8 CÁCH TRỊ MỎI MẮT ĐƠN GIẢN DÂN VĂN PHÒNG NGỒI MÁY TÍNH CẦN BIẾT

Công việc văn phòng bắt buộc mắt phải tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại thông minh trong thời gian dài từ 8 – 12 giờ thậm chí lên đến 14 giờ/1 ngày dễ gây ra tình trạng mỏi mắt, khô mắt, chảy nước mắt sống. Dưới đây là 8 cách trị mỏi mắt mà dân văn phòng cần bỏ túi để giải cứu đôi mắt khỏi cảm giác khó chịu.
TÌNH TRẠNG NHỨC MỎI MẮT HIỆN NAY
Tình trạng nhức mỏi mắt khá phổ biến ở người làm văn phòng, khi học tập và làm việc, mắt phải tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, máy tính bảng…) trong thời gian dài với cường độ cao.
Ngoài ra, các yếu tố như thức khuya, không cho mắt nghỉ ngơi hợp lý hoặc làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng, chế độ dinh dưỡng không khoa học… cũng dẫn đến tình trạng nhức mỏi mắt làm ảnh hưởng đến công việc hằng ngày và chất lượng cuộc sống.
Mỏi mắt khi làm việc trước máy tính quá lâu
Tình trạng nhức mỏi mắt sẽ không quá nghiêm trọng, nếu các triệu chứng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Chỉ cần thay đổi lối sống và chăm sóc mắt đúng cách, tình trạng mỏi mắt sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu chủ quan để kéo dài trong thời gian dài mà không tìm cách trị nhức mỏi mắt sẽ dẫn tình trạng suy giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa.
Các triệu chứng thường đi kèm với triệu chứng nhức mỏi mắt thấy như:
- Mất tập trung khi nhìn
- Đau và khó chịu vùng quanh mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Tầm nhìn mờ, đôi khi có hiện tượng hoa mắt
- Chảy nước mắt sống
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NHỨC MỎI MẮT THƯỜNG GẶP
Nhức mỏi mắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân thường gặp như:
1. Khô mắt
Khô mắt (Dry eye) là tình trạng giác mạc khô do thiếu nước mắt, có thể do nước mắt được sản xuất không đủ và không ổn định do nhiều lý do khác nhau.
Mắt khô vì không sản xuất đủ nước mắt
Trước đây nguyên nhân gây khô mắt chủ yếu là do quá trình lão hóa và thường gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng khô mắt ngày càng trẻ hóa đặc biệt là dân văn phòng khi làm việc tiếp xúc quá nhiều ánh sáng xanh phát ra từ màn hình máy tính, điện thoại khiến mắt phải điều tiết liên tục dẫn đến tình trạng khô mắt.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh khô mắt như: cảm giác khô, cộm hoặc nóng rát ở mắt, đỏ, chảy nước mắt hoặc chảy chất nhầy khiến mắt bị “dính chặt” sau khi ngủ dậy. Nhiều người cũng có cảm giác có gì đó trong mắt hoặc mỏi mắt. Ngứa và nhạy cảm với ánh sáng cũng có thể xảy ra. Đôi khi còn xảy ra tình trạng khó khăn khi chạy xe vào ban đêm.
Thông thường, khô mắt có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng. Các bác sĩ nhãn khoa cũng sử dụng nhiều xét nghiệm bao gồm đo lượng nước mắt sản xuất và đánh giá cấu tạo của màng nước mắt để xác nhận chẩn đoán. Các xét nghiệm này dùng để loại trừ các vấn đề tiềm ẩn khác, chẳng hạn như viêm kết mạc, hoặc các bệnh về mắt khác.
Tình trạng khô mắt trong thời gian dài sẽ gây tổn thương giác mạc và là một triệu chứng trong hội chứng thị giác màn hình. Hội chứng thị giác màn hình bao gồm các triệu chứng mỏi mắt, nhức mắt, khô mắt, cảm thấy châm chích và khó chịu thường gặp khi mắt phải làm việc trước các thiết bị điện tử xuyên suốt gian dài.
