Tuyến lệ ở mắt là gì? Cấu trúc chức năng như thế nào?

Ngày đăng bài: 25-07-2023

Bạn đã bao giờ bạn thắc mắc, tuyến lệ sản sinh nước mắt nằm ở vị trí nào, có cấu tạo ra sao? Và có những bệnh nào liên quan đến tuyến lệ không? Nếu bạn muốn hiểu về tuyến lệ ở mắt, đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Tuyến lệ là gì?

Tuyến lệ hay còn gọi là tuyến nước mắt (lacrimal glands) là một tuyến ngoại tiết, hình quả hạnh, nằm phía trên mỗi nhãn cầu của mắt.

Cụ thể, tuyến nước mắt nằm ở vùng bên trên của mỗi hốc mắt, trong hố lệ của hốc mắt được hình thành bởi xương trán phía trước. Tuyến lệ tiết ra dịch lệ (nước mắt) – một chất lỏng đẳng trương với huyết tương, lên trên bề mặt nhãn cầu mỗi khi chớp mắt.

Chất lỏng này kết hợp với nước ở màng nước mắt giúp bảo vệ, bôi trơn và cung cấp chất dinh dưỡng cho kết mạc và giác mạc. Chất lỏng dư thừa sẽ tạo ra nước mắt hoặc chảy qua ống dẫn nước mắt vào khoang mũi.

Cấu tạo của tuyến lệ ở mắt

Tuyến nước mắt cùng với hệ thống ống dẫn lưu liên quan tạo thành bộ máy lệ. Tuyến lệ bao gồm hai phần liên kết với nhau: phần quỹ đạo lớn hơn gọi là tuyến lệ chính và phần nhỏ hơn là tuyến lệ phụ.

  • Tuyến lệ chính: Có vị trí nằm giữa hộ lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu. Tuyến nước mắt chính gồm 2 phần là tuyến lệ hốc và tuyến lệ
  • Tuyến lệ phụ: Là các tuyến nhỏ nằm bên dưới kết mạc.
  • Khi mắt bị kích thích, tuyến nước mắt sẽ tiết ra nước mắt, sau đó chảy theo ống lệ xuống khoang mũi. Dịch tiết có tác dụng giúp cho giác mạc luôn ẩm ướt, có khả năng kháng khuẩn nhẹ do dịch này chứa một lượng nhỏ chất diệt khuẩn.
Tuyến lệ

Nước mắt có khả năng kháng khuẩn nhẹ và giúp cho giác mạc luôn ẩm ướt.

Chức năng của tuyến lệ

Chức năng chính của tuyến lệ là sản xuất dịch lệ, có liên quan đến việc duy trì bề mặt nhãn cầu khỏe mạnh. Dịch lệ chứa protein, chất chống nhiễm khuẩn, vitamin, nước và chất điện giải giúp bôi trơn, làm sạch, bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bề mặt nhãn cầu.

Dịch lệ còn giúp loại bỏ các mảnh vụn và chất thải trao đổi chất ra khỏi mắt, tạo giao diện mô-khí để trao đổi khí nhằm cung cấp oxy cho giác mạc vô mạch.

Dịch lệ chứa một lượng nước đáng kể giữ cho bề mặt của mắt ẩm. Đồng thời, nó còn chứa các chất chống vi trùng bao gồm phospholipase, lysozyme, peroxidase, lactoferrin và globulin miễn dịch giúp bảo vệ, chống lại mầm bệnh xâm nhập vào mắt.

Ngoài ra, tuyến lệ ở mắt sản xuất nhiều dưỡng chất và protein như retinol (có nguồn gốc từ Vitamin A) và các yếu tố tăng trưởng như biểu bì, nguyên bào sợi và tế bào sừng. Các yếu tố này tham gia vào quá trình tái tạo giác mạc, duy trì tính vô mạch và trong suốt của giác mạc .

Những bệnh thường gặp ở tuyến lệ

Các vấn đề thường gặp ở tuyến lệ ở mắt là tình trạng viêm hoặc tắc. Những bệnh lý này có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm quá trình lão hóa tự nhiên, mất cân bằng nội tiết tố, nhiễm trùng và các bệnh tự miễn.

1. Tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ tên tiếng Anh là nasolacrimal duct obstruction hoặc blocked tear duct. Tắc tuyến lệ là hiện tượng ống lệ xuống khoang mũi bị chặn hay tắc nghẽn toàn bộ hoặc một phần.

Các triệu chứng phổ biến của tắc tuyến lệ bao gồm:

  • Chảy nước mắt sống quá nhiều.
  • Nhiễm trùng hoặc viêm mắt tái phát lặp đi lặp lại nhiều lần, được gọi là đau mắt đỏ.
  • Sưng đau gần góc trong của mắt.
  • Tiết dịch, chẳng hạn như chất nhầy hoặc mủ quanh mắt.
  • Đỏ ở phần lòng trắng của mắt.
  • Tầm nhìn mờ.
  • Nước mắt có máu.

Tắc tuyến lệ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, ở người trưởng thành có thể do chấn thương, nhiễm trùng hoặc hiếm hơn là khối u. Các trường hợp bị tắc tuyến lệ hầu như có thể điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn và tuổi của người bị. (1)

Tuyến lệ

Khi tuyến lệ bị tắc sẽ có hiện tượng tiết dịch, xuất hiện chất nhầy hoặc mủ quanh mắt.

