Chớp mắt thấy đau và 11 nguyên nhân có thể bạn chưa biết

Chớp mắt thấy đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và có những trường hợp cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về những lý do phổ biến khiến bạn cảm thấy đau khi chớp mắt và gợi ý cách khắc phục hiệu quả giúp bảo vệ, đồng thời nâng cao sức khỏe cho đôi mắt một cách tốt nhất.
Chớp mắt thấy đau là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng về mắt
Chớp mắt thấy đau là gì?
Chớp mắt thấy đau là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Có thể không phải là bệnh lý, nhưng nếu gặp phải hiện tượng này, bạn cần cảnh giác nguy cơ mắc bệnh về mắt.
Cảm giác đau có khi xảy ra trên toàn bộ mắt nhưng cũng có khi chỉ diễn ra tại một vùng (điểm) cụ thể của mắt, chẳng hạn như khóe mắt hoặc mí mắt. Cơn đau có thể tự biến mất trong thời gian ngắn và không có gì đáng lo ngại.(1)
Tuy nhiên, có những trường hợp chớp mắt bị đau là dấu hiệu của một vấn đề hoặc bệnh lý nghiêm trọng. Để bao quát được hết những nguy cơ khiến mắt đau khi chớp (nháy), chuyên gia WIT đã tổng hợp lại 11 nguyên nhân phổ biến để mọi người dễ dàng theo dõi và nắm bắt.
11 nguyên nhân thấy đau khi chớp mắt
Không chỉ các mảnh vụn gồm bụi bẩn, đất cát… mắc vào mắt mới gây đau khi chớp, mà khi có một chấn thương hoặc bệnh lý ở mắt cũng dẫn đến chớp mắt thấy đau, cụ thể như sau:
1. Chấn thương mắt
“Cửa sổ tâm hồn” của chúng ta rất dễ bị tổn thương, gây đau khi chớp mắt. Trong đó, trầy xước giác mạc do cọ xát hoặc chạm vào mắt là loại chấn thương phổ biến nhất. Bên cạnh đó, mắt cũng có thể bị bỏng khi tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím từ mặt trời hoặc một số hóa chất như:
- Bỏng kiềm: Đây là loại bỏng nặng nhất và thường do các sản phẩm tẩy rửa có chứa amoniac, xút (NaOH) hoặc vôi gây ra.
- Bỏng axit: Trường hợp này không nghiêm trọng như bỏng kiềm, thường do giấm hoặc một số loại chất đánh bóng có chứa axit flohydric gây ra.
- Bỏng chất gây kích ứng: Bỏng chất kích ứng từ nước tẩy rửa hoặc bình xịt hơi cay hiếm khi gây hại cho mắt, nhưng sẽ làm mắt khó chịu.
2. Lẹo mắt
Lẹo mắt là khi các nang lông mi hoặc tuyến dầu trên mí mắt bị nhiễm trùng sưng lên, làm cho bạn chớp mắt thấy đau. Hầu hết các nốt lẹo là do vi khuẩn tụ cầu như Staphylococcus Aureus gây ra, có thể lây lan cho người khác khi tiếp xúc gần.(2)
3. Viêm kết mạc
Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ thường xảy ra do nhiễm trùng hoặc dị ứng với phấn hoa, mạt bụi, lông vật nuôi… Khi bị viêm, các mạch máu ở kết mạc có thể bị sưng lên, làm cho phần lòng trắng của mắt đỏ, ngứa và đau khi chớp mắt.
Mắt bị đau khi chớp có thể do bệnh lý viêm kết mạc gây ra
4. Viêm tuyến lệ (ống dẫn nước mắt)
Tuyến lệ có thể bị tắc nghẽn bởi có các mảnh vụn trong mắt. Khi bị tắc, tuyến lệ rất dễ bị nhiễm trùng do hoạt động của vi khuẩn và điều này khiến khóe mắt bị đau mỗi lần chớp mắt.