2. Hội chứng thị giác màn hình
Hội chứng thị giác màn hình bao gồm cả hội chứng thị giác màn hình máy tính CVS (tiếng Anh là Computer Vision Syndrome) bao gồm một nhóm các biểu hiện liên quan đến mắt và thị lực bị ảnh hưởng sau khi sử dụng lâu các thiết bị có màn hình kỹ thuật số như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh… Các dấu hiệu phổ biến của CVS gồm mỏi mắt và nhức đầu, cũng có thể bị đau cổ, vai gáy do ngồi trong thời gian dài.
Mắt mỏi do điều tiết quá tải khi làm việc với màn hình máy tính
Màn hình máy tính và các màn hình của các loại thiết bị điện tử khác như: điện thoại, máy tính bảng, laptop, tivi… đều có chứa ánh sáng xanh nguy hại. Ánh sáng xanh gây hại cho mắt có bước sóng ngắn (từ 380-500nm) nhưng lại mang năng lượng rất cao, có khả năng tác động sâu vào đáy mắt và gây tổn thương tế bào võng mạc, đặc biệt là các lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.
Do đó, khi mắt tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính, tivi… sẽ khiến dễ dẫn đến hội chứng thị giác màn hình gồm các triệu chứng như mỏi mắt, mờ mắt, chảy nước mắt….
Theo thời gian, mắt dần bị suy yếu, nếu không được nghỉ ngơi hợp lý cũng như có biện pháp chăm sóc bảo vệ mắt phù hợp, có thể gây suy giảm thị lực và gây ra các bệnh mắt nguy hiểm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chỉ cần sử dụng các thiết bị công nghệ từ 3 giờ/ngày, nguy cơ các bệnh lý về mắt sẽ tăng cao, đặc biệt là hội chứng thị giác màn hình (CVS).
Tuy nhiên, trung bình mỗi người tại Việt Nam sử dụng máy tính khoảng 5h10 phút/ngày, xem tivi là 2h/ngày, điện thoại là 2h41 phút/ngày. Đặc biệt, với đối tượng là học sinh sinh viên và nhân viên văn phòng, những con số này có thể tăng lên gấp nhiều lần.
Ngoài ra, còn có các yếu tố gây ra hội chứng thị giác màn hình như:
- Mức sáng màn hình chói
- Làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng
- Ngồi không đúng tư thế khi làm việc
- Khoảng cách giữa máy tính và mắt quá ngắn
- Các vấn đề về thị lực khác chưa được điều trị
- Chớp mắt quá ít khi sử dụng máy tính
Phương pháp giúp hạn chế hội chứng thị giác màn hình:
- Áp dụng quy tắc 20:20:20, cụ thể, cứ sau 20 phút sau khi làm việc trước máy tính, điện thoại, hãy cho mắt nhìn xa vào khoảng cách ít nhất 20 feet (khoảng 6m) làm điều này trong ít nhất 20 giây.
- Phóng to văn bản trên màn hình máy tính hoặc thiết bị kỹ thuật số của bạn.
- Bật chế độ lọc ánh sáng xanh cho màn hình.
- Đặt màn hình sao cho tâm màn hình thấp hơn tầm mắt khoảng 4 đến 5 inch (khoảng 10-20 cm) và cách mắt 50 đến 60 cm.
Giữ khoảng cách an toàn với màn tính hạn chế tình trạng mỏi mắt
- Ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, không cúi sát vào màn hình…
- Nhớ chớp mắt thường xuyên.
- Cố định chiều cao ghế để bàn chân của bạn có vị trí thoải mái.
Nếu thực hiện những mẹo nhỏ trên sẽ giúp hình thành thói quen tốt, giảm tác động lên mắt, cải thiện hội chứng thị giác màn hình và tránh các bệnh về mắt.
