Xuất huyết mắt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày đăng bài: 21-08-2023

Nếu trong mắt của bạn xuất hiện những vết máu loang khiến phần tròng trắng bị đỏ thì khả năng cao bạn bị xuất huyết mắt. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đôi mắt của mình, bạn có thể tìm kiếm câu trả thông qua bài viết dưới đây.

Xuất huyết mắt là bệnh gì?

Xuất huyết mắt, hay còn gọi là xuất huyết dưới kết mạc (tiếng Anh là Subconjunctival hemorrhage), là tình trạng vỡ các mạch máu nhỏ dưới kết mạc, phần máu chảy ra, lan đến phần nằm giữa củng mạc và kết mạc, biểu hiện thành những vết máu loang.

Do kết mạc có cấu trúc mỏng, dày đặc các sợi thần kinh và mạch máu, nên hiện tượng xuất huyết mắt rất thường xuyên diễn ra.

Xung huyết mắt có nguy hiểm không?

Thông thường, xuất huyết mắt diễn ra rất phổ biến và phần máu có thể tự tiêu sau một khoảng thời gian mà không cần điều trị. Tình trạng này có thể khỏi sau 2 tuần mà không gây ra tác hại lớn đối với thị lực.

Xuất huyết mắt

Xuất huyết mắt có thể diễn ra và tự khỏi trong vòng 2 tuần

Tuy nhiên, sau hơn 2 tuần, nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm mà trở nên nghiêm trọng hơn, đi kèm với các dấu hiệu dưới đây thì bạn phải đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra:

  • Các vết xuất huyết xuất hiện quá nhiều, dày đặc, thường xuyên và thời gian tự khỏi quá chậm.
  • Đau rát ở mắt, ảnh hưởng đến tầm nhìn, người bệnh cảm thấy nhìn mờ.
  • Quanh phần tròng đen mắt cũng xuất hiện tình trạng xuất huyết.
  • Người bệnh gặp các vấn đề về khả năng đông máu.
  • Dấu hiệu xuất huyết mắt nghiêm trọng ở những người có tiền sử tăng huyết áp, bị chấn thương,…

Việc thăm khám từ sớm sẽ giúp phát hiện nguy cơ mắc phải các bệnh lý về mắt khác. Bạn nên thường xuyên theo dõi tình trạng của mắt để phát hiện những dấu hiệu lạ kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến xung huyết mắt

Đâu là nguyên nhân khiến mắt bị xung huyết? Hãy cùng tìm hiểu những lý do chính dưới đây.

1. Do rối loạn đông máu

Nhiều bệnh lý rối loạn đông máu sẽ khiến cơ thể thiếu hụt các yếu tố chống đông máu, khiến cho các mao mạch ở kết mạc dễ xuất huyết hơn. Nếu mắc phải rối loạn đông máu, người bệnh có thể bị xuất huyết ở mắt và đi kèm với những dấu hiệu như chảy máu chân răng, chảy máu cam,… Người mắc các bệnh về tim mạch nếu sử dụng các loại thuốc chống đông máu như Warfarin, Aspirin cũng có thể khiến mắt bị xuất huyết nghiêm trọng hơn.

2. Do bệnh viêm kết mạc

Viêm kết mạc, đặc biệt là do Enterovirus 70, Coxsackie A, Leptospira,… là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng ở mắt, dẫn đến chảy nước mắt sống, có dịch mủ ở mắt gây cộm khiến các mao mạch ở kết mạc bị tổn thương. Tình trạng này khiến mắt dễ bị xung huyết hơn và làm tổn thương phần kết mạc.

3. Biến chứng do tai biến

Khi người bệnh bị tai biến, các mạch máu có thể bị tắc nghẽn và vỡ. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến xuất huyết mắt và các biến chứng khác có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

4. Chấn thương mắt, hậu phẫu thuật

Va đập, dụi mắt hay những chấn động tại khu vực mắt như có bụi bẩn, côn trùng rơi vào mắt sẽ tác động đến các mạch máu dưới kết mạc, gây vỡ mạch máu, khiến tình trạng xuất huyết diễn ra nghiêm trọng.

Xuất huyết mắt

Dùng tay dụi mắt có thể làm tổn thương các mạch máu ở mắt

Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng kính áp tròng cũng có thể gây trầy xước ở vùng giác mạc hay khiến các vi khuẩn dễ thâm nhập làm nhiễm trùng mắt, dẫn đến xuất huyết ở kết mạc. Nếu bạn bị chấn thương ở mắt và phát hiện những dấu hiệu lạ khác ngoài xuất huyết mắt, hãy đi kiểm tra để tránh biến chứng.

Bên cạnh đó, sau khi thực hiện một số phẫu thuật ở mắt cũng có thể khiến tình trạng xuất huyết mắt nghiêm trọng hơn như phẫu thuật LASIK, sử dụng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm.

