21

Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng bài :11-11-2021

Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi là tình trạng bị viêm kết mạc từ 2 tuần hoặc viêm kết mạc từ 1 tháng trở lên, thậm chí có trường hợp kéo dài nhiều tháng. Bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn khá phổ biến ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì bệnh viêm kết mạc kéo dài có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Thế nào là viêm kết m​ạc lâu ngày không khỏi?

Như đã đề cập, viêm kết mạc lâu ngày không khỏi là tình trạng bị viêm kết mạc kéo dài từ 2 tuần trở lên, thậm chí là kéo dài đến 1 tháng hoặc lâu hơn. 

Viêm kết mạc là tình trạng viêm xảy ra ở lớp kết mạc (tròng trắng) bên ngoài, còn gọi là đau mắt đỏ. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm kết mạc là do vi-rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào mắt và gây viêm nhiễm. Viêm kết mạc cũng có thể do một số chất hóa học gây kích ứng mắt hoặc là do dị ứng.

Thông thường bệnh viêm kết mạc được chữa khỏi trong vòng 3-5 ngày đối với bệnh nhẹ và 7-10 ngày với tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp lại bị viêm kết mạc kéo dài trên 2 tuần, được gọi là viêm kết mạc kéo dài hoặc là mãn tính.

viêm kết mạc lâu ngày không khỏi

Nếu bị viêm kết mạc 2 tuần trở lên là tình trạng viêm kết mạc lâu ngày không khỏi

Nguyên nhân bị viêm kết mạc lâu ngày không khỏi

Nhiều người cho rằng, viêm kết mạc lâu ngày không khỏi là do khi bị bệnh, người bệnh được chữa trị không đúng cách. Tuy nhiên trên thực tế, nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc kéo dài có thể phức tạp hơn nhiều. Cụ thể là những nguyên nhân sau:

1. Viêm kết mạc do vi-rút

Viêm kết mạc u mềm lây lan

Bệnh viêm kết mạc u mềm lây lan thường gặp ở trẻ em, gây tổn thương ở một hoặc cả hai mí mắt do vi-rút gây ra nhiễm trùng.

Biểu hiện của bệnh này là xuất hiện các cục u nhỏ, tròn, màu hơi trắng trên mí mắt. Mắt bị nhiễm trùng sẽ chuyển dần sang đỏ và có một ít mủ. Bệnh không thể tự khỏi mà cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng như vệ sinh mắt kỹ càng và sử dụng các thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm kết mạc thể mi do vi-rút Herpes Simplex

Bệnh viêm kết mạc lâu ngày không khỏi dạng này rất phổ biến ở trẻ em. Biểu hiện là trẻ bị bọng rộp ở vùng da quanh một mắt, mắt còn lại có thể bị đỏ, đau nhức và cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng. Cách chữa trị hiệu quả là uống thuốc kết hợp nhỏ thuốc hoặc dùng thuốc mỡ để bôi nhằm chống lại vi-rút gây bệnh.

2. Viêm kết mạc do vi khuẩn

  • Viêm kết mạc cấp tính

Viêm kết mạc 2 tuần trở lên do vi khuẩn phần lớn chỉ tác động một mắt và tình trạng sưng mí mắt và lượng mủ thường nhiều hơn các dạng bệnh viêm kết mạc kéo dài khác.

Người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu như có vật gì lọt vào mắt. Ngoài ra, họ còn bị tình trạng hai mí mắt dính chặt vào nhau sau mỗi đêm ngủ dậy. Viêm kết mạc cấp tính thường được điều trị bằng kháng sinh liều mạnh như Tetracyclin hay thuốc mỡ tra mắt.

  • Viêm kết mạc kéo dài do cầu khuẩn

Viêm kết mạc do cầu khuẩn thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đối với người lớn thì thường nhiễm bệnh qua quan hệ tình dục, một số ít là những người sử dụng nước tiểu có nhiễm cầu khuẩn để chữa bệnh đau mắt đỏ theo cách dân gian. Người bệnh có mí mắt sưng to, mủ ra nhiều và thậm chí là giác mạc bị loét.

Về phương pháp chữa bệnh, đối với người lớn sẽ được kê toa uống thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ chứa kháng sinh mỗi giờ 1 lần. Với trẻ sơ sinh thì bác sĩ nhi sẽ khám cụ thể và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân bị viêm kết mạc lâu ngày không khỏi

Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi có thể xuất hiện ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh

Viêm kết mạc mãn tính do vi khuẩn

Nhiễm trùng vùng rìa mí mắt do vi khuẩn có thể dẫn đến viêm kết mạc lâu ngày không hỏi. Người bệnh bị đau nhức mí mắt kèm theo một ít mủ. Mắt trông có vẻ bình thường hoặc hơi đỏ.