3. Bệnh đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ trong suốt nằm sau mống mắt và trước khoang dịch kính có hai mặt lồi, được cấu tạo từ 3 phần chính đó là bao, vỏ và nhân. Thủy tinh thể là nơi ánh sáng đi ngang qua và hội tụ tại võng mạc, sau đó chuyển thành các tín hiệu điện năng dẫn qua dây thần kinh thị giác và truyền đến não giúp con người có thể nhận biết và nhìn thấy được mọi vật. Vì vậy, thủy tinh thể đóng một vai trò hết sức quan trọng trên cơ thể cần được bảo vệ. (1)
Đục thủy tinh thể (tiếng Anh là Cataract) là tình trạng thủy tinh thể trong suốt bị vẩn đục gây ra cảm giác khi nhìn sẽ có một lớp màn sương mờ trước mắt và gây rối loạn thị giác. Ở giai đoạn đầu sẽ không thấy triệu chứng gì vì chỉ có một vùng nhỏ thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên, càng ngày thủy tinh thể sẽ đục càng nhiều gây suy giảm thị lực và nếu không được can thiệp điều trị có thể gây ra mù lòa. Thủy tinh thể sẽ xuất hiện ở cả 2 mắt nhưng mức độ bị đục sẽ khác nhau.
Thủy tinh thể bị đục do quá trình lão hóa
Các dấu hiệu và triệu chứng của đục thủy tinh thể bao gồm:(2)
- Mắt nhìn mờ, mỏi mắt
- Khó nhìn hoặc di chuyển ngoài trời vào ban đêm
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng
- Dấu hiệu nhìn đôi
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể bao gồm:
- Hút thuốc lá quá nhiều
- Béo phì
- Huyết áp cao
- Đã từng chấn thương hoặc viêm mắt trước đây
- Sử dụng các loại thuốc có corticosteroid kéo dài
- Uống quá nhiều bia, rượu
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể
Khám mắt thường xuyên: Khám mắt định kỳ giúp phát hiện các vấn đề mắt đang gặp phải và phát hiện bệnh đục thủy tinh thể một cách sớm nhất.
Lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh bổ xung nhiều trái cây và rau quả. Ăn thật nhiều các loại thực phẩm tốt cho mắt như: cá hồi, súp lơ, cà rốt, trứng, sữa,…
4. Bệnh thoái hoá điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng (tiếng Anh gọi là AMD: Age Macular Degeneration) là một bệnh mãn tính về mắt xuất hiện khi quá trình lão hóa tại điểm vàng trên võng mạc diễn ra làm mờ thị lực trung tâm.
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh chỉ làm giảm khả năng nhìn trong điều kiện thiếu ánh sáng. Nếu không được phát hiện và chữa trị lâu dần sẽ xuất hiện triệu chứng nhìn mờ, hình ảnh bị bẻ cong, nặng có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực.
Mắt bị thoái hóa điểm vàng gặp khó khăn khi nhìn mọi vật
Có 2 loại AMD: khô và ướt.
- Thoái hóa hoàng điểm thể khô: khi điểm vàng trở nên mỏng dần theo tuổi tác chiếm khoảng 85 – 90%. Bệnh tiến triển âm thầm trong 5-10 năm trước khi xảy ra các triệu chứng cụ thể. Đầu tiên có hiện tượng lắng đọng các chất lipid, protein do chuyển hóa tồn đọng gây cản trở việc cung cấp máu và dưỡng chất cho các tế bào nuôi dưỡng võng mạc hay còn gọi là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, gây thoái hóa và chết các tế bào này, làm cho các tế bào cảm thụ ánh sáng hình que và nón cũng chết theo, khiến thị lực trung tâm của mắt mờ dần. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thị lực trung tâm sẽ xuất hiện một vết mờ. Theo thời gian, AMD khô sẽ khiến nhiều tế bào hoàng điểm bị tổn thương và gây mất thị lực.
