Bệnh cườm nước có lây không? Lây qua những con đường nào?

Ngày đăng bài: 03:18 27/03/2024

Cườm nước là một bệnh về mắt phổ biến, đứng thứ hai trong số những nguyên nhân gây mù lòa. Ước tính khoảng 64 triệu người trên thế giới đang bị cườm nước. Vậy bệnh cườm nước có lây không và có thể được điều trị bằng những phương pháp nào? Bạn có thể tham khảo thông tin về bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Bệnh cườm nước có lây không

Bệnh cườm nước có lây không?

Bệnh cườm nước (Glaucoma) là bệnh lý liên quan đến tăng nhãn áp, thường đặc trưng bởi tổn thương thần kinh thị giác. Tình trạng này diễn ra do thủy dịch trong mắt không thể thoát ra ngoài, làm tăng áp lực lên các dây thần kinh thị giác. (1)

Thông thường, thể mi sau mống mắt sẽ sản sinh thủy dịch (chất lỏng giúp nuôi dưỡng mắt), đưa thủy dịch đến khoang mặt trước của mắt và thoát ra qua các ống dẫn lưu nằm giữa mống mắt và giác mạc, tạo thành sự cân bằng giữa hoạt động sản xuất và thoát thủy dịch.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các ống dẫn lưu bị cản trở khiến thủy dịch không thể thoát ra ngoài và tích tụ làm tăng áp lực trong mắt. Bệnh cườm nước nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực và không thể hồi phục.

Một trong những vấn đề nhiều người bệnh thắc mắc là bệnh cườm nước có lây không? Bệnh cườm nước thường không lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc trong không khí. Tuy nhiên, tình trạng này có khả năng di truyền cao nên bạn cần lưu ý nếu người thân có tiền sử mắc bệnh lý này. Nguy cơ mắc cườm nước ước tính cao gấp 5 – 6 lần nếu trong gia đình bạn có người từng bị.

Tìm hiểu thêm:

Bệnh cườm nước có lây không?

Bệnh cườm nước là một bệnh lý liên quan đến tăng nhãn áp và không lây qua tiếp xúc

Ai dễ mắc bệnh cườm nước?

Một số nguyên nhân khiến tăng cản trở thủy dịch thoát ra ngoài và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cườm mắt là nhiễm trùng, khối u, viêm nhiễm, đục thủy tinh thể hoặc biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, tác dụng phụ của một số loại thuốc,… Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh cườm nước:

  • Người trên 40 tuổi.
  • Người bị đục thủy tinh thể, chấn thương mắt hoặc mắc một số tật khúc xạ (cận thị, viễn thị), bệnh lý về mắt khác.
  • Người từng thực hiện phẫu thuật ở mắt. (2)
  • Người có người thân trong gia đình từng mắc phải bệnh cườm nước.
  • Người có tiền sử bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc corticosteroid.

Tìm hiểu thêm: Mổ cườm nước bằng laser phục hồi thị lực nhanh chóng ra sao?

Bệnh cườm nước có tự hết được không?

Ngoài vấn đề cườm nước có lây không, một trong những câu hỏi khác mà người bệnh thường thắc mắc là cườm nước có tự khỏi được không. Thực tế, tình trạng này không thể tự khỏi, hơn hết cườm nước là bệnh nguy hiểm và phức tạp, có thể dẫn đến mất thị lực không thể phục hồi.

Do đó, người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng mờ mắt, đau nhức, đỏ mắt,… mà cần tiến hành thăm khám ngay. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ để kịp thời phát hiện các vấn đề và có phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm bài viết: 4 loại thuốc nhỏ mắt trị cườm khô (đục thủy tinh thể) tốt nhất

Cách điều trị bệnh cườm nước hiệu quả

Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần thực hiện một số kiểm tra để chẩn đoán tình trạng cườm nước, chẳng hạn như đo nhãn áp, soi đáy mắt, soi góc tiền phong, đo độ dày giác mạc,…

Khi phát hiện tình trạng bệnh, người bệnh có thể được áp dụng một số phương pháp hỗ trợ tăng cường thoát thủy dịch ra khỏi nhãn cầu hoặc giảm sản xuất thủy dịch trong nhãn cầu. Một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng phổ biến gồm:

1. Điều trị bằng thuốc

Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng một số thuốc ở dạng nhỏ mắt chứa các chất sau theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng tăng nhãn áp: thuốc chứa chất chẹn beta (chẳng hạn như timolol), chất chủ vận alpha-adrenergic, hoặc chất ức chế anhydrase, các hợp chất giống như prostaglandin,…

Trường hợp bị bệnh cườm nước dạng Glaucoma góc đóng cấp cần cấp cứu, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc mạnh để hạ nhãn áp tức thì. Người bệnh cũng có thể sử dụng nhiều loại thuốc nhỏ mắt cùng lúc, sau đó sử dụng kết hợp các loại thuốc như thuốc uống acetazolamide, thuốc lợi tiểu, truyền tĩnh mạch mannitol,… khi thuốc nhỏ mắt không có hiệu quả.

Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ có tác dụng phụ. Ngoài ra, người bệnh thưởng phải sử dụng thuốc nhỏ mắt suốt đời và thăm khám để kiểm tra mắt định kỳ.

Tìm hiểu thêm: Chi phí mổ cườm khô giá bao nhiêu? Quy trình chuẩn bị phẫu thuật?

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt để cải thiện bệnh cườm nước

2. Phẫu thuật

Khi thuốc nhỏ mắt không mang lại hiệu quả hoặc mắt đã tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh cườm nước.

  • Phẫu thuật thông thường: Được thực hiện bằng cách tạo lỗ hở dưới kết mạc bằng các công cụ phẫu thuật để dịch thủy có thể thoát qua lỗ và được hấp thụ vào máu.’
  • Phẫu thuật laser: Phương pháp sử dụng laser argon để tạo hình vùng bè, khiến mắt phải co kéo các lớp sợi collagen và tăng cường quá trình đẩy thủy dịch ra ngoài. Ngoài ra, một loại phẫu thuật laser khác là tạo lỗ ở rìa mống mắt để thúc đẩy thoát thủy dịch.

Tìm hiểu thêm: Mắt bị cườm nước có mổ được không? Phẫu thuật có an toàn?

Bổ sung thực phẩm từ bên trong

Ngoài quan tâm bệnh cườm nước có lây không, bạn cũng cần chú ý đến những phương pháp chăm sóc mắt để hỗ trợ phòng ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh như: sử dụng các thực phẩm có lợi cho mắt, vệ sinh mắt đúng cách, hạn chế nhìn quá lâu vào màn hình thiết bị điện tử, che chắn mắt khỏi các tác nhân gây hại như mặt trời, khói bụi,…

Các bệnh lý về đục thủy tinh thể thường diễn ra do sự biến đổi phân tử protein trong mắt và là một trong những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến thị lực và dẫn đến bệnh cườm nước. Để phòng ngừa tình trạng này và hỗ trợ bảo vệ mắt sáng khỏe, bạn có thể chủ động bổ sung cho mắt những dưỡng chất từ thiên nhiên.

Tinh chất Broccophane chiết xuất từ một loại bông cải xanh Broccoli giàu sulforaphane đã được các nhà khoa học nghiên cứu và tìm ra công dụng trong việc tăng tổng hợp Thioredoxin, có thể tham gia bảo vệ thủy tinh thể nhờ khả năng cân bằng protein cấu tạo thủy tinh thể, giúp giữ độ trong suốt và co giãn của thủy tinh thể. Dưỡng chất này còn hỗ trợ bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và làm chậm quá trình lão hóa của tế bào thị giác.

Viên uống Wit đến từ Mỹ với thành phần Broccophane kết hợp với các dưỡng chất như Lutein, Zeaxanthin, Omega-3, Zn, Cu, Mg, vitamin A, C, E,… có thể hỗ trợ bảo vệ mắt giảm nguy cơ đục thủy tinh thể dẫn đến bệnh cườm nước, đồng thời bảo vệ mắt khỏi hội chứng thị giác màn hình, hỗ trợ hạn chế suy giảm thị lực và giảm các triệu chứng khô mắt, chảy nước mắt sống, đau rát, đỏ mắt,…

Xem thêm: Cườm nước và cườm khô: Phân biệt như thế nào?

Bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ bảo vệ mắt từ bên trong

Sử dụng viên uống Wit để hỗ trợ phòng ngừa đục thủy tinh thể, giảm nguy cơ mắc bệnh cườm nước

Sử dụng viên uống Wit để hỗ trợ phòng ngừa đục thủy tinh thể, giảm nguy cơ mắc bệnh cườm nước

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “bệnh cườm nước có lây không” và giới thiệu những phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay. Để phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả, bạn nên thăm khám thường xuyên, chăm sóc mắt cẩn thận và bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ mắt từ thiên nhiên.

Đánh giá bài viết
07:54 09/04/2024
mua_wit