Viêm tuyến lệ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng bài: 04:11 26/06/2023

Tuyến lệ có nhiệm vụ sản xuất nước mắt để giữ ẩm và bôi trơn bề mặt nhãn cầu. Tuy nhiên, nhiều người bị viêm tuyến lệ ảnh hưởng đến quá trình tiết nước mắt, khiến cho mắt bị sưng, khô mắt, mờ, mỏi mắt… 

Viêm tuyến lệ là gì?

Viêm tuyến lệ là một bệnh lây nhiễm do virus gây ra hoặc đôi khi là vô căn. Viêm tuyến lệ có thể là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Các trường hợp viêm tuyến lệ cấp tính thường do nhiễm trùng và xuất hiện một bên mắt. Nhiễm trùng phổ biến nhất phát sinh từ kết mạc, nhưng cũng có thể từ da, chấn thương xuyên qua mắt hoặc mầm bệnh trong môi trường.

Bị viêm tuyến lệ có nguy hiểm không?

Đối với hầu hết các trường hợp, viêm tuyến lệ thường không nguy hiểm và tự khỏi trong khoảng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như áp xe tuyến lệ hoặc nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm mô tế bào trước vách ngăn hay viêm tổ chức hốc mắt.

Nguyên nhân dẫn đến bị bệnh viêm tuyến lệ

Hầu hết trường hợp, ống dẫn nước mắt bị sưng là do nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn. Bên cạnh đó, viêm tuyến lệ cũng có thể do một số nguyên nhân ít phổ biến khác gây ra.

1. Nhiễm trùng tuyến lệ

Viêm tuyến lệ hoặc ống dẫn nước mắt bị nhiễm trùng có thể gây chảy nước mắt sống nhiều, mắt đỏ, chảy nước mắt màu vàng. Tình trạng nhiễm trùng này không liên quan đến dị ứng, cảm lạnh hay bệnh lý khác.

Nhiễm trùng tuyến lệ ở người lớn có thể là do mô hình phát triển tự nhiên của xương bao quanh mắt và mũi. Đôi khi có sự phát triển bất thường của hộp sọ và khuôn mặt. Một trong hai điều này có thể dẫn đến việc thu hẹp ống dẫn nước mắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng trong ống dẫn nước mắt có thể lan đến mí mắt.

Tìm hiểu thêm: Thuốc nhỏ mắt chữa tắc tuyến lệ là gì?

Nhiễm trùng ở mi mắt có thể dẫn đến viêm tuyến lệ

Nhiễm trùng ở mi mắt có thể dẫn đến viêm tuyến lệ

2. Tắc nghẽn tuyến lệ

Các nguyên nhân gây tắc tuyến lệ bao gồm:

  • Nhiễm trùng mũi mạn tính: Nhiễm trùng mũi lặp đi lặp lại, chẳng hạn như viêm xoang mạn tính có thể làm tắc nghẽn ống dẫn nước mắt.
  • Sự phát triển bất thường của hộp sọ và khuôn mặt: Những người có một số khác biệt về mặt giải phẫu hộp sọ hoặc khuôn mặt như hội chứng Down, có nhiều khả năng bị khiếm khuyết ống dẫn nước mắt.
  • Những thay đổi liên quan đến tuổi tác: Tình trạng thu hẹp các khoang gần mắt, các lỗ nhỏ ở mí mắt bên trong cũng có thể gây tắc ống dẫn nước mắt.
  • Chấn thương mũi: Khi bị thương ở mũi, chẳng hạn như gãy mũi, mô sẹo có thể chặn ống dẫn nước mắt.
  • Polyp mũi: Polyp là u mềm trong niêm mạc mũi (ảnh hưởng đến một số người bị dị ứng mũi) có thể làm tắc nghẽn hệ thống ống dẫn nước mắt. (1)
  • Viêm kết mạc: Bệnh lý viêm kết mạc tao ra màng nhầy trong mắt và mặt trước của giác mạc. Trong một số trường hợp, viêm kết mạc có thể gây chảy nước mắt do viêm.
  • Khối u: Những khối u có thể đè lên ống dẫn nước mắt và ngăn chặn sự thoát nước dẫn đến viêm tuyến lệ.