- Thoái hóa hoàng điểm thể ướt là một loại AMD muộn ít phổ biến, chiếm khoảng 10 -15%. Tuy nhiên, tính chất bệnh nghiêm trọng hơn AMD thể khô, thị giác của người bệnh bị giảm đột ngột và nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Bất kỳ giai đoạn nào của AMD thể khô đều có thể biến thành AMD thể ướt — nhưng AMD thể ướt luôn là giai đoạn cuối. AMD thể ướt xảy ra khi các mạch máu bất thường phát triển ở phía sau mắt và làm hỏng điểm vàng. Tin tốt là có các lựa chọn điều trị cho AMD thể ướt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ
Nguyên nhân thoái hóa điểm vàng vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên, bệnh xuất hiện nhiều ở người già, người hút thuốc lá, người béo phì, tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử, và có khả năng di truyền cao khi người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn bị AMD, bạn có 50% nguy cơ mắc bệnh này.
Các triệu chứng của thoái hóa điểm vàng bao gồm:
- Giảm khả năng nhìn rõ khuôn mặt người khác
- Đọc sách cảm thấy khó chịu dù đã đeo kính
- Giảm tầm nhìn vào ban đêm
- Khi bạn nhìn vào đường thẳng nhưng mắt lại xuất hiện những đường lượn sóng
- Xuất hiện vùng tối hoặc điểm mù ở trung tâm nhìn
- Gặp các vấn đề trong việc nhìn và nhận diện màu sắc
- Đôi khi, xuất hiện tình trạng nhức mỏi mắt do mắt phải điều tiết liên tục
Xem thêm: 10 cách phòng ngừa thoái hóa điểm vàng hiệu quả đúng khoa học
HƯỚNG DẪN CÁCH TRỊ MỎI MẮT HIỆU QUẢ GIÚP ĐÔI MẮT KHỎE MẠNH
Ngày nay, máy tính, điện thoại trở thành vật bất ly thân của nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng. Nếu bạn không thể tách rời chúng hãy bỏ túi ngay 8 cách trị mỏi mắt dưới đây các chuyên gia khuyến nghị:
1. Tập thể dục cho mắt
Tập thể dục hằng ngày cho mắt là một trong những cách trị mỏi mắt đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay khi có cảm giác khó chịu. Sau đây là một số bài tập dành cho mắt bạn nên luyện tập:
- Tạo thói quen chớp mắt thường xuyên: Trung bình một người có thể chớp mắt 15-20 lần/ phút. Nhưng khi mắt nhìn tập trung vào màn hình máy tính xuyên suốt sẽ làm giảm đi số lần chớp mắt và làm cho mắt bị căng thẳng gây mỏi mắt. Do đó, bạn nên chớp mắt thường xuyên để mắt có những nhịp nghỉ, và cấp ẩm cho đôi mắt.
- Tập yoga cho mắt: tập yoga giúp cho cơ mắt được thả lỏng giúp trị mỏi mắt đồng thời còn có thể cải thiện khả năng tập trung. Bạn có thể làm theo các bước sau đây và lập lại nhiều lần để cải thiện tình trạng mỏi mắt.
- Đưa bàn tay trái của bạn ra xa hết mức có thể và giơ ngón tay cái lên.
- Mắt nhìn thẳng về phía trước. Tập trung nhìn thẳng vào ngón tay cái.
- Di chuyển cánh tay của bạn từ từ sang bên phải càng xa càng tốt, đồng thời mắt cũng nhìn theo ngón tay cái của bạn. Tương tự như vậy đưa cánh tay của bạn sang bên trái giữ nguyên tư thế cổ, mắt nhìn theo ngón tay cái.
- Thực hiện động tác này nhiều lần để đạt hiệu quả tốt.
