Viêm kết mạc do virus: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm kết mạc virus là tình trạng nhiễm trùng kết mạc cấp tính, dễ lây lan nhưng có thể phòng tránh được. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh để phòng ngừa bệnh kịp thời.
Viêm kết mạc virus là gì?
Kết mạc là một màng mỏng, trong, bóng che phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu và mặt trong mi mắt, giúp cho mi mắt không dính chặt vào nhãn cầu và có thể trượt trên bề mặt nhãn cầu một cách dễ dàng mà không gây tổn thương cho giác mạc. Viêm kết mạc do virus (hay còn gọi là viral conjunctivitis) là tình trạng nhiễm trùng kết mạc cấp tính do một loại virus nào đó gây ra. Thường gặp nhất là Adenovirus, herpes simplex, varicella zoster, virus sởi.
Bệnh viêm kết mạc virus được xem là loại viêm kết mạc phổ biến nhất. Bệnh lý về mắt này rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi đông người như trường học.
Viêm kết mạc do virus có nguy hiểm không?
Viêm kết mạc do virus có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Mặc dù, viêm kết mạc virus dễ lây lan từ người này sang người khác, nhưng là bệnh lành tính. Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc do virus nhẹ đều có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng 10 đến 14 ngày mà không cần chẩn đoán huyết thanh học cụ thể và điều trị đặc hiệu. (1)
Trong một số trường hợp, nếu không kiểm soát tốt tình trạng viêm kết mạc do một số loại vi-rút đặc biệt gây ra (herpes simplex, virus gây cảm lạnh, varicella-zoster, vi-rút gây bệnh thủy đậu và bệnh zona,…) có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về mắt kéo dài như chứng sợ ánh sáng, nhìn mờ, thâm chí là mất thị lực.
Khi viêm kết mạc virus xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc những người có hệ thống miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người nhiễm HIV hoặc đang điều trị ung thư thì tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng hơn và cần được tư vấn y tế ngay lập tức. (2)
Nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc do virus
Viêm kết mạc do virus có thể do nhiễm trùng toàn thân hoặc khu trú ở kết mạc. Để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất, cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số loại virus gây viêm kết mạc.
1. Virus Herpes simplex (HSV)
Herpes simplex, thường được gọi là “herpes” hoặc HSV, loại virus này có hai loại: Herpes loại một (HSV-1) và herpes loại hai (HSV-2). HVS thường gây nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng đến da, miệng, môi, mắt và bộ phận sinh dục.
Các bệnh nhiễm trùng nặng thường gặp gồm viêm não, viêm màng não, herpes sơ sinh và ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng lan tỏa. Virus herpes simplex có thể lây lan sang mắt, dẫn đến đau, tiết dịch, nhạy cảm với ánh sáng. Viêm kết mạc do virus HSV nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến sẹo ở lớp ngoài của mắt.

Herpes simplex là loại virus gây nhiễm trùng tái phát ảnh hưởng mắt và các bộ phận khác trên cơ thể.
2. Picornaviruses EV70 và Coxsackievirus A24
Picornaviruses là một họ vi rút RNA sợi đơn, nhỏ có thể gây ra nhiều loại bệnh, từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nhiễm trùng nặng hơn như bại liệt và viêm màng não. Enterovirus 70 (EV70) và Coxsackievirus A24 (CA24) là hai loại picornavirus có thể gây viêm kết mạc .
EV70 là một trong những nguyên nhân gây viêm kết mạc xuất huyết cấp tính (acute hemorrhagic conjunctivitis – AHC), một bệnh nhiễm trùng mắt rất dễ lây lan có thể gây đỏ, sưng, đau và tiết dịch. CA24 là một loại picornavirus khác có thể gây viêm kết mạc, cũng như các triệu chứng khác như sốt, nhức đầu và đau cơ. CA24 có thể gây ra các trường hợp viêm kết mạc thành ổ dịch và lẻ tẻ.
Cả EV70 và CA24 đều lây truyền qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc bề mặt bị ô nhiễm và có thể dễ dàng lây lan trong môi trường đông đúc.
3. Adenovirus
Adenoviruses là virus DNA sợi kép lây nhiễm thường gây ra bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kiểu huyết thanh lây nhiễm, chúng cũng có thể gây ra nhiều bệnh khác, chẳng hạn như viêm dạ dày ruột, viêm kết mạc, viêm bàng quang và các bệnh liên quan đến phát ban. Các trường hợp viêm kết mạc do virus có liên quan đến adenovirus serotype 8, 19 và 37 .
Nhiễm adenovirus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ em 10 tuổi đã từng bị nhiễm adenovirus ít nhất một lần. Adenovirus là nguyên nhân gây viêm kết mạc là do virus thường gặp nhất. 75% trường hợp viêm kết mạc do virus ở người trưởng thành, có tới 90% là do adenoviruses.