5. Viêm bờ mi
Viêm bờ mi trên hoặc dưới chủ yếu là do tuyến dầu trong nang lông mi bị tắc nghẽn hoặc một số tình trạng nhất định ở da, chẳng hạn như viêm da tiết bã. Điều này có thể gây sưng, ngứa mí mắt, đỏ, chảy nước mắt, cảm giác nóng và chớp mắt thấy đau.
6. Viêm xoang
Xoang là những hốc nhỏ xung quanh mắt và mũi. Khi các xoang bị viêm có thể gây đau khi chớp mắt kèm theo các hiện tượng khác như nghẹt mũi, căng da mặt, đau đầu…
7. Viêm dây thần kinh thị giác
Khi dây thần kinh thị giác bị viêm sẽ làm gián đoạn việc truyền thông tin thị giác giữa mắt và não. Chính sự gián đoạn này sẽ gây đau khi mắt di chuyển hoặc mí mắt cử động chớp/ nháy. Nguy hiểm hơn, bệnh lý viêm dây thần kinh thị giác có thể gây mất thị lực tạm thời và làm giảm khả năng xác định màu sắc.
8. Hội chứng khô mắt
Hội chứng khô mắt hay bệnh khô mắt là hậu quả của việc gián đoạn quá trình sản xuất nước mắt, khiến mắt bị khô và dễ kích ứng. Ngoài triệu chứng khô rát và khó chịu, nếu mắt không được cung cấp đủ loại “dung dịch làm sạch” đặc biệt này, bạn sẽ cảm thấy đau khi chớp mắt.
9. Viêm giác mạc
Giác mạc là lớp trong suốt bao phủ đồng tử và mống mắt. Khi giác mạc bị vi khuẩn hoặc virus tấn công sẽ gây viêm. Viêm giác mạc khiến bạn cảm thấy như có sạn hoặc cát dính trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng và đau rát, buốt khi chớp mắt.
10. Cường giáp
Bệnh Graves là một bệnh cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) phổ biến. Người bệnh cường giáp có thể bị viêm trong và xung quanh mắt, từ đó dẫn tới hiện tượng đau khi chớp mắt. Cùng với chớp mắt thấy đau, bệnh nhân cường giáp còn xuất hiện các biểu hiện, bao gồm: Lo lắng, ngứa ngáy, thay đổi tâm trạng, khó ngủ và hay khát nước…
11. Mảnh vụn rơi vào mắt
Nếu một vật thể lạ lọt vào mắt, kể cả chỉ là mảnh vụn nhỏ bằng sợi lông mi cũng có thể gây kích ứng giác mạc và mí mắt trong. Những lúc bị mảnh vụn rơi vào mắt, bạn sẽ ngay lập tức bị chảy nước mắt và đau khi chớp mắt.
Bụi rơi vào mắt cũng có thể khiến mắt bị đau nhức, khó chịu
Ngoài ra, chớp mắt thấy đau còn do một số nguyên nhân khác như: đau đầu cụm, loạn thị, bệnh tăng nhãn áp, kính áp tròng không phù hợp… Tất cả mọi người không nên chủ quan nếu chớp mắt thấy đau, ngay cả khi mức độ đau không nghiêm trọng.
Chớp mắt thấy đau khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo, trong mọi tình huống, khi mắt chớp hay di chuyển thấy đau đều cần đến bệnh viện thăm khám sớm. Tốt nhất nên đến gặp bác sĩ nếu dấu hiệu chớp mắt thấy đau không thuyên giảm trong vòng 48 giờ, mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Nếu mắt chớp bị đau đi kèm theo các triệu chứng dưới đây, bạn phải đến bệnh viện nhãn khoa điều trị ngay lập tức:
- Đau không chịu nổi.
- Suy giảm thị lực.
- Đau dữ dội khi chạm vào mắt.
- Nôn mửa hoặc đau bụng.
- Rối loạn thị giác, xuất hiện quầng sáng như đèn nhấp nháy.
- Khó nhắm mắt hoàn toàn vì mắt bị lồi ra ngoài.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Đỏ mắt và nhức mỏi quanh các xoang ở mặt.