- Áp tay vào mắt trong vài giây: xoa hai lòng bàn tay của bạn vào nhau tạo ra ra nhiệt độ ấm, sau đó áp lên mắt từ 3 – 5 giây. Điều này sẽ giúp mắt nhanh chóng được thả lỏng nhờ hơi ấm từ lòng bàn tay, tạo cảm giác dễ chịu giúp chữa mỏi mắt ngay lập tức.
Xem thêm: 12 bài tập cho mắt giúp thư giãn mắt hiệu quả ngay tại nhà
2. Massage mắt đúng cách
Massage mắt đúng cách giúp thư giãn các dây thần kinh quanh mắt được thư giãn. Dưới đây là các bước giúp bạn massage mắt đúng cách.
- Bước 1: Nhắm mắt lại sau đó dùng các đầu ngón tay của ngón trỏ và ngón giữa đặt lên mắt và chuyển động xoay tròn vùng hốc mắt sau đó, massage dọc xuống phía mũi.
- Bước 2: Dùng ngón tay cái nhấn vào điểm ngay dưới đầu chân mày và dùng ngón trỏ nhấn vào điểm đuôi chân mày cùng lúc và song song cả 2 mắt và giữ trong 3 giây.
Massage mắt đúng cách là cách chữa mỏi mắt hiệu quả
- Bước 3: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào khu vực phía trên của đầu mắt nhắm nhẹ sau đó thả ra, lập lại 5 lần sẽ giúp bạn giảm áp lực giữa hai mắt.
- Bước 4: Sử dụng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vùng thái dương ở cả hai bên sau đó massage xoay tròn khoảng 1 phút sẽ giúp giảm căng thẳng ở vùng thái dương của bạn.
Massage vùng thái dương giúp mắt được thư giãn
3. Chườm ấm mắt mỗi ngày
Sau những giờ làm việc căng thẳng, mắt phải tiếp xúc với ánh sáng xanh nguy hại, tia UV và khói bụi, do đó, việc chườm ấm cho mắt là một cách trị mỏi mắt hết sức cần thiết để mắt được nghỉ ngơi và phục hồi lại năng lượng.
Bạn có thể chườm ấm cho mắt bằng cách sử dụng một khăn bông nhỏ, ngâm khăn vào nước ấm, không quá nóng, sau đó vắt nhưng đảm bảo khăn vẫn còn đủ độ ẩm. Tiếp đến là đắp khăn lên mắt và nằm thư giãn khoảng 5 – 10 phút.
4. Bổ sung vitamin tốt cho mắt
Ngoài việc chăm chỉ luyện tập và hình thành các thói quen tốt cho mắt thì nên bổ sung các chất dinh dưỡng dành cũng là cách chữa nhức mỏi mắt cần quan tâm. Sau đây là một số vitamin tốt cho mắt bạn có thể tham khảo:
- Vitamin A: Vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với mắt, chúng tạo ra những sắc tố trong võng mạc và thúc đẩy tầm nhìn của chúng ta tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Vitamin A giúp bảo vệ và duy trì giác mạc, kết mạc. Ngoài ra, chúng cũng là một trong những thành phần cấu tạo phim nước mắt và giúp lớp màng này dính vào bề mặt giác mạc. Bạn có thể có cung cấp vitamin A có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, sữa, rau củ quả, trái cây.
- Vitamin B2: nếu thiếu vitamin B2 sẽ dẫn đến thiếu riboflavin làm cho mắt mệt mỏi và nhạy cảm với ánh sáng do quá trình trao đổi sắc ở võng mạc bị chậm lại. Vitamin B2 có nhiều trong các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, hạt hạnh nhân; các loại nấm; các loại cá, súp lơ xanh.