5. Chấn thương vùng đầu mắt

Đây là nguyên nhân gián tiếp, cản trở quá trình lưu thông máu, khiến cho mạch máu dễ bị tổn thương và vỡ ra, làm cho tình trạng xuất huyết mắt trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Bệnh tăng huyết áp

Khi huyết áp tăng cao, áp lực dòng chảy của máu lên thành mạch sẽ tăng lên trong khi các mao mạch dưới kết mạc rất mảnh nên dễ bị vỡ và gây xuất huyết ở mắt. Nếu tình trạng xuất huyết mắt diễn ra nghiêm trọng và đi kèm với những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, da dễ bị đỏ và nóng bừng, nhức đầu, chảy máu cam,… thì bạn cần thường xuyên đo huyết áp và đến các cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

7. Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch

Thông thường, một số hành động có thể dẫn đến sự thay đổi áp suất đột ngột lên các mao mạch và làm vỡ mạch máu khiến mắt bị xuất huyết. Những hành động đó thường là hắt hơi, ho, nôn, ăn đồ cay,… Xuất huyết mắt do sự thay đổi áp suất có thể diễn ra thường xuyên và có thể tự phục hồi.

Ngoài ra, khi lặn sâu dưới biển, áp lực của nước sẽ tăng và sự thay đổi áp lực đột ngột có thể làm vỡ các mạch máu ở kết mạc. Đối với trẻ sơ sinh, sự thay đổi áp suất sau sinh cũng có thể gây tình trạng xuất huyết mắt.

8. Biến chứng của bệnh lý khác

Người gặp tình trạng như mắt bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lý về mắt khác cũng có thể có biểu hiện mắt bị xuất huyết. Tình trạng xuất huyết cũng thường diễn ra ở những người có tiền sử tiểu đường, lupus ban đỏ hệ thống,…

Xuất huyết mắt có triệu chứng không?

Xuất huyết mắt ít khi gây đau đớn nên người bệnh có thể nhận biết tình trạng này thông qua quan sát tròng mắt. Dấu hiệu mắt bị xuất huyết là tròng trắng mắt có những vệt máu loang có màu đỏ tươi, các vết máu sẽ xuất hiện trong vòng 24 – 48 giờ,  sau đó thu nhỏ dần và chuyển thành màu vàng, xanh hoặc cam rồi biến mất trong vòng hai tuần. Lượng máu mất đi do xuất huyết mắt thường rất ít, chỉ khoảng 2ml.

Xuất huyết mắt

Các vệt máu loang màu đỏ có thể xuất hiện ở mắt trong vòng 24 – 48 giờ

Thông thường, xung huyết mắt cũng có thể đi kèm với cảm giác cộm, nhói, hay ngứa ở mắt. Nếu có những triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện, chẳng hạn như mắt đau rát, xuất huyết không thuyên giảm, thị lực suy giảm,… bạn cần thăm khám ngay.

Xuất huyết mắt điều trị thế nào

Xung huyết ở mắt thường sẽ xuất hiện rồi tự khỏi trong vòng 2 tuần và bạn không cần phải lo lắng về tình trạng này. Tuy nhiên, nếu mắt bị xuất huyết nghiêm trọng và không khỏi sau thời gian dài, bạn cần thăm khám để kiểm tra nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt khác.

Để hỗ trợ điều trị xuất huyết mắt, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng axit ascorbic (vitamin C) giúp các tổn thương nhanh phục hồi hoặc sử dụng nước nhỏ mắt nhân tạo trong trường hợp khô mắt. Một số trường hợp bị xuất huyết mắt do nhiễm khuẩn, bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc nhỏ mắt đặc trị hay thuốc mỡ kháng sinh.

Lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị xuất huyết mắt phải theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia và bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau khi điều trị.

Những việc cần làm khi bị xung huyết mắt

Khi mắt bị xung huyết, bạn cần làm gì để cải thiện tình trạng này và tránh những tổn thương đến kết mạc? Hãy tham khảo những cách bảo vệ mắt khỏi xuất huyết dưới đây.

1. Cần để mắt nghỉ ngơi, thư giãn

Khi phải thường xuyên điều tiết hay làm việc trong thời gian dài với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,… mắt có xu hướng bị suy yếu và dẫn đến các biểu hiện như khô mắt, nhức mỏi, chảy nước mắt sống,… và khiến tình trạng xuất huyết mắt trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân là do ánh sáng xanh – ánh sáng từ màn hình của các thiết bị điện tử – là loại ánh sáng có bước sóng ngắn, có khả năng xuyên vào đáy mắt, gây viêm nhiễm và tác động xấu đến tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, thủy tinh thể.

