Bệnh cườm khô là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Ngày đăng bài: 03:12 05/12/2022
Bệnh cườm khô được xem là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy bệnh cườm khô là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Cùng  tìm hiểu rõ hơn qua bài chia sẻ dưới đây.

Bệnh cườm khô là gì?

Bệnh cườm khô hay còn có tên gọi khác là bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh cườm khô xảy ra khi cấu trúc của thủy tinh tự nhiên bị thay đổi do các protein (thành phần chính cấu tạo nên thủy tinh thể) bị biến tính, không còn giữ được trật tự sắp xếp mà có xu hướng co cụm lại thành từng đám, làm cản trở đường truyền của tia sáng lên võng mạc.(1)

Điều này cản trở và thay đổi đường truyền của tia sáng lên võng mạc, gây suy giảm thị lực với các triệu chứng như nhìn mờ như có màn sương che phủ, nhìn đôi, lóa sáng, sợ ánh sáng, chói mắt, xuất hiện các đốm đen trong tâm nhìn…

Bệnh cườm khô có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh cườm khô xuất hiện phổ biến ở những người trung niên và người cao tuổi, cụ thể là sau 40 tuổi. Bệnh cườm khô là bệnh lý nguy hiểm vì nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mù lòa rất cao. 

Bệnh cườm khô tiến triển âm thầm theo thời gian, từ khi phát hiện ra dấu hiệu đầu tiên cho đến khi mất thị lực hoàn toàn có kéo dài vài năm. Khi mắc bệnh cườm đá, người bệnh sẽ thấy khó khăn hơn trong việc thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như đọc sách báo, lái xe, xem tivi, người lớn tuổi dễ bị té ngã. 

Xem thêm: Cườm nước và cườm khô: Phân biệt như thế nào?

Bệnh cườm khô là gì

Bệnh cườm khô (đục thủy tinh thể) ngày càng phổ biến, đặc biệt ở cả những người trẻ tuổi

1. Ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày

Bệnh cườm khô làm suy yếu thị lực, gây khó khăn, phiền toái trong sinh hoạt và công việc của người bệnh, cụ thể là đi lại, vận động khó khăn, đặc biệt khi bị vấp ngã khi lên xuống cầu thang. Ngoài ra, người bị bệnh cườm đá khi tham gia giao thông dễ va chạm, gặp tai nạn.

2. Ảnh hưởng đến tâm lý

Bệnh cườm khô khiến người bệnh luôn có cảm giác chán chường, bất lực, ngại giao tiếp… từ đó, họ trở nên sống khép kín, từ đó dễ dẫn đến lo lắng, rối loạn âu, thậm chí trầm cảm.

3. Biến chứng đục thủy tinh thể gây mù lòa

Theo thống kê của Bộ Y tế, 70% trường hợp mù lòa tại Việt Nam có liên quan đến bệnh cườm khô, điều đáng nói, có đến 35% trong số đó không biết bản thân bị bệnh cho đến khi phát hiện bệnh đã bước vào giai đoạn nặng.(2)

Xem thêm: Bệnh cườm nước có lây không?

Nguyên nhân gây bệnh cườm khô

Các chuyên gia nhãn khoa chia nguyên nhân gây bệnh cườm khô thành hai nhóm chính, cụ thể:

1. Nguyên nhân nguyên phát

  • Bệnh cườm đá bẩm sinh do rối loạn di truyền, biến chứng của bệnh lý toàn thân, rối loạn chuyển hóa.
  • Bệnh cườm đá ở người già: Theo thống kê, có đến 80% người già trên 65 tuổi bị cườm đá. Nguyên nhân là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. 

2. Nguyên nhân thứ phát

  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại
  • Mắc các bệnh khác ở mắt như viêm kết mạc, bệnh giác mạc nhưng không được điều trị dứt điểm và tái đi tái lại nhiều lần
  • Thường xuyên phải tiếp xúc với tia cực tím từ mặt trời
  • Lạm dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ cho mắt như corticoid, thuốc chống trầm cảm…
  • Bị chấn thương ở mắt, biến chứng tai biến, di chứng sau phẫu thuật mắt
  • Người mắc phải các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, béo phì, huyết áp cao

Tìm hiểu thêm: Mắt bị cườm nước có mổ được không?