- Vitamin C: làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể và làm chậm quá trình oxy hóa, từ đó có thể làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng và giảm thị lực do tuổi tác. Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, dâu tây, đu đủ, ớt xanh và cà chua hoặc có thể bổ sung bằng cách sử dụng vitamin C dạng sủi theo liều hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Ngoài một số vitamin cần thiết cho mắt trên, bạn cũng nên bổ sung các loại dưỡng chất cho mắt để cải thiện hiệu quả tình trạng nhức mỏi mắt như:
- Lutein & Zeaxanthin: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy Lutein và Zeaxanthin làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về mắt. Việc thiếu hụt Lutein và Zeaxanthin có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Lutein và Zeaxanthin có nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm như bông cải xanh, ngô, đậu Hà Lan hoặc trái cây như hồng và quýt.
- Axit béo thiết yếu: Omega – 3 được biết đến là một axit rất quan trọng cho sự phát triển thị giác và chức năng võng mạc. Omega – 3 được tìm thấy nhiều nhất trong cá hồi, cá ngừ… và được coi là nguồn cung cấp axit béo tốt nhất, giúp cho mắt tăng cường sản xuất nước mắt và đồng thời, giúp mắt sáng khỏe tinh anh.
Các thực phẩm cung cấp Omega -3
- Kẽm: Các triệu chứng suy giảm thị lực như khó nhìn vào ban đêm, nhìn mờ, đục thủy tinh thể có thể liên quan đến tình trạng thiếu kẽm. Vì vậy bổ sung kẽm cũng chính là một cách trị mỏi mắt, kẽm có trong các thực phẩm như hàu và các loại động vật có vỏ khác, cũng như các loại hạt và hạt.
- Xem thêm: 7 loại vitamin tốt cho mắt giúp mắt sáng khỏe
5. Làm việc trong môi trường đủ ánh sáng
Yếu tố ánh sáng tác động không nhỏ đến mắt. Học tập và làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng sẽ gây hại cho mắt. Vì vậy chúng ta cần chọn nơi có đầy đủ ánh sáng. Bạn nên ưu tiên làm việc dưới ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. Nếu trong điều kiện không có ánh sáng tự nhiên bạn nên tìm nơi có ánh sáng đủ mạnh. Bạn cũng nên lựa chọn các thiết bị đèn để bàn giúp bảo vệ mắt.
Làm việc dưới ánh sáng tự nhiên là cách chữa mỏi mắt hiệu quả
6. Sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian hợp lý
Nguyên nhân chính của tình trạng nhức mỏi mắt là nhìn vào màn hình máy tính quá lâu vì vậy để chữa nhức mỏi mắt chúng ta cần giảm số giờ sử dụng các thiết bị thông minh. Có thể thay thế việc đọc sách trực tuyến thành sách giấy, sắp xếp thời gian làm việc phù hợp tránh tình trạng mắt tiếp xúc quá lâu với màn hình.
7. Sử dụng hỗ trợ nước mắt nhân tạo
Khô mắt là một trong những nguyên nhân gây ra mỏi mắt. Tình trạng khô mắt diễn ra là do quá trình sản xuất nước mắt bị thiếu vì thế ta có thể cần cung cấp nước mắt nhân tạo.
Nước mắt nhân tạo có thành phần chính là Hydrogel, các hoạt chất khác như carboxymethyl cellulose, hypromellose, polyethylene glycol…thay thế cho nước mắt tự nhiên, chữa mỏi mắt cung cấp chất bôi trơn cho mắt, kịp thời bổ xung nước, duy trì độ ẩm cho nhãn cầu.
Nước mắt nhân tạo giúp bôi trơn và cung cấp độ ẩm cho mắt
Nước mắt nhân tạo là sản phẩm hỗ trợ từ bên ngoài nên khi sử dụng cần lưu ý về liều lượng và cách dùng, cũng như thời gian điều trị. Một số loại nước mắt nhân tạo có chứa chất bảo quản dùng lâu dài sẽ gây tình trạng mất ổn định màng phim nước mắt và độc tế bào mắt. Ngoài ra, một số loại nước mắt nhân tạo có độ nhớt quá cao cũng có thể gây kích ứng khi sử dụng. Do đó, trước khi sử dụng nước mắt nhân tạo bạn nên đến bệnh viện khám nhãn khoa và xin ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, cần lưu ý, việc sử dụng nước mắt nhân tạo chỉ là phương pháp tạm thời để hỗ trợ cải thiện tình trạng nhức mỏi mắt. Giải pháp khoa học được các chuyên gia đưa ra là chúng ta cần tìm các sản phẩm bổ sung dưỡng chất chuyên biệt từ sâu bên trong cho mắt.
