Mổ mắt viễn thị và 4 lựa chọn phẫu thuật bạn nên biết

Viễn thị là một trong những tật khúc xạ về mắt khá phổ biến, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, cả người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, nhu cầu điều trị là rất lớn, viễn thị có mổ được không, mổ mắt viễn thị bằng kỹ thuật nào, khi nào thì được mổ và cách chăm sóc mắt mổ ra sao để không bị tái viễn trở lại? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp thấu đáo trong bài viết này.
Mắt viễn thị có mổ được không?
Viễn thị tiếng Anh là Farsightedness (hoặc Hyperopia, Hypermetropia), là một tật khúc xạ khiến người bệnh có thể nhìn thấy những vật ở xa rất tốt nhưng lại khó khăn ở tầm nhìn gần. Điều này ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.
Cách khắc phục tạm thời là đeo kính để điều chỉnh tầm nhìn, thay đổi điểm hội tụ của ánh sáng khi vào mắt, cải thiện thị lực cho người bệnh. Tuy nhiên, về lâu dài, người bệnh sẽ đặt ra câu hỏi, mắt viễn thị có mổ được không, có thể điều trị hoàn toàn không. Câu trả lời là có. Ngày nay, bằng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, viễn thị có thể điều trị được.
Bằng sự tiến bộ của kỹ thuật, mắt viễn thị có thể điều trị hoàn toàn
4 phương pháp phẫu thuật viễn thị hiện nay
Phương pháp phẫu thuật cho người viễn thị cũng tương tự như người cận thị, giúp điều chỉnh độ cong của giác mạc bằng 4 phương pháp phổ biến sau đây:
Phẫu thuật LASIK (Laser-assisted in-situ keratomileusis)
Đây là phương pháp phổ biến, được nhiều người lựa chọn vì phương pháp phẫu thuật nhẹ nhàng, không đau, chỉ gây tê, nhanh chóng chỉ mất 2-5 phút mỗi mắt là thị lực có thể trở lại bình thường ngay trong ngày mà không cần phải nhập viện.
Phương pháp này được các bác sĩ tiến hành bằng công cụ tự động (microkeratome) tạo vạt giác mạc sang bên hoặc lật lên để lộ mô giác mạc bên dưới. Tiếp đó, dùng tia laser excimer để loại bỏ các lớp từ trung tâm giác mạc giúp điều chỉnh độ cong của giác mạc, định hình lại các lớp ngoài của giác mạc và dốc đường cong. Thời gian chiếu laser được tính bằng giây. Sau đó, đặt lại vạt giác mạc để che chở cho vết mổ, chúng tự định hình, và tự lành mà không cần khâu lại.
Phẫu thuật LASEK (Laser-assisted Subepithelial Keratomileusis)
Lasek là kỹ thuật tiên tiến trong phẫu thuật điều trị các tật khúc xạ ở mắt. Thay vì mổ nắp giác mạc như kỹ thuật lasik thì bác sĩ sẽ dùng Alcool để bóc một lớp vạt biểu mô. Sau đó dùng laser excimer để “gọt”, định hình lại lớp ngoài của giác mạc đúng như độ sai lệch khúc xạ của người bệnh.
Kỹ thuật Lasek và Lasik về cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở chỗ mổ cắt vạt. Ưu điểm của phương pháp Lasek là có thể mổ được mắt khô và có giác mạc mỏng, mà Lasik không thể làm được.
Phẫu thuật PRK (Photorefractive keratectomy)
Phương pháp này là tiền thân của thủ thuật Lasik, tuy nhiên khả năng phục hồi của PRK lâu hơn so với Lasik, nhưng chúng có một một số lợi thế hơn phương pháp Lasik cho một số bệnh nhân như: Độ sâu của điều trị laser thấp hơn nên thích hợp điều trị cho những bệnh nhân có giác mạc mỏng. Bệnh nhân có thể phải đeo một thấu kính tiếp xúc băng trong vài ngày sau khi phẫu thuật viễn thị.
Phẫu thuật CK (Conductive keratoplasty)
Phương pháp này được sử dụng năng lượng vô tuyến để tác dụng nhiệt cho những vị trí xung quanh giác mạc, mang lại hiệu quả như bọc nhựa bằng nhiệt. Độ cong của giác mạc phụ thuộc vào số lượng, khoảng cách của các điểm, cũng như cách giác mạc lành sau khi điều trị. Kết quả của phẫu thuật CK cũng không phải vĩnh viễn.
Khi nào bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật?
Mổ mắt viễn thị được chỉ định cho những trường hợp bị viễn thị từ +1 đến +10 D. Bệnh nhân trên 18 tuổi và có độ viễn ổn định.