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cườm đá gồm:

  • Không cung cấp đủ dinh dưỡng cho mắt: Chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu vitamin, khoáng chất… là nguyên nhân làm suy yếu cấu trúc protein của thủy tinh thể và lâu ngày có thể dẫn đến bệnh cườm đá. 
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Căng thẳng, stress quá mức trong thời gian dài cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa mắt diễn ra nhanh hơn
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, khí thải chất độc sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa ở mắt

Dấu hiệu nhận biết mắt bị cườm khô

Khi mắc bệnh cườm khô, người bệnh sẽ trải qua cấp độ từ nhẹ đến nặng với các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

1. Giai đoạn sớm

  • Nhìn mờ: Thị lực của người mắc bệnh cườm khô sẽ giảm dần, người bệnh bị mỏi mắt khi tập trung nhìn vào một vật. Tình trạng này xảy ra do các khối protein trong mắt cản trở quá trình thu nhận hình ảnh của võng mạc.
  • Khó khăn khi lái xe vào ban đêm: Bệnh cườm đá khiến cho mắt người bệnh khó cân bằng giữa bóng tối và ánh sáng khi lái xe vào ban đêm. Do đó, rất dễ gây tai nạn, ngoài ra trong quá trình lái xe, đèn đường và đèn xe hoặc đèn pha của xe khác dễ khiến bạn đau đầu, nhức mắt.
  • Mắt mờ như có màn che: Suy giảm thị lực khiến cho mắt mờ và xuất hiện màn che cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh cườm khô.

2. Giai đoạn muộn

  • Nhìn thấy chấm đen trước mắt: Khi bước vào giai đoạn muộn, người bệnh sẽ nhìn thấy chấm đen có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau lơ lửng trong tầm nhìn.
  • Màu sắc của thủy tinh thể thay đổi: Ở giai đoạn muộn, thủy tinh thể không còn trong nữa mà bắt đầu sẫm màu hơn hoặc trắng đục.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Ánh sáng đèn pha, ánh sáng mặt trời là kẻ thù lớn nhất đối với người bệnh cườm khô. Các loại ánh sáng này khiến mắt bị nhức, đau và khó chịu, đôi khi còn chảy nước mắt sống.

Bệnh cườm khô là gì

Ánh sáng mặt trời có thể làm cho mắt của người bị cườm khô đau nhức, khó chịu

 

  • Giảm nhận thức về màu sắc: Bệnh cườm khô ở giai đoạn nặng sẽ làm giảm nhận thức về màu sắc. Một số màu sẽ trông mờ nhạt hơn, ví dụ, màu trắng sẽ trông giống màu vàng hơn thực tế.
  • Song thị (nhìn đôi): Nhìn đôi là tình trạng xảy ra khi mắt bị đục không đồng nhất (bị đục 1 bên) và làm cho ánh sáng qua mắt bị đục không hội tụ tại đúng hoàng điểm trong khi mắt bên kia bình thường, từ đó gây ra tình trạng nhìn đôi.

Bệnh cườm khô có phải mổ không?

Thủy tinh thể bị vẩn đục, nếu không được can thiệp thời dễ gây biến chứng nguy hiểm như vỡ bao, tăng nhãn áp… dẫn đến phản ứng viêm màng bồ đào. Tình trạng kéo dài dẫn đến teo thần kinh mắt và gây mù lòa vĩnh viễn. Các bác sĩ Nhãn khoa cho biết, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có chỉ định bệnh cườm khô có cần mổ hay không. 

Nếu bệnh cườm khô ở giai đoạn đầu, thị lực chưa bị suy giảm nhiều bệnh nhân không nhất thiết phải phẫu thuật. Khi bệnh cườm khô đã bước vào giai đoạn nặng, việc đeo kính và dùng thuốc không giúp người bệnh cải thiện thị lực. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể để phục hồi thị lực.

Xem thêm: Mổ cườm nước bằng laser

Phương pháp điều trị bệnh cườm khô

Tùy vào từng trường hợp cụ thể và giai đoạn bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, cụ thể:

1. Giai đoạn sớm

  • Sử dụng kính: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đeo kính thuốc hoặc sử dụng kính lúp để hỗ trợ thị lực và thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.

