Mắt bị cườm nước có mổ được không? Phẫu thuật có an toàn?

Ngày đăng bài: 06:28 29/03/2024

Bệnh cườm nước là một bệnh lý liên quan đến tăng nhãn áp, diễn ra rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến thị lực, gây mù vĩnh viễn ở người bệnh. Vậy mắc bệnh cườm nước có mổ được không và có những phương pháp phẫu thuật nào? Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả kiểm tra, chẩn đoán để tư vấn cho người bệnh cách điều trị hiệu quả nhất.

Mắt bị cườm nước có mổ được không

Hiểu rõ bệnh cườm nước là gì?

Bệnh cườm nước (glaucoma), hay còn được gọi là tăng nhãn áp glocom hay thiên đầu thống, là tình trạng thủy dịch được sản sinh bởi thể mi sau mống mắt không thể thoát ra ngoài qua các ống dẫn lưu mà tích tụ lại trong mắt, làm tăng áp lực lên dây thần kinh thị giác. (1)

Bệnh cườm nước thường gây ra các triệu chứng như đỏ mắt, đau mắt dữ dội, suy giảm thị lực, giãn đồng tử, nhạy cảm với ánh sáng,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cườm mắt có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.

Tìm hiểu thêm: Bệnh cườm nước có trị được không?

Bệnh cườm nước có mổ được không?

Mắt bị cườm nước có mổ được không? Thông thường, người bệnh chỉ cần sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hạ nhãn áp được chỉ định để cải thiện tình trạng cườm nước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần phải thực hiện các phương pháp phẫu thuật để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Tìm hiểu thêm: Bệnh cườm khô là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bệnh cườm nước có mổ được không?

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Bị bệnh cườm nước khi nào nên mổ?

Phẫu thuật thường không phải là phương pháp được chỉ định đầu tiên trong điều trị bệnh cườm nước. Bác sĩ chỉ yêu cầu phẫu thuật khi các phương pháp không mang lại hiệu quả, người bệnh không thể nhỏ mắt, mắt đã bị tổn thương nặng hoặc gặp các biến chứng khác. Lúc này, phẫu thuật sẽ được áp dụng để giữ phần thị lực còn lại cho người bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cườm nước nếu bị tăng nhãn áp đóng góc thì cần phải thực hiện cấp cứu và hội chẩn để phẫu thuật hạ nhãn áp bằng cách tạo đường thoát thủy dịch trong mắt.

Tìm hiểu thêm: Mổ cườm nước bằng laser phục hồi thị lực nhanh chóng ra sao?

Các phương pháp mổ cườm nước

Bệnh cườm nước có mổ được không và có thể mổ theo phương pháp nào? Dựa trên tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể tư vấn để tiến hành một số hình thức phẫu thuật phù hợp.

1. Mổ cườm nước bằng tia laser

Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành tạo nhiều lỗ nhỏ để tạo vị trí cho thủy dịch thoát ra ngoài. Hình thức này được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh tăng nhãn áp góc mở, thường được tiến hành trong 15 phút và ít để lại biến chứng.

Tùy nhiên, mổ bằng tia laser chưa thể điều trị hoàn toàn và bệnh cườm nước vẫn có thể tái phát sau 2 – 5 năm, đòi hỏi người bệnh phải phẫu thuật lại hoặc sử dụng một số loại thuốc điều trị.

Xem thêm: Chi phí mổ cườm khô giá bao nhiêu? Quy trình chuẩn bị phẫu thuật?

2. Phương pháp cắt bè củng giác mạc

Đây là phương pháp mổ mắt và bỏ một phần nhỏ của mống mắt, từ đó tạo kênh đưa thủy dịch tích tụ trong mắt thoát ra ngoài để điều trị bệnh cườm nước. Người bệnh thường không cần dùng thêm thuốc điều trị sau khi phẫu thuật.

3. Phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch

Bác sĩ có thể tiến hành mổ mắt và cấy ghép các ống thoát thủy dịch thường được làm bằng chất liệu silicon, giúp tạo một kênh để thủy dịch thoát ra ngoài dễ dàng hơn, giảm áp suất trong mắt. Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh thường phải đeo băng mắt và được theo dõi trong vài tuần. (2)

Điều kiện để phẫu thuật cườm nước là gì?

Người bệnh cườm nước có mổ được không và cần đáp ứng những điều kiện nào? Khi bệnh cườm nước đã phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng và người bệnh có các vấn đề sau có thể sẽ được tiến hành phẫu thuật với phương pháp phù hợp:

  • Người bệnh bị cườm nước góc đóng nguyên phát, các góc đóng hơn 180 độ.
  • Người bệnh bị cườm nước bẩm sinh.
  • Người bệnh bị bệnh glocom tân mạch.
  • Người bệnh bị nghẽn đồng tử do dính mống mắt.
  • Người bệnh bị cườm nước thứ phát đi kèm với các bệnh lý như hội chứng nội mô giác mạc mống mắt (ICE),…
  • Người bệnh bị cườm nước sau khi gặp chấn thương ở mắt hoặc do biến chứng của phẫu thuật thuỷ tinh thể, phẫu thuật dịch kính – võng mạc,..

Xem thêm: Cườm nước và cườm khô: Phân biệt như thế nào?

Điều kiện để phẫu thuật cườm nước là gì?

Trong một số trường hợp, người bệnh bị cườm nước cần phải thực hiện phẫu thuật để điều trị

Trường hợp nào không thể thực hiện phẫu thuật

Nếu bạn thắc mắc mắt bị cườm nước có mổ được không thì phương pháp phẫu thuật tuy có thể được áp dụng nhưng chống chỉ định thực hiện đối với một số trường hợp sau:

  • Mắt bị viêm nhiễm cấp tính.
  • Trường hợp viêm loét, phù, trầy xước giác mạc,…
  • Kết mạc nhiều xơ sẹo gây dính.
  • Người bệnh mắc các bệnh lý khác nên không đủ điều kiện để phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, kiểm tra tiền sử bệnh án để xác định xem người bệnh có phù hợp với phương pháp phẫu thuật hay không.

Tìm hiểu thêm: Bệnh cườm nước có lây không? Lây qua những con đường nào?

Chăm sóc người bệnh sau khi mổ cườm nước như thế nào?

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bạn cần lưu ý những điều sau để giúp việc hồi phục diễn ra hiệu quả và hạn chế các biến chứng.

1. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt

Sau khi phẫu thuật mắt, việc ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dưỡng chất cho mắt nói riêng, cơ thể nói chung sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi tốt hơn. Dưới đây là những loại thực phẩm cần bổ sung sau khi phẫu thuật:

  • Beta-carotene là một chất có thể thành vitamin A rất cần thiết cho việc bảo vệ võng mạc, tăng cường thị lực. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại thực phẩm sáng màu như cà rốt, ớt chuông, táo, cà chua,…
  • Vitamin C: Đây là loại vitamin có nhiều trong cam, chanh, ổi, bưởi, kiwi,… cần thiết cho việc bảo vệ thủy tinh thể và hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến cườm nước.
  • Lutein & Zeaxanthin là những chất chống oxy hóa và có thể tập trung dày đặc để bảo vệ võng mạc, hỗ trợ quá trình phục hồi của mắt. Các hợp chất này có thể chứa trong rau bina, cải bó xôi, cải brussels, bí đỏ, măng tây,…
  • Omega-3: Loại axit béo này không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể mà còn tăng độ ẩm cho mắt, hỗ trợ chống oxy hóa và hạn chế nguy cơ suy giảm thị lực.

Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo uống đủ nước trong ngày, tránh sử dụng các loại thức uống có cafein, bia rượu, nước ngọt có gas,… để hạn chế ảnh hưởng đến lưu thông máu và tránh viêm, sưng.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt

Những loại thực phẩm nên bổ sung để hỗ trợ quá trình phục hồi của mắt

2. Thay đổi thói quen sống

Không chỉ quan tâm đến vấn đề cườm nước có mổ được không, người bệnh còn phải lưu ý các phương pháp vệ sinh và bảo vệ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy thực hiện những điều dưới đây để tăng cường hiệu quả bảo vệ mắt:

  • Đeo kính bảo vệ mắt liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không để mắt tiếp xúc với nước, hóa chất tẩy rửa, xà phòng, dầu gội,… và không để bụi bẩn dính vào vùng mắt.
  • Không trang điểm ở vùng mắt.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử để giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh gây hại và không để mắt nhìn trực tiếp vào ánh sáng mạnh. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn để mắt có thể phục hồi sau phẫu thuật.
  • Tránh tham gia các hoạt động thể chất, mang vác vật nặng hoặc điều khiển phương tiện giao thông sau khi phẫu thuật.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt và tái khám định kỳ đúng lịch để bác sĩ kiểm tra tiến triển phục hồi của mắt sau phẫu thuật.

3. Nên đeo kính chống tia UV

Tia UV trong ánh nắng mặt trời nếu tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể ảnh hưởng đến giác mạc, võng mạc và dẫn đến nhiều biến chứng khác. Sau khi phẫu thuật, mắt vẫn còn yếu, dễ bị tổn thương và nhạy cảm với ánh sáng nên bạn cần lưu ý tránh ra ngoài nắng và đeo kính râm chống tia UV để bảo vệ mắt, đồng thời giúp che mắt khỏi khói bụi, gió,.. khi ra ngoài trời.

Bổ sung các dưỡng chất từ thiên nhiên cho đôi mắt

Ngoài việc lưu ý xem cườm nước có mổ được không và các phương pháp điều trị, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh lý này từ sớm. Chủ động bổ sung cho mắt những dưỡng chất từ thiên nhiên giúp bảo vệ mắt, hỗ trợ thị lực và làm chậm sự tiến triển của bệnh cườm nước.

Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử, đọc sách trong tình trạng thiếu ánh sáng,… có thể là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi bất thường của phân tử protein trong mắt dẫn đến bệnh cườm nước, làm tổn thương thủy tinh thể và gây ra các tật khúc xạ khiến tình trạng cườm nước thêm nghiêm trọng.

Tinh chất Broccophane chiết xuất từ một loại bông cải xanh giàu sulforaphane là một trong những dưỡng chất có thể giúp làm tăng Thioredoxin, được phát hiện bởi các nhà khoa học Mỹ. Lượng Thioredoxin tăng có thể chống oxy hóa, bảo vệ tế bào sắc tố võng mạc và thủy tinh thể từ các tác nhân gây hại, làm chậm quá trình lão hóa tế bào thị giác.

Viên uống bổ mắt Wit đến từ Mỹ với thành phần Broccophane và nhiều dưỡng chất có lợi cho mắt như Lutein, Zeaxanthin, Omega 3, vitamin A, C, E và khoáng chất Zn, Cu, Mg,… có khả năng bảo vệ mắt từ bên trong, hỗ trợ làm chậm tiến triển của các bệnh lý như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cườm nước; đồng thời hỗ trợ cải thiện thị lực và giảm các triệu chứng khô, nhức mỏi, chảy nước mắt,…

Bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ bảo vệ mắt từ bên trong

Bổ sung các dưỡng chất bảo vệ mắt từ bên trong để làm chậm tiến triển của bệnh cườm nước

Bệnh cườm nước có mổ được không? Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng của người bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp phẫu thuật phù hợp. Bạn nên lưu ý đến tình trạng của mắt sau khi phẫu thuật và duy trì các thói quen tốt cho mắt nhằm giúp việc hồi phục sau phẫu thuật đạt hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
07:55 09/04/2024
mua_wit