được không? Câu trả lời là hoàn toàn chữa được, nếu các bậc phụ huynh chịu khó quan sát và đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.

Một số giải pháp hỗ trợ cho tình trạng lồi mắt khi vừa sinh ra đời

Sau khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tùy vào từng trường hợp và mức độ lồi mắt mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu trong trường hợp mắt trẻ bị lồi nhẹ nhưng thị lực bình thường, mắt có thể nhắm kín và không có dấu hiệu bất thường khác thì cần đi khám để đo các chỉ tiêu: thị lực, nhãn áp, đo độ co rút mi và theo dõi thường xuyên trong khoảng 3 – 6 tháng.

Một số trường hợp lồi mắt bẩm sinh có dấu hiệu ảnh hưởng đến thị lực kèm các triệu chứng bất thường khác, bác sĩ sẽ chỉ định một trong số các phương pháp sau:

1. Chữa lồi mắt bẩm sinh bằng phương pháp xạ trị

Với các trường hợp mắt lồi bẩm sinh ở mức độ nhẹ và trung bình, phương pháp xạ trị sẽ có hiệu quả. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng máy công nghệ cao chiếu ánh sáng trực tiếp vào mắt nhằm điều chỉnh nhãn cầu về lại vị trí bình thường và cải thiện tình trạng lồi mắt bẩm sinh.

2. Chữa mắt lồi bẩm sinh bằng phương pháp nhấn mí, cắt mí

Phương pháp này có hiệu quả với các trường hợp lồi mắt bẩm sinh mức độ nhẹ hoặc không bị mắt lồi bẩm sinh nhưng có khuyết điểm sụp mí mắt khiến cho mắt gần giống bị lồi.

Nhấn mí mắt: Phương pháp nhấn mí mắt giúp tạo điểm liên kết của cơ mí với da mí hay sụn mí với da mí bằng cách khắc phục nhược điểm mí mắt, giúp hai mắt cân xứng và mắt không còn bị lồi.

Cắt mí mắt: Phương pháp cắt mí mắt gồm thủ thuật bóc tách cắt rạch loại bỏ nhược điểm mí mắt, tạo hình mí rõ nếp, cân đối hài hòa và cải thiện hiệu quả tình trạng lồi mắt bẩm sinh.

Mắt lồi bẩm sinh

Nhấn mí mắt, cắt mí mắt là 2 phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng mắt lồi bẩm sinh

3. Thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật chữa mắt lồi bẩm sinh hiệu quả với trường hợp mắt lồi ở mức độ trung bình và nặng. Tính tới thời điểm hiện tại, đây được coi là phương pháp hiện đại tiên tiến, hiệu quả và được ứng dụng nhiều nhất, tuy nhiên chi phí cũng khá tốn kém hơn so với các phương pháp khác.

Một số phương pháp phẫu thuật chữa lồi mắt bẩm sinh như: Phẫu thuật giải áp hốc mắt, phẫu thuật cò mí mắt, phẫu thuật làm giảm độ co rút của cơ vận nhãn… bác sĩ sẽ tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất.

Bổ sung dưỡng chất thiên nhiên giúp cải thiện các triệu chứng mắt lồi bẩm sinh

Nếu trẻ bị lồi mắt bẩm sinh trên 12 tuổi, các bậc phụ huynh có thể cân nhắc bổ sung tinh chất thiên nhiên Broccophane (có trong sản phẩm WIT) giúp gia tăng Thioredoxin – protein phân tử nhỏ có khả năng giữ cân bằng thành phần cũng như tỉ lệ của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc trước sự tấn công liên tục của các yếu tố như ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại, tivi… đồng thời giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt  giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý nguy hiểm về mắt như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…

Đây được xem là thành tựu khoa học, là xu hướng mới việc bảo vệ thị lực từ bên trong giúp tăng cường thị lực, giảm các triệu chứng nhức mỏi mắt, hỗ trợ điều tiết mắt, phòng ngừa rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng các thiết bị điện tử nhiều.

Dưới tác động của ánh sáng xanh nguy hại, có đến 46% tế bào võng mạc bị tổn thương (chết), trong khi nhóm có sử dụng Broccophane tỉ lệ này chỉ có 26% (p<0.01). Từ đó cho thấy sử dụng tinh chất Broccophane giúp bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của ánh sáng xanh nguy hại có bước sóng ngắn phát ra từ các thiết bị màn hình điện tử như: điện thoại thông minh, tivi, máy tính, máy tính bảng,… và tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.

Mắt lồi bẩm sinh

Broccophane giúp giảm tỷ lệ tế bào võng mạc chết do tác động của ánh sáng xanh

Do đó, phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ bị mắt lồi bẩm sinh sản phẩm WIT để tăng cường thị lực và phòng ngừa hội chứng rối loạn thị giác màn hình khi trẻ tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử. Đồng thời, tinh chất Broccophane thiên nhiên cũng có tác dụng bảo vệ mắt, giúp mắt mau phục hồi sau phẫu thuật chữa mắt lồi bẩm sinh.

Mắt lồi bẩm sinh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, thần sắc của người bệnh. Đặc biệt, nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là mù lòa vĩnh viễn. Do đó, nếu cha mẹ quan sát thấy trẻ có dấu hiệu mắt lồi hoặc gia đình có tiền sử mắt lồi cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên nhãn khoa để khám và phát hiện, điều trị kịp thời.

Đánh giá bài viết
08:32 14/06/2023
mua_wit