21

Ngứa mắt sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Ngày đăng bài :13-12-2022

Ngứa mắt sau sinh là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Ngứa mắt  thường đi kèm với cảm giác khó chịu, khô rát mắt. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây.

Ngứa mắt sau sinh là gì?

Ngứa mắt sau sinh là tình trạng mắt thường xuyên bị ngứa, khiến mẹ bỉm phải dụi hoặc gãi khiến mí mắt bị sưng phù, đặc biệt ở chân lông mi và mắt đỏ, kèm cảm giác khô rát, khó chịu.

Ngứa mắt sau sinh

Ngứa mắt sau sinh là tình trạng thường gặp ở nhiều sản phụ

Sau sinh bị ngứa mắt có nguy hiểm không?

Tình trạng này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và tâm lý của sản phụ, cụ thể:  

  • Sau sinh bị ngứa mắt kéo dài với tần suất tăng dần khiến các mẹ trở nên bực dọc, khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý của chị em sau sinh
  • Ngứa mắt còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như quá trình chăm sóc em bé.
  • Dụi mắt liên tục còn khiến cho da vùng mắt vốn rất mỏng manh dễ bị nhăn hơn
  • Tình trạng ngứa mắt khiến các chị em dụi mắt thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng giác mạc bị yếu và gây biến dạng giác mạc.

Nguyên nhân dẫn đến sau sinh bị ngứa mắt

Theo các chuyên gia Nhãn khoa, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, cụ thể:

1. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh là một trong những nguyên nhân chính làm thị lực của mẹ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng ngứa mắt, nhức mắt, mắt mờ và bị sưng mắt, thậm chí là đau mắt đỏ.

2. Sự giữ nước trong mắt

Sau sinh mắt thường xảy ra tình trạng giữ nước trong mắt, điều này dẫn đến giác mạc của mắt không thể tự duy trì hình dạng bình thường nên khiến mắt bị sưng lên, ngứa, đỏ xung quanh mắt.

3. Tiền sản giật khi mang thai

Nếu mẹ bầu đã từng bị tiền sản giật trong quá trình mang thai thì đây cũng là nguyên nhân khiến người mẹ bị nhạy cảm với ánh sáng và gây ra tình trạng sưng mắt, ngứa mắt.

4. Đái tháo đường

Đái tháo đường trong quá trình mang thai làm phá hủy những mạch máu liên kết với võng mạc và có thể làm cho mắt của bạn bị sưng và ngứa.(1)

5. Vệ sinh mắt không đúng cách

Không vệ sinh mắt hoặc vệ sinh mắt không đúng cách, không rửa tay trước khi vệ sinh mắt là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa mắt sau sinh.

6. Dị ứng do phấn thơm, dầu thơm

Khi cơ thể tiếp xúc phấn thơm, dầu thơm, sữa tắm cho em bé, bụi hoặc mỹ phẩm, một chất kích thích (được gọi là chất gây dị ứng) làm giải phóng các hợp chất được gọi là Histamines trong các mô xung quanh mắt, dẫn đến ngứa, tấy đỏ và sưng mắt.   Ngoài ra, tình trạng sau sinh bị ngứa mắt có thể do bị thiếu ngủ, mất ngủ khi phải thức đêm chăm con nhỏ.

Ngứa mắt sau sinh

Sau sinh bị ngứa mắt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

7. Mắt bị viêm bờ mi

Thói quen dụi tay lên mắt của các mẹ bỉm khiến cho các loại vi khuẩn thâm nhập vào mắt. Ngoài ra, mẹ bỉm sử dụng các loại mỹ phẩm như mascara, chì kẻ mắt, dùng chung khăn lau mặt với người khác, nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây viêm bờ mi. Triệu chứng điển hình của viêm bờ mi là gây cộm xốn, ngứa, mắt nhìn thấy chấm đen…(2)

Ngứa mắt sau sinh

Viêm bờ mi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sau sinh bị ngứa mắt

8. Dị ứng mắt theo mùa

Nếu bạn thường xuyên bị ngứa mắt vào một thời điểm nhất định trong năng thì khả năng cao bạn bị dị ứng theo mùa. Đây là loại dị ứng xảy ra trong một mùa cụ thể với các chất gây dị ứng phổ biến là phấn hoa hoặc các loại cây cỏ. Triệu chứng thường thấy của dị ứng mắt theo mùa là mắt bị ngứa, khó chịu kèm hắt hơi hoặc nghẹt mũi.