Khoảng 20% ​​trẻ sơ sinh sinh ra với tuyến lệ bị tắc, nhưng tình trạng này thường tự khỏi trong vòng 4 đến 6 tháng.

3. Một số nguyên nhân khác

Một số phương pháp điều trị bệnh như:

  • Xạ trị cho bệnh tuyến giáp, một số loại thuốc hóa trị, cũng có thể gây sưng ống dẫn nước mắt.
  • Bức xạ chiếu vào mặt hoặc đầu của bạn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tắc tuyến lệ và dẫn đến viêm tuyến lệ.
  • Lạm dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh tăng nhãn áp cũng có thể bị viêm tuyến lệ.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus như quai bị, virus Epstein-Barr, lậu cầu và tụ cầu.

Triệu chứng viêm tuyến lệ thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của viêm tuyến lệ bao gồm:

  • Khó chịu ở vùng ống dẫn nước mắt
  • Khô mắt
  • Ngứa và tiết dịch quá mức
  • Viêm phần ngoài của mi trên
  • Đau và đỏ ở phần bên ngoài của mi trên
  • Viêm hạch trước tai
  • Đau ở vùng viêm
  • Một số người mắc viêm tuyến lệ có thể trải qua cơn đau đầu nhẹ đến trung bình

Một số trường hợp bị viêm tuyến lệ có thể chỉ có một số triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào. Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm tuyến lệ, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Cách chẩn đoán và chữa viêm tuyến lệ hiệu quả

1. Chẩn đoán viêm tuyến lệ

Bệnh viêm tuyến lệ có thể tự khỏi khi được chăm sóc tốt, riêng trường hợp nặng hoặc không tự khỏi phải can thiệp điều trị bằng kháng sinh. Do đó, người bệnh nên chủ động theo dõi những thay đổi về thị lực, đau khi cử động mắt hoặc có mủ xuất hiện… để ngăn ngừa các biến chứng như viêm mô tế bào hốc mắt hoặc hình thành áp xe.

Khi tình trạng viêm tuyến lệ gây khó chịu hoặc kéo dài quá lâu, bạn cần được chẩn đoán bằng cách kiểm tra thể chất và xét nghiệm chuyên sâu. Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và các khu vực xung quanh, sau đó có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài xét nghiệm nhất định, chẳng hạn như:

  • Thử nghiệm thoát nước mắt: Thử nghiệm này để đo tốc độ chảy nước mắt. Bằng cách cho một giọt thuốc đặt trên bề mặt của mỗi mắt. Nếu giọt vẫn còn trên bề mặt của mắt sau năm phút, điều này có thể cho thấy ống dẫn nước mắt bị sưng hoặc bị tắc.
  • Kiểm tra hình ảnh mắt: Thuốc tương phản được truyền từ khóe mi qua hệ thống thoát nước mắt. Sau đó, bệnh nhân được đưa đi chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) tại khu vực.
  • Thăm dò tuyến lệ: Dung dịch nước muối được bơm qua tuyến nước mắt để kiểm tra xem mức độ thoát nước tốt như thế nào. Một đầu dò được đưa vào các tuyến lệ nhỏ ở góc mắt để kiểm tra sự tắc nghẽn.
Vì viêm tuyến lệ dễ xảy ra nên bệnh nhân cần sớm thăm khám để tránh diễn biến nghiêm trọng

Vì viêm tuyến lệ dễ xảy ra nên bệnh nhân cần sớm thăm khám để tránh diễn biến nghiêm trọng

2. Cách điều trị

Dựa trên kết quả của các xét nghiệm chẩn đoán, nguyên nhân gây sưng tuyến lệ đã được xác định, các phương pháp điều trị được chỉ định thường khác nhau.

