Cách phân loại đục thủy tinh thể và nhận biết bệnh

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục, gây suy giảm thị lực. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Tìm hiểu về các loại đục thủy tinh thể giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và có giải pháp can thiệp kịp thời. Có nhiều tiêu chí để phân loại đục thủy tinh thể, đánh giá dựa trên mức độ, nguyên nhân và vị trí, hình thái của bệnh.
Phân loại đục thủy tinh thể theo hình thái, vị trí
Dựa vào hình thái, vị trí của bệnh đục thủy tinh thể người ta phân thành:
1. Đục nhân
Đây là dạng đục thủy tinh thể thường gặp nhất. Nó bắt đầu ở nhân với sự xơ cứng và chuyển màu vàng quá mức tại vùng trung tâm gây ra tình trạng đục nhân thể thuỷ tinh.
Ở giai đoạn đầu, đục nhân gây một số tật khúc xạ ở mắt dẫn đến những triệu chứng như nhìn xa mờ. Đục nhân có thể xảy ra ở một mắt. Dạng này thường tiến triển chậm và phát triển trong nhiều năm.
Đục nhân thủy tinh thể thường xảy ra ở một mắt và tiến triển chậm trong nhiều năm
2. Đục vỏ (đục thể thuỷ tinh Morgagni)
Những người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể loại này. Đục thủy tinh thể vỏ bắt đầu từ các vết mờ hoặc vệt trắng ở ngoài của vỏ thủy tinh thể. Dạng đục vỏ này to ra dần và nhập vào nhau để tạo ra các vùng đục vỏ lớn hơn.
Khi toàn bộ vỏ từ bao tới nhân trở thành đục trắng gọi là đục thuỷ tinh thể chín. Đục vỏ thuỷ tinh thể luôn luôn ở hai mắt và thường không cân xứng. Triệu chứng sớm của bệnh đục thủy tinh thể vỏ là nhìn mờ, khó chịu với ánh sáng chói…
3. Đục bao sau
Những người bị tiểu đường hoặc cận thị nặng có nguy cơ cao mắc đục thủy tinh thể bao sau. Đục bao là vết đục nhỏ ở biểu mô và bao trước thể thuỷ tinh mà không ảnh hưởng đến lớp vỏ.
Đục thủy tinh thể bao sau gây ra trường hợp dù đã mổ và thay thủy tinh thể nhân tạo vẫn có khả năng bị mờ trở lại. Dạng đục thủy tinh thể này thường phát triển nhanh trong vòng vài tháng.
Theo các chuyên gia nhãn khoa, cách phân loại này giúp các bác sĩ đưa ra chỉ định để xác định kỹ thuật phẫu thuật thích hợp cũng như tiên lượng kết quả phẫu thuật.
Phân loại đục thủy tinh thể theo nguyên nhân
Tùy theo từng nguyên nhân, đục thủy tinh thể được xếp vào nhiều nhóm. Bước phân loại này rất quan trọng để tìm hướng cải thiện.
2.1. Tuổi tác
Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể gây ảnh hưởng tới dinh dưỡng cho thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể ở người già thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Không có tiền sử chấn thương hoặc các bệnh lý tại nhãn cầu hay toàn thân ảnh hưởng đến thủy tinh thể.
Ngoài ra tình trạng đục thủy tinh thể bẩm sinh cũng có thể xảy ra do chấn thương mắt trong quá trình sinh đẻ hoặc mẹ bầu bị nhiễm khuẩn trong lúc mang thai.
2.2. Đục thủy tinh thể do chấn thương
Có thể do tai nạn hoặc tiếp xúc với hóa chất, mảnh vỡ, bị thương do bỏng… dẫn đến đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc không xuất hiện cho đến nhiều năm sau đó.
Một số chấn thương ở mắt có thể gây ra tình trạng đục thủy tinh thể
2.3. Biến chứng của các bệnh lý
Nếu mắc tiểu đường hoặc cao huyết áp bạn có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể. Hầu hết đục thủy tinh thể do tiểu đường hoặc cao huyết áp thường tiến triển chậm và không cản trở thị lực sớm. Tuy nhiên, theo thời gian, đục thủy tinh thể sẽ khiến thị lực của bạn kém dần.
2.4. Do môi trường, nghề nghiệp
Những người làm việc trong môi trường độc hại, phải thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, tia hàn, tia X… có nguy cơ mắc phải đục thủy tinh thể. Ngoài ra, dân văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại… cũng làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do bức xạ sóng ngắn từ ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các loại thiết bị điện tử này.