Adenoviruses gây ra 90% viêm kết mạc ở người trưởng thành
4. Một số loại Virus khác
Ngoài ra, viêm kết mạc cũng có thể là do nhiễm trùng cục bộ bởi những virus như:
- Varicella zoster (gây ra bệnh thủy đậu và bệnh zona)
- Poxvirus (nhuyễn thể lây, đậu mùa)
- Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Triệu chứng viêm kết mạc do virus
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm kết mạc virus, một số bệnh nhân có thể có các triệu chứng hoặc tình trạng khác, cụ thể như:
- Cảm giác mắt có dị vật: Người bệnh Cảm giác mắt có dị vật hay còn gọi có cảm giác mắt bị cộm, khó chịu ở bên trong mắt, như thể có vật gì đó mắc kẹt trong mí mắt do kết mạc bị tổn thương. Cảm giác cộm do viêm kết mạc do virus có thể khiến người bệnh bất giác đưa tay lên dụi mắt dẫn đến tổn thương nhiều hơn, có thể gây xước giác mạc thậm chí là suy giảm thị lực nghiêm trọng.
- Kết mạc thường viêm đỏ: Kết mạc bị viêm có thể gây sưng, nổi đỏ, xung huyết và khó chịu do mạch máu bị giãn nở ở mi mắt và quanh khu vực mắt.
- Một số dấu hiệu do nhiễm trùng: Khi mắt bị nhiễm trùng có thể xuất hiện các triệu chứng như đau, khó chịu trong mắt, sốt nhẹ toàn thân, viêm mũi, họng, nhạy cảm nhẹ với ánh sáng mạnh, sưng hạch bạch huyết trước tai…
- Viêm kết mạc thành dịch: Khi bị viêm kết mạc do virus, mắt có thể tiết ra dịch nhầy, dịch mủ, ghèn (gỉ mắt) khiến mắt bị dính chặt, gây đau, khó mở mắt đặc biệt là khi mới ngủ dậy.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Hầu hết các dạng viêm kết mạc virus đều tự giới hạn nhưng trong một số trường hợp nhất định, các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm: Viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm giác mạc thậm chí loét giác mạc, tạo thành sẹo giác mạc, mẩn đỏ mãn tính, tiết dịch và kích ứng, thậm chí dẫn tới mù lòa.
Những đối tượng dễ mắc phải viêm kết mạc do virus
Viêm kết mạc do virus có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Người có hệ miễn dịch yếu: Trẻ em, người lớn tuổi…

Người lớn tuổi thường có nguy cơ cao mắc phải viêm kết mạc virus do hệ miễn dịch bị suy yếu.
- Những người sống trong môi trường đông đúc: Viêm kết mạc virus lây truyền khi tiếp xúc chất tiết của người bệnh hoặc vật dụng truyền bệnh như khăn mặt. Do đó, những người sống trong khu vực đông đúc, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh rất dễ nhiễm bệnh.
- Những người có bệnh lý khác: Người có bệnh lý nền như bệnh tiểu đường, ung thư hay bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Nếu thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc viêm kết mạc do virus, hãy tăng cường vệ sinh cá nhân và tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh. Đặc biệt, khi xuất hiện triệu chứng của viêm kết mạc, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Các biện pháp phòng ngừa viêm kết mạc do virus
Để phòng ngừa Viêm kết mạc virus bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Bổ sung vitamin A, E: Vitamin A có thể giúp bảo vệ kết mạc, giảm nguy cơ viêm nhiễm và cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch. Trong khi đó, Vitamin E là một chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ các tế bào mắt khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do và các yếu tố gây hại bao gồm cả virus.
- Hạn chế dụi mắt: Tránh dụi mắt, chạm tay vào mắt hoặc dùng khăn tay, giấy ăn, khăn giấy lau mắt để hạn chế vi khuẩn bám vào mắt.
- Vệ sinh tay đúng cách: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn để làm sạch tay. Đặc biệt, cần chú ý rửa tay sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi, lau mũi, tiếp xúc với động vật, trước khi ăn, sau khi về nhà từ nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với bất cứ vật dụng nào có thể tiềm ẩn vi khuẩn.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây để loại bỏ các virus gây viêm cho mắt
- Mang dụng cụ bảo vệ mắt khi làm việc ở môi trường bụi bẩn: Khi tiếp xúc với bụi, môi trường khô, gió mạnh, bạn nên đeo kính bảo vệ mắt để ngăn ngừa bụi và vi khuẩn bám vào mắt.
- Không tự ý điều trị bệnh: Khi bị viêm kết mạc, không ít người bệnh tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Việc làm này hết sức nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực. Vì vậy, tuyệt đối không được tự ý điều trị viêm kết mạc virus tại nhà..
- Thăm khám bác sĩ để nắm rõ tình hình bệnh: Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm kết mạc do virus, nên đi thăm khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu xác định là viêm kết mạc do virus, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân, ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như giúp bệnh viêm kết mạc nhanh lành. Đặc biệt, nên bổ sung dưỡng chất chuyên biệt để nuôi dưỡng và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe từ bên trong. Bởi chỉ bảo vệ mắt từ bên ngoài là chưa đủ.
Hiện nay, viên uống bổ mắt Wit với tinh chất Broccophane thiên nhiên cùng nhiều các dưỡng chất tốt cho mắt như Lutein, Zeaxanthin, Novo Omega, Beta Carotene, Vitamin C, Vitamin E, Zinc…. giúp tăng sức đề kháng cho đôi mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt một cách an toàn, hiệu quả.

Mỗi ngày 1 viên uống Wit hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại
Mặc dù viêm kết mạc virus là bệnh lành tính, có thể điều trị dứt điểm nhưng bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, chủ động bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho mắt bằng các dưỡng chất có lợi cho mắt để phòng tránh các bệnh về mắt đặc biệt là viêm kết mạc virus là điều hết sức cần thiết.