Phẫu thuật mắt viễn thị chống chỉ định với những trường hợp bệnh nhân có bệnh cấp và mãn tính tại mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, Glaucoma, giác mạc hình nón hay những bệnh nhân đang có bệnh lý toàn thân có ảnh hưởng đến phẫu thuật, phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Bệnh nhân trên 18 tuổi, có độ viễn ổn định thì có khả năng được phẫu thuật mắt
Chăm sóc mắt sau phẫu thuật viễn thị
Mắt sau khi phẫu thuật cần lưu ý một số cách chăm sóc sau đây:
Cách chăm sóc mắt ngay sau khi mổ mắt viễn thị
- Trong vài giờ đầu sau khi phẫu thuật, thường có cảm giác cộm, khó chịu, và nhạy cảm với ánh sáng nên người bệnh cần để mắt nghỉ ngơi, và tuyệt đối không dụi mắt.
- Mắt sau khi phẫu thuật thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương không nên nheo mắt, chỉ được khép mở mắt hết sức nhẹ nhàng, nháy mắt…
Cách chăm sóc mắt sau phẫu thuật 1 tuần
Sau phẫu thuật 1 tuần, mắt còn khá nhạy cảm với ánh sáng, còn thấy mờ khi nhìn gần, phải mất một vài tuần sau mắt mới có thể hồi phục.
- Lúc này người bệnh cần hạn chế để mắt tiếp xúc với nguồn ánh sáng mạnh như: ánh nắng mặt trời, đèn cao áp, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy vi tính, điện thoại…
- Cần nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ, và cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ, không để đầu lọ thuốc chạm vào lông mi.
- Sử dụng kính bảo vệ mắt khi đi ngủ để tránh những tổn thương không đáng có cho mắt.
- Cần tái khám mắt theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Cách chăm sóc mắt sau phẫu thuật 1 tháng
- Tránh các hoạt động có nguy cơ nước vào mắt như: bơi lội, tắm hơi…
- Không nên trang điểm mắt (mascara, kẻ mắt nước…) trong vòng 1 tháng đầu khi phẫu thuật.
- Tránh để sữa tắm, xà bông dính vào mắt trong 1 tháng đầu.
- Sau phẫu thuật tuyệt đối không chơi các môn thể thao vận động mạnh, nên tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… Cần tham vấn ý kiến của bác sĩ khi muốn vận động mạnh trong 3 tháng đầu sau khi phẫu thuật mắt.
Cách chăm sóc mắt sau phẫu thuật 6 tháng
Đây là thời gian mắt đã phục hồi khá ổn định, tuy nhiên, để bảo vệ thị lực của mắt dài lâu, người bệnh cần lưu ý trong sinh hoạt và làm việc:
- Thường xuyên chớp mắt, và nhỏ nước mắt nhân tạo theo chỉ định của bác sĩ để giữ ẩm cho mắt.
- Giữ tư thế làm việc thoải mái, người làm việc với máy vi tính thì cần tuân thủ theo nguyên tắc giữ mắt cách màn hình máy vi tính 50-65cm, chỉnh màn hình trung tâm thấp hơn mắt 10-20cm, và điều chỉnh độ sáng/độ tương phản của màn hình phù hợp với thời điểm và môi trường khác nhau.
- Không ngồi quá lâu trước màn hình máy vi tính, nên áp dụng luật “20-20-20”, cứ 20 phút thì cho mắt phóng tầm mắt ra xa 20 feet (tương đương 6m), trong vòng 20 giây.
- Không nên thức khuya, và nên ngủ đủ giấc 7-8h/ngày.
Sau khi phẫu thuật mắt, cần dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi hợp lý
Ngoài chế độ sinh hoạt và làm việc thì sau khi phẫu thuật, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống, nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như: vitamin A, C, E, lutein, selenium có trong rau củ, cá, trứng, sữa, các loại hạt, trái cây… Cần khám mắt theo định kỳ (6 tháng/lần), tuy nhiên, nếu thấy mắt có hiện tượng bất thường như xốn, cộm, đau, chảy nước mắt, hay nhìn mờ đột ngột… thì cần thăm khám ngay.
Xem thêm: Mới mổ mắt xong nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Viễn thị có ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn, quá trình học tập và năng suất lao động và chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị bằng cách mổ mắt viễn thị, thì mọi người cần có ý thức bảo vệ mắt từ sớm, bên cạnh chế độ vận động, ăn uống, sinh hoạt khoa học thì mọi người nên chủ động cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt như tinh chất Broccophane có trong sản phẩm Wit.
Theo công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp gia tăng Thioredoxin một cách tự nhiên. Thioredoxin là một loại protein đặc biệt cho mắt, giữ vai trò quan trọng trong phản ứng sinh hóa, bảo vệ, nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong, hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm mờ, mỏi mắt.
Việc thiếu hụt thành phần này có thể dẫn tới các tật khúc xạ ở mắt tăng cao cũng như các bệnh lý về mắt có nguy cơ xuất hiện cao. Do đó, bên cạnh việc xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh cho đôi mắt thì việc chăm sóc – bảo vệ mắt giúp mắt được nuôi dưỡng từ bên trong bằng tinh chất Broccophane sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính, điện thoại, màn hình tivi, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) cũng như giúp mắt nhanh chóng phục hồi sau phẫu thuật chỉnh cận, giảm khả năng tái cận.