9. Do khô mắt

Sau sinh, hệ thống các dây thần kinh xung quanh mắt, màng mắt, võng mạc đều có sự biến đổi và có thể gây ra tình trạng khô mắt với các triệu chứng như ngứa mắt, nhức mỏi mắt, chảy nước mắt sống và có thể làm suy giảm thị lực.

10. Do sử dụng thiết bị điện tử

Thêm ngứa mắt, nhức mắt, mờ mắt do sử dụng thiết bị điện tử. Nhiều mẹ tranh thủ lúc con ngủ dùng điện thoại vào ban đêm…dẫn về ánh sáng xanh

Những cách trị ngứa mắt sau sinh hiệu quả nhất

Nếu tình trạng ngứa mắt sau sinh kéo dài, kèm các triệu chứng khác như có tình trạng tiết dịch đặc từ mắt, mắt bị dính vào nhau không thể mở mắt; giảm thị lực hoặc nhìn mờ, thị lực bất thường như nhìn thấy điểm đen, hào quang; ngứa kèm sưng đau mắt nhiều… chị em cần chủ động đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.  

Một số cách hỗ trợ cải thiện tình trạng có thể áp dụng như:

1. Bổ sung dinh dưỡng tốt cho mắt

Ngoài bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất chính cho cơ thể, mẹ bỉm nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường thị lực, nhờ đó đôi mắt sáng khỏe hơn. Các loại vitamin tốt cho mắt như A, C, E, có nhiều trong các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như cà rốt, đu đủ, gấc, cà chua, rau ngót, rau dền, đu đủ, các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, bưởi… Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò… giúp máu lưu thông dễ dàng từ đó hỗ trợ cải thiện chứng khô, rát, ngứa, mỏi mắt.

2. Uống đủ nước

Thiếu nước dễ dẫn đến tình trạng khô mắt, kích ứng mắt, ngứa mắt vì không đủ nước để bôi trơn nhãn cầu. Do đó, để cải thiện và phòng ngừa tình trạng khô mắt bạn nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.

Ngứa mắt sau sinh

Phụ nữ sau sinh cần bổ sung đủ nước cho cơ thể vừa giúp đào thải độc tố ra bên ngoài vừa hỗ trợ cải thiện tình trạng sau sinh bị ngứa mắt

3. Dùng nước mắt nhân tạo

Các triệu chứng ngứa mắt sau sinh có thể được cải thiện tạm thời bằng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt điều trị dị ứng. Tuy nhiên, các loại thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

4. Đeo kính bảo vệ mắt

Khi ra ngoài trời, mắt phải tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, ánh nắng mặt trời, do đó khi chị em ra ngoài cần đeo kính râm và đội mũ rộng vành để bảo vệ mắt.

5. Hạn chế dùng thiết bị điện tử

Sau sinh mắt thường yếu hơn và cần thời gian để phục hồi thị lực. Do đó, chị em nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính, tivi… Thay vào đó nên dành thời gian để cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn.

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt

Gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ tế bào võng mạc (RPE) trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.

Do đó, giải pháp được các nhà khoa học đưa ra là chủ động chăm sóc mắt từ bên trong bằng các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm tăng cường Thioredoxin từ đó đảm bảo chức năng của mắt.  

Trải qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) có trong Wit, giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào võng mạc, hỗ trợ ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh nguy hiểm và cải thiện các triệu chứng khó chịu như ngứa, khô, mỏi, đau, chảy nước mắt sống đồng thời hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý dễ gây mù như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm… giúp mắt sáng khỏe dài lâu. 

Sau khi cai sữa cho bé, các mẹ nên chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt để chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong.

Ngứa mắt sau sinh

Bông cải xanh chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên giàu Sulforaphane có khả năng bảo vệ mắt từ bên trong với cơ chế hỗ trợ gia tăng Thioredoxin - một loại protein vô cùng quan trọng bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh. Từ đó giúp cải thiện tình trạng khô, mờ, mỏi mắt, tăng cường thị lực, ngăn ngừa thoái hóa, cho đôi mắt sáng khỏe.

Ngứa mắt sau sinh tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và gây phiền toái trong sinh hoạt. Để cải thiện tình trạng này cần xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học; hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, tránh dụi mắt; vệ sinh mắt đúng cách. Sau khi cai sữa cho bé, chị em có thể bổ sung thêm sản phẩm Wit có chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin từ đó bảo vệ võng mạc, thủy tinh thể cũng như tăng cường thị lực và cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu như: ngứa, nhức, đau mắt, chảy nước mắt sống…

 


(5★ | 498 Đánh giá)

Cập nhật lần cuối:17-01-2023



x

Mẹo giảm nguy cơ tăng độ cho người cận thị

Tên