  • Nếu nguyên nhân là do vi-rút, bác sĩ sẽ chỉ định nghỉ ngơi và chườm ấm.
  • Nếu viêm tuyến lệ là hậu quả của một căn bệnh tiềm ẩn gây ra, trước tiên cần điều trị căn bệnh này.
  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Nếu xoa bóp và chườm ấm không làm thông ống lệ, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ không mở được chỗ tắc nghẽn, nhưng chúng có thể điều trị nhiễm trùng và làm sạch bất kỳ dịch tiết nào chảy ra từ mắt.
  • Thông tuyến lệ: Đối với người lớn bị tắc một phần ống dẫn hoặc hẹp một phần tuyến lệ, kỹ thuật này có thể được sử dụng. Một dụng cụ chuyên biệt được sử dụng để phóng to các tuyến này và một đầu dò hẹp được dẫn vào trong hệ thống dẫn lưu nước mắt, sau đó đi qua lỗ trên mũi. Hệ thống thoát nước mắt được rửa sạch bằng dung dịch muối để loại bỏ bất kỳ tắc nghẽn còn sót lại nào.
  • Nong ống thông bóng: Thủ thuật nong ống thông bằng bóng mở ra các đường dẫn lưu nước mắt bị thu hẹp do sẹo hoặc viêm. Bác sĩ sẽ luồn một đầu dò giống như dây rộng khoảng 2 – 3 mm (milimet) với một quả bóng trên đầu xuyên qua tuyến lệ bị viêm và vào trong khoang mũi. Sau khi vào đúng vị trí, bong bóng sẽ thổi phồng – làm xẹp bằng dung dịch nước muối sinh lý nhiều lần để mở chỗ tắc nghẽn và mở rộng ống dẫn nước mắt. Toàn bộ quá trình được thực hiện khi bệnh nhân gây mê toàn thân.
  • Đặt stent: Trong quy trình này, bác sĩ sử dụng ống nhỏ để mở các tuyến lệ bị hẹp. Những ống này thường được để trong ba đến bốn tháng rồi lấy ra. Phương pháp này cũng cần gây mê toàn thân.
  • Phẫu thuật tuyến lệ: Đây là một trong những ca phẫu thuật mắt phổ biến nhất được thực hiện trên người lớn. Phẫu thuật này chỉ được thực hiện trên người bệnh đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhưng không hiệu quả. Phẫu thuật có thể được thực hiện sau khi gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ. Sau thủ thuật, bạn có thể được dùng thuốc steroid tại chỗ, thuốc nhỏ mũi và thuốc giảm đau.

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ mắt từ bên trong

Viêm tuyến lệ có thể gây khô mắt, đau mắt, suy giảm thị lực nghiêm trọng nếu can thiệp không kịp thời. Bệnh dễ xuất hiện và phổ biến ở nhiều đối tượng nhưng ít ai biết cách phòng ngừa từ sớm.

Thấu hiểu cảm giác khó chịu khi bị viêm tuyến lệ của nhiều người, các nhà khoa học Mỹ đã thành công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Wit chứa thành phần là tinh chất Broccophane thiên nhiên (được chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) tốt cho mắt.

Chỉ 1 viên Wit đã chứa đầy đủ những dưỡng chất quan trọng hỗ trợ cải thiện tình trạng khô, mờ, mỏi mắt, tăng cường thị lực và giúp phục hồi sau điều trị viêm tuyến lệ tốt hơn

Chỉ 1 viên Wit đã chứa đầy đủ những dưỡng chất quan trọng hỗ trợ cải thiện tình trạng khô, mờ, mỏi mắt, tăng cường thị lực và giúp phục hồi sau điều trị viêm tuyến lệ tốt hơn

Được biết, Broccophane có khả năng hỗ trợ cơ thể sản sinh Thioredoxin – loại protein có vai trò quan trọng giúp ổn định cân bằng thành phần và tỷ lệ protein của thủy tinh thể. Đồng thời, hỗ trợ bảo vệ tế bào võng mạc (RPE) trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp mắt chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài, từ đó giảm khô, mờ, mỏi mắt do viêm tuyến lệ gây ra, làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.

Hy vọng các thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu về viêm tuyến lệ một cách chi tiết hơn. Nếu bạn nghi ngờ mắc viêm tuyến lệ hoặc có bất kỳ câu hỏi nào liên quan, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và hướng dẫn điều trị phù hợp.

5/5 - (2 votes)
03:29 21/02/2024
mua_wit