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị viêm kết mạc 1 tháng trở lên tập trung vào mí mắt như uống thuốc, bôi thuốc mỡ có chứa Tetracyclin tra vào vùng rìa mí mắt 3 lần/ngày.

Viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia

Dạng bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ vị thành niên cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu bị lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. 

Viêm kết mạc lâu ngày không khỏido dị ứng

Viêm kết mạc kéo dài do dị ứng thường xuất hiện ở những người bị bệnh hen, bệnh chàm hoặc là những người bị dị ứng kéo dài. Người bệnh thường cảm thấy ngứa kéo dài, có mủ đặc quánh, nhạy cảm với ánh sáng, kèm theo thị lực bị mờ và mắt đổi màu. Bệnh này cần kiên trì chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Biến chứng của viêm kết mạc lâu ngày không khỏi

Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi là một bệnh không nguy hiểm và cũng ít gây ra biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị dứt điểm, bệnh cũng có thể gây ra một vài biến chứng thường gặp như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm giác mạc sợi, sưng viêm túi lệ,... Chúng có thể gây ra hiện tượng lông quặm (lông mi mọc cuộn vào bên trong mi mắt), khô mắt, sẹo giác mạc và suy giảm thị lực.

Theo các số liệu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, vào mùa cao điểm của dịch đau mắt đỏ (mùa hè - mùa thu), mỗi ngày có khoảng gần 400 bệnh nhân đến khám và điều trị. Bệnh có khả năng lây lan rất nhanh nên có nhiều người bị và gây ảnh hưởng đến công việc và học hành.

biến chứng viêm kết mạc lâu ngày

Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi có thể gây biến chứng thành viêm giác mạc

Điều trị viêm kết mạc lâu ngày không khỏi

Trước hết, bệnh nhân cần vệ sinh mí mắt, sử dụng nước mắt nhân tạo để giảm khô mắt, giảm tình trạng viêm nhiễm ở mắt. Không nên tự ý pha nước muối loãng để rửa mắt vì nồng độ muối không phù hợp có thể gây bỏng rát mắt.

Bệnh nhân bị viêm kết mạc 2 tuần trở lên nên đến khám ở các bác sĩ nhãn khoa để được hướng dẫn cách chữa trị và được kê các loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống phù hợp. Chúng ta nên tránh việc tự chữa bệnh ở nhà, nghe theo các bài thuốc chữa bệnh từ những nguồn không đáng tin cậy, điều này có thể gây cho tình trạng viêm và nhiễm trùng ở mắt nặng hơn.

Với những trường hợp mắt bị đỏ do sử dụng kính áp tròng lâu ngày thì hãy ngừng sử dụng chúng một thời gian. Người bệnh cũng cần xem xét là vấn đề viêm nhiễm ở mắt có phải do việc sử dụng kính áp tròng sai cách hay không, ví dụ như không vệ sinh kính thường xuyên, sử dụng quá thời hạn cho phép của loại kính đang sử dụng. 

Nếu như tình trạng viêm kết mạc kéo dài là do bản thân người bệnh dễ bị dị ứng với một số loại dị nguyên từ ngoài môi trường thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để kê toa các loại thuốc phù hợp với từng tác nhân gây dị ứng. Đây là những thuốc có khả năng kiểm soát các phản ứng dị ứng hoặc hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh cũng nên tránh xa các yếu tố gây dị ứng để cắt đứt nguồn gây bệnh.

Trên hết, việc nâng cao ý thức phòng bệnh là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp chúng ta hạn chế tối đa khả năng bị bệnh viêm kết mạc kéo dài. Sau đây là một số lưu ý về việc ngăn ngừa bệnh viêm kết mạc lâu ngày.

  • Hạn chế tối đa việc để tay tiếp xúc với mắt
  • Vệ sinh và rửa sạch tay thường xuyên  
  • Không dùng chung khăn mặt và khăn tắm với người khác, đặc biệt là với những người có bệnh về mắt. Khăn mặt và khăn tắm nên đảm bảo phải sạch sẽ và để ở nơi khô thoáng
  • Nên thay và vệ sinh vỏ gối, chăn mền thường xuyên
  • Hạn chế và cẩn thận hơn với những loại mỹ phẩm mắt như mascara, kem giữ ẩm da mắt             

điều trị và phòng ngừa

Giữ vệ sinh để đôi mắt luôn sáng khỏe

Việc phòng bệnh cẩn thận để hạn chế tối đa việc mắc phải bệnh viêm kết mạc là điều cần thiết đối với mỗi người. Nếu chẳng may bị viêm kết mạc lâu ngày không khỏi thì chúng ta nên đi khám và giữ gìn vệ sinh thật tốt để bệnh nhanh khỏi.


(5★ | 400 Đánh giá)

Cập nhật lần cuối:04-02-2023



x

Cách giảm nhức, mờ, mỏi và phòng bệnh mắt

Tên