2. Viêm tuyến lệ

Viêm tuyến lệ ở mắt còn được gọi là dacryoadenitis. Bệnh lý này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt cùng một lúc. Viêm tuyến lệ cấp tính thường gặp do nhiễm trùng, chẳng hạn như quai bị, vi rút Epstein-Barr, tụ cầu, lậu cầu và vi rút herpes. Viêm tuyến lệ mạn tính thường do rối loạn tự miễn dịch, bệnh sacoit, bệnh về tuyến giáp, giả u hốc mắt, bệnh viêm ruột, bệnh Crohn và hội chứng Sjögren (một  rối loạn hệ thống miễn dịch xảy ra khi cơ thể tự sản sinh kháng thể tấn công các tế bào khỏe mạnh tạo ra nước bọt và nước mắt ) gây ra. (2)

Các triệu chứng viêm  tuyến lệ ở mắt thường gặp:

  • Sưng phần bên ngoài của mí mắt trên, có thể đỏ và đau.
  • Đau ở vùng sưng.
  • Rách hoặc tiết dịch quá mức.
  • Sưng hạch bạch huyết trước tai.
  • Có thể tiết dịch, chẳng hạn như mủ từ ống lệ mũi.
  • Kết mạc có màu hồng.
  • Sốt và mệt mỏi.
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi.

Thông thường, viêm tuyến lệ do virus cấp tính sẽ tự khỏi trong vòng 4 đến 6 tuần ,  trường hợp nặng hơn có thể cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm tuyến lệ mãn tính không nhiễm trùng, cần được xác định và kiểm soát nguyên nhân gây viêm và có hướng điều trị kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Một số lời khuyên của bác sĩ bảo vệ tuyến lệ hiệu quả

Các tuyến lệ đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất nước mắt, một khi tuyến nước mắt bị viêm hoặc tắc, thì có thể gây ra các vấn đề về mắt ảnh hưởng đến thị lực. Sau đây là một số lời khuyên của bác sĩ giúp bảo vệ tuyến lệ.

1. Rửa tay thường xuyên, hạn chế dụi mặt

Thói quen dụi mắt là một trong những yếu tố gây các bệnh về tuyến lệ ở mắt. Bởi vì, tay là bộ phận tiếp xúc nhiều với vi khuẩn, bụi bẩn hàng ngày, khi tiếp xúc lên mắt rất dễ gây viêm, nhiễm trùng cho mắt. Vậy nên, cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ, hạn chế đưa tay lên mắt hoặc dụi mắt.

Tuyến lệ

Dụi tay lên mắt rất dễ gây viêm, nhiễm trùng cho mắt

2. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt

Sử dụng chung thuốc nhỏ mắt có thể làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn gây bệnh hoặc nhiễm trùng. Do đó, bạn cần lưu ý không sử dụng thuốc nhỏ mắt chung thuốc với người khác, kể cả người thân trong gia đình.

3. Sử dụng kính áp tròng đúng cách

Kính áp tròng ngoài giúp giải quyết các vấn đề về tật khúc xạ còn giúp tăng tính thẩm mỹ nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mắt bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng kính áp tròng:

  • Không sử dụng kính áp tròng không rõ nguồn gốc.
  • Làm sạch và bảo quản kính áp tròng theo quy định.
  • Kính áp tròng cần được khử trùng đúng cách sau mỗi lần sử dụng.
  • Không đeo kính áp tròng khi ngủ.
  • Không đeo kính áp tròng của người khác.

4. Nếu có bất thường cần đến bác sĩ để được tư vấn

Khi mắt xuất hiện vấn đề về tầm nhìn hoặc có triệu chứng bất thường hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng can thiệp kịp thời, tránh tình để bệnh kéo dài, tiến triển phức tạp gây ảnh hưởng đến thị lực.

5.  Bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng và chăm sóc mắt từ bên trong

Để có được đôi mắt sáng khỏe, tinh anh bạn cần xây dựng một lối sống lành mạnh, tránh cho mắt tiếp xúc với các tác nhân gây hại, chủ động  bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe đôi mắt từ bên trong như tinh chất Broccophane thiên nhiên (có trong sản phẩm Wit).

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, tinh chất Broccophane thiên nhiên (được chiết xuất từ một loại bông cải xanh) giúp cơ thể gia tăng tổng hợp Thioredoxin. Đây là một loại protein có kích thước phân tử nhỏ, giúp giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein trong thủy tinh thể,  bảo vệ tế bào võng mạc trước sự ảnh hưởng của các yếu tố gây hại, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa của mắt và giảm bớt sự phát triển triệu chứng của các bệnh lý mắt nguy hiểm.

Trẻ bị sưng mí mắt trên

Mỗi ngày 1 viên uống WIT giúp bảo vệ, nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong.

Trên đây là những thông tin về tuyến lệ, mong rằng mọi người có biết được  tuyến lệ quan trọng như thế nào, từ đó chăm sóc và bảo vệ tuyến lệ một cách tốt nhất.

Đánh giá bài viết
25-07-2023
mua_wit