Do đó, bạn cần hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Trong trường hợp bắt buộc, việc thường xuyên thư giãn mắt là vô cùng cần thiết, bạn có thể nhìn ra ngoài trời hoặc khoảng không trong vòng 20 giây sau mỗi 20 phút nhìn vào màn hình. Ngoài ra, bạn cũng nên để cho mắt nghỉ ngơi trước khi đi ngủ và hạn chế dùng thiết bị điện tử trong bóng tối.

Việc mang các loại kính mát khi ra đường cũng đóng vai trò quan trọng, giúp hạn chế ánh sáng mạnh và sự xâm nhập trực tiếp của bụi bẩn.

Xuất huyết mắt

Thường xuyên đeo kính mát khi ra đường giúp bảo vệ mắt hiệu quả hơn

2. Không dụi mắt

Bạn nên hạn chế tối đa việc dụi mắt hay dùng tay chạm vào mắt hoặc các khu vực quanh mắt, bởi những tác động mạnh có thể khiến mắt bị tổn thương và làm vỡ mạch máu. Bên cạnh đó, trên tay có rất nhiều vi khuẩn dễ dẫn đến nhiễm trùng ở mắt.

3. Không tự ý chườm mắt

Nhiều người có thói quen chườm nóng hoặc chườm lạnh cho mắt. Tuy nhiên, hành động này dễ ảnh hưởng đến các mạch máu ở mắt gây xuất huyết. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi chườm. Bên cạnh đó, việc vệ sinh mắt đúng cách bằng nước sạch cũng đóng vai trò quan trọng.

4. Hạn chế sử dụng kính áp tròng

Kính áp tròng nếu dùng thường xuyên có thể gây khô mắt, làm xước giác mạc hoặc dẫn đến nhiễm trùng và xung huyết mắt. Do đó, bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng kính áp tròng, không đeo kính qua đêm và đeo quá 8 tiếng/ngày, thường xuyên nhỏ mắt khi mang lens.

5. Thăm khám bác sĩ thường xuyên

Để bảo vệ mắt, bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín ngay khi phát hiện những triệu chứng lạ tại mắt. Bên cạnh đó, việc kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần cũng đóng vai trò rất quan trọng.

6. Bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ mắt. Các loại dưỡng chất cần thiết cho mắt mà bạn nên bổ sung là vitamin A, beta carotene, vitamin C, vitamin E, selenium, lutein,… Những thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cho mắt mà bạn nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày là: bông cải xanh, cà rốt, việt quất, đu đủ, cam, cá hồi, các loại hạt,…

Xuất huyết mắt

Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt giúp cải thiện xuất huyết mắt

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ mắt từ bên trong

Mỗi ngày, mắt phải chịu tác động từ rất nhiều yếu tố như bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, ánh sáng xanh,… . Vì vậy, chỉ bảo vệ mắt bằng các biện pháp thông thường vẫn chưa đủ, tốt nhất bạn nên bổ sung những tinh chất thiên nhiên có khả năng chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong.

Tinh chất Broccophane (có trong sản phẩm Wit) – chiết xuất từ một loại bông cải xanh giàu sulforaphane – đã được các nhà khoa học Mỹ phát hiện khi nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử tế bào. Đây là tinh chất đã được chứng minh giúp tăng Thioredoxin, loại protein thực hiện các phản ứng sinh hóa để ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho mắt, giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể.

Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Johns Hopkins, lần lượt sau 6 và 12 giờ sử dụng Broccophane, lượng Thioredoxin có thể tăng tương ứng là 3 lần và 3,5 lần.

Hiện nay, viên uống bổ mắt của Mỹ Wit với sự kết hợp giữa tinh chất Broccophane cùng các dưỡng chất như Lutein, Zeaxanthin, Omega 3, vitamin A,C,E và khoáng chất Zn, Cu, Mg,… có tác dụng trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như khô mắt, chảy nước mắt sống, nhức mỏi mắt, xuất huyết mắt. Từ đó, giúp bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể, ngăn ngừa các bệnh lý như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm thị lực tốt hơn.

Sản phẩm Wit

Bổ sung dưỡng chất cho mắt có trong Wit để tăng cường đề kháng cho mắt, bảo vệ mắt trước các yếu tố gây hại

Tình trạng xuất huyết mắt có thể diễn ra thường xuyên và tự khỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây cũng có thể dấu hiệu báo hiệu các bệnh lý về mắt mà bạn nên lưu ý. Hãy chủ động quan sát mắt thường xuyên, bảo vệ mắt bằng các biện pháp như vệ sinh mắt cẩn thận, để mắt được thư giãn và bổ sung các tinh chất thiên nhiên có lợi cho mắt.

Đánh giá bài viết
21-08-2023
mua_wit