2.5 Tác dụng phụ của thuốc
Thường xuyên sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến mắt như corticoid, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, các thuốc chống loạn nhịp (amiodarone) thuốc chống trầm cảm…
3. Phân loại đục thủy tinh thể theo mức độ
3.1. Theo độ cứng của nhân
Thông qua màu sắc của nhân thủy tinh thể phân thành:
- Độ 1: Nhân mềm, trong suốt hoặc hơi xám
- Độ 2: Nhân hơi cứng và chuyển sang màu xám hoặc xám vàng
- Độ 3: Nhân hơi cứng và chủ yếu có màu vàng
- Độ 4: Nhân cứng và có màu vàng hổ phách
- Độ 5: Nhân đã cứng hoàn toàn và chuyển sang màu nâu hoặc đen
3.2. Theo mức độ tiến triển
– Đục bắt đầu: Ở giai đoạn này thị lực của mắt vẫn đảm bảo, tuy nhiên khả năng thay đổi tiêu điểm giữa tầm nhìn gần và xa đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể thấy bắt đầu mờ, ánh sáng chói từ đèn pha, đèn led… khiến bạn cảm thấy khó chịu và mỏi mắt.
– Đục tiến triển: Tỷ lệ và thành phần các phân tử Protein bị biến đổi, khiến nó hơi mờ đục, đặc biệt là ở trung tâm. Nhân thủy tinh thể có màu trắng sữa hoặc màu hổ phách và tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, cản ánh sáng đến võng mạc và gây giảm thị lực. Ở giai đoạn tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể có thể mất vài tháng đến vài năm.
– Đục hoàn toàn: Các vùng đục đã trở nên rất cứng, dày đặc và lan rộng, làm suy giảm thị lực nghiêm trọng với các dấu hiệu như thị lực giảm nhiều, nhìn xa kém; có thể thấy những chấm đen trước mắt, nhìn màu không chuẩn; lóa mắt khi gặp cường độ mạnh…. Ở giai đoạn này nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây tăng áp lực trong mắt, gây ra bệnh tăng nhãn áp và mù lòa vĩnh viễn.
Đục thủy tinh thể hoàn toàn có thể gây mù lòa vĩnh viễn
4. Cách phòng ngừa đục thủy tinh thể từ sớm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Việt Nam tỷ lệ mù lòa do đục thủy tinh thể chiếm 70%. Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể chủ yếu là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo, tuy nhiên phương pháp này gây tốn kém nhiều thời gian, chi phí và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Do đó, cần chủ động thay đổi lối sống và chăm sóc mắt sớm từ bên trong là cách phòng ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả:
- Chủ động thăm khám tại các chuyên khoa mắt khi có những dấu hiệu ban đầu như: mỏi mắt, nhìn mờ, nhòe, nhức mắt, khô mắt, rát mắt…Đồng thời, nên duy trì khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần.
Chủ động khám mắt định kỳ là cách phòng ngừa đục thủy tinh thể hiệu quả
- Đeo kính khi ra ngoài để chống tia cực tím và hạn chế khói bụi, hóa chất.
- Từ bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Đây là 2 thủ phạm hàng đầu gây hại đối với sức khỏe nói chung và làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy thể.
- Người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định
- Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho mắt là cách đơn giản để giúp mắt luôn sáng khỏe và bảo vệ thủy tinh thể thông qua chế độ ăn uống. Một số thực phẩm tốt cho mắt như rau bina, khoai lang, dâu tây, bơ, cam quýt, ớt chuông, cải xoăn, bông cải xanh… Đồng thời hạn chế thức ăn cay, nóng, thực phẩm chế biến sẵn…
5. Chủ động phòng ngừa đục thủy tinh thể bằng dưỡng chất chuyên biệt
Cùng với thủy tinh thể, võng mạc tạo thành “cặp đôi” có vai trò quan trọng nhất đảm bảo thị lực cho mắt (thủy tinh thể là ống kính hội tụ ánh sáng, võng mạc là tấm phim). Theo các chuyên gia nhãn khoa, chăm sóc và bảo vệ đồng thời thủy tinh thể và võng mạc là giải pháp toàn diện giúp đảm bảo thị lực, phòng ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể và các bệnh lý về mắt nguy hiểm khác.
Nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất Broccophane (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) có khả năng tăng cường tổng hợp Thioredoxin tự nhiên – loại phân tử nhỏ có khả năng duy trì sự trong suốt của thủy tinh thể và giúp bảo vệ võng mạc hiệu quả trước các yếu tố gây hại cho mắt.
Tinh chất Broccophane thiên nhiên (có trong sản phẩm Wit) rất giàu Sulforaphane có tác dụng nuôi dưỡng bảo vệ mắt từ bên trong
Tinh chất Broccophane có trong WIT giúp tăng cường Thioredoxin ưu việt, bảo vệ hiệu quả thủy tinh thể và võng mạc, cải thiện thị lực. Nghiên cứu của ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) đã kết luận, sử dụng tinh chất Broccophane rất an toàn nhờ cơ chế chăm sóc, bảo vệ mắt từ gốc từ bên trong giúp tăng cường thị lực, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, các bệnh lý võng mạc giảm thiểu nguy cơ mù lòa.
Trên đây là tất cả những thông tin về cách phân loại đục thể mà bạn cần biết. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức đúng đắn hơn về bệnh mắt nguy hiểm này.