Bệnh cườm khô là gì

Bệnh cườm khô ở giai đoạn nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định đeo kính thuốc để cải thiện thị lực

 

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần cải thiện tình trạng của bệnh cườm khô. Để làm chậm quá trình của bệnh cườm khô cần cung cấp các loại vitamin tốt cho mắt như A, C, E, acid amin và một số nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen… để bảo vệ đôi mắt. Một số thực phẩm tốt cho mắt như: cà rốt, cà chua, ớt, cải bó xôi, bắp cải, sữa đậu nành, các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, bưởi, dưa hấu…

2. Giai đoạn muộn

Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh cần được phẫu thuật thay thủy tinh thể càng sớm càng tốt. Nếu chờ đến khi mất thị lực hoàn toàn mới đi phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn, cơ hội thành công không cao và tăng biến chứng gặp phải sau mổ.

Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt giúp cải thiện và phòng ngừa hiệu quả bệnh cườm khô

Theo khuyến cáo của GS Đỗ Như Hơn (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương), để bảo vệ thủy tinh thể và hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể nên chủ động chăm sóc mắt từ bên trong bằng cách bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt. 

Bằng nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit, với tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp hỗ trợ tăng Thioredoxin – phân tử có kích thước rất nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng sinh hóa, đặc biệt giúp duy trì cấu trúc, chức năng và tỉ lệ các thành phần protein trong thủy tinh thể, đảm bảo “thấu kính” này luôn được bảo vệ trong suốt và hoạt động tốt.

Từ đó, giúp mắt được bảo vệ từ sâu bên trong trước sự tấn công thường xuyên của ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử (điện thoại, máy tính, tivi). Đồng thời, tinh chất Broccophane giúp hỗ trợ làm chậm lão hóa mắt, tạo ra lá chắn bảo vệ mắt, chống lại các yếu tố gây hại, ngăn chặn tác động của môi trường ô nhiễm, phục hồi các tế bào bị suy yếu từ đó giúp tăng “tuổi thọ” cho mắt.  

Tên

Wit mang đến giải pháp chăm sóc bảo vệ mắt toàn diện từ sâu bên trong nhờ vào sự kết hợp của tinh chất thiên nhiên Broccophane cùng các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt, được tinh chiết bằng công nghệ tiên tiến hàng đầu của Mỹ

Theo kết quả nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ – Johns Hopkins, khi sử dụng thường xuyên tinh chất Broccophane sẽ giúp hỗ trợ gia tăng Thioredoxin một cách tự nhiên và an toàn, từ đó nâng cao hiệu quả hỗ trợ phòng ngừa đục thủy tinh thể. Cụ thể, nguy cơ đục thủy tinh thể giảm từ 2 đến 4 lần ở nhóm được bảo vệ bằng Broccophane so với nhóm không được bảo vệ bằng Broccophane (p<0.05).

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh cườm khô

Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với bổ sung dưỡng chất thiên nhiên giúp chăm sóc và bảo vệ thủy tinh thể, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

1. Khám mắt định kỳ

Người bệnh cườm khô cần tuân thủ theo lịch khám mắt định kỳ của bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh và có phương án xử lý kịp thời, hạn chế được các biến chứng xảy ra.

2. Bỏ thuốc lá

Thuốc lá có thể làm hỏng thủy tinh thể, do đó để ngăn ngừa bệnh tiến triển cũng như phòng bệnh bạn cần bỏ thuốc lá.

3. Đeo kính râm

Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời rất gây hại cho mắt, do đó khi ra ngoài trời bạn nên đeo kính râm để bảo vệ mắt.

4. Hạn chế rượu bia

Rượu bia không chỉ hại sức khỏe nói chung mà còn là tác nhân gây hại cho đôi mắt. Đặc biệt, những người bị bệnh cườm khô nên từ bỏ rượu bia.

Bệnh cườm khô là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực và mù lòa vĩnh viễn. Để cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh, cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bổ sung các dưỡng chất có lợi cho mắt, xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học. Đặc biệt, bổ sung tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin giúp hỗ trợ duy trì cấu trúc, chức năng và tỉ lệ các thành phần protein trong thủy tinh thể.

5/5 - (1 vote)
07:38 09/04/2024
mua_wit