Wit hỗ trợ cải thiện tình trạng mỏi mắt từ sâu bên trong.
Các chuyên gia Nhãn khoa đầu ngành cho biết, nguyên nhân khiến mắt bị lão hóa là do thói quen xấu khi làm việc, học tập và sinh hoạt làm cho đôi mắt bị vắt kiệt sức. Đặc biệt, thời đại 4.0, chúng ta phải làm việc, tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử nhưng lại thiếu sự chăm sóc mắt khiến mắt thiếu hụt Thioredoxin – là một phân tử có trọng lượng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng như giữ gìn, bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc của mắt, truyền tín hiệu đến các tế bào giúp chúng ta nhìn rõ và nhận biết màu sắc. Thiếu hụt Thioredoxin có thể dẫn tật khúc xạ ở trẻ em tăng lên, tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể và một số bệnh lý khác ở mắt. Đồng thời, gây ra các triệu chứng khó chịu ở mắt như: đau nhức mắt, mỏi mắt, mờ mắt, chảy nước mắt sống…
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra tinh chất Broccophane từ thiên nhiên được tinh chiết từ một loại bông cảnh xanh (tên khoa học là Broccoli) giúp tối ưu trong việc gia tăng tổng hợp Thioredoxin – giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể.
Tinh chất Broccophane thiên nhiên trong bông cải xanh
Nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ – Johns Hopkins cho thấy sử dụng các sản phẩm có chứa Broccophane có tính an toàn, làm chậm quá trình đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, từ đó ngăn ngừa khả năng mù lòa. Bảo vệ mắt, nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong, hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm mờ, mỏi mắt.
Nghiên cứu còn phát hiện Broccophane giúp tăng đáng kể tỷ trọng Thioredoxin ở tế bào võng mạc sau 6 và 12 giờ sử dụng Broccophane lần lượt là 3 và 3,5 lần. Giảm tổn thương tế bào võng mạc do tác động của các chất oxy hóa từ 48% xuống còn 14%.
Thành phần viên uống bổ mắt WIT
Bảng thành phần Wit
BroccoPhane (contain Sulforaphane) (100% Natural Extract from Broccoli Sprout) |
5000mcg |
Tagetes Erecta Extract (contain Lutein, Zeaxanthin) |
100mg |
NovoOmega (Omega-3) |
65mg |
Bilberry Extract PE 5:1 |
100mg |
Black Currant Extract PE 4:1 |
100mg |
Beta Carotene, Vitamin C, Vitamin E, Zinc, Copper Gelatin |
205mg |
Gelatin, Magnesium Stearate Vừa đủ 1 viên |
Liều dùng và hướng dẫn sử dụng
Đối tượng sử dụng
- Dùng cho người trên 12 tuổi.
Liều dùng
- Uống 1 viên/ngày (sau ăn sáng hoặc trưa).
- Nên dùng thường xuyên.
Hạn sử dụng
- 3 năm kể từ ngày sản xuất
- Cụ thể xem dưới đáy hộp
Ngoài việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ dành riêng cho mắt để có một đôi mắt sáng khỏe thì cách trị mỏi mắt hiệu quả nhất mà bên cần lưu ý chính là thay đổi lối sống. Xây dựng một lối sống lành mạnh, tạo những thói quen tốt tránh cho mắt tiếp xúc với các tác nhân gây hại giúp mắt được bảo vệ và khỏe mạnh.