- Sốt, đau bụng và nôn mửa.
Đối với những trường hợp như vậy, nếu không thăm khám và điều trị kịp thời, các triệu chứng có thể kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm ở mắt, điển hình như:
- Tổn thương vĩnh viễn giác mạc hoặc mí mắt.
- Giảm thị lực vĩnh viễn, bao gồm mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.
- Nhiễm trùng lan rộng, khó phục hồi.
Đôi mắt của chúng ta nhạy cảm và dễ tổn thương hơn những gì bạn nghĩ. Do đó, nếu có bất cứ sự thay đổi hay khó chịu nào xảy ra ở mắt, chúng ta đều nên tìm giải pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Cách điều trị tình trạng đau khi chớp mắt
Cách điều trị chớp mắt thấy đau ở mỗi người có thể không hoàn toàn giống nhau, bởi vì phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau mắt. Bạn hãy tham khảo những giải pháp khắc phục cho từng trường hợp mắt chớp bị đau cụ thể dưới đây để dễ dàng áp dụng vào thực tế.
1. Chớp mắt thấy đau do chấn thương
Thuốc nhỏ mắt được khuyên dùng để giảm bớt sự khó chịu và giảm nguy cơ nhiễm trùng khi mắt bị chấn thương. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm nhẹ cảm giác đau giúp đôi mắt thư giãn hơn.
Dùng thuốc nhỏ mắt giúp giảm đau và mang lại cảm giác thư giãn cho đôi mắt
Nếu mắt có vết bỏng cần được bảo vệ bằng cách sử dụng kính râm và tránh ánh sáng tia cực tím để ngăn tổn thương nặng thêm. Riêng trường hợp bỏng mắt do hóa chất, cần được rửa sạch ngay lập tức bằng nước muối vô trùng hoặc nước lạnh.
2. Chớp mắt thấy đau do mọc lẹo mắt
Chúng ta có thể làm nốt lẹo giảm sưng, xẹp đi thông qua việc đắp một miếng gạc ấm nhiều lần trong ngày. Đồng thời, nên tránh trang điểm hoặc dùng tay sờ/ chạm vào khu vực xung quanh lẹo mắt và ngừng sử dụng kính áp tròng cho đến khi nốt lẹo biến mất.
3. Chớp mắt thấy đau do viêm kết mạc
Những phương pháp mà người bị viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nên áp dụng để xoa dịu cảm giác nóng, rát và chớp mắt thấy đau đó là:
- Tránh chạm hoặc dụi mắt.
- Không tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như mạt bụi, phấn hoa, lông thú…
- Không dùng kính áp tròng cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn.
- Luôn giữ mắt và tay sạch sẽ.
- Dùng nước nhỏ mắt.
Trường hợp nặng có thể được yêu cầu dùng thuốc để giảm các triệu chứng nhanh hơn. Người bị đau mắt đỏ nên sử dụng đồ dùng cá nhân (khăn mặt, cốc nước… ) riêng để không làm lây lan bệnh cho người thân và người xung quanh.
4. Chớp mắt thấy đau do viêm tuyến lệ
Tuyến lệ bị viêm chỉ có thể khắc phục bằng thuốc kháng sinh, kết hợp thuốc nhỏ mắt để giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Bệnh lý này đôi khi phải dùng đến biện pháp phẫu thuật, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.
5. Chớp mắt thấy đau do viêm bờ mi mắt
Bệnh viêm bờ mi rất khó để chữa trị dứt điểm, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát tốt nếu thực hiện nghiêm chỉnh những biện pháp sau:
- Giữ mí mắt luôn sạch sẽ
- Chườm ấm trong vòng 5 – 10 phút để làm mềm da và loại bỏ tế bào chết.
- Nhẹ nhàng massage mí mắt để giúp điều tiết tuyến dầu.
Thuốc kháng sinh sẽ được dùng trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, uống bổ sung axit béo omega-3 giúp giải quyết vấn đề rối loạn chức năng tuyến Meibomian ở mí mắt cũng được đề nghị áp dụng cho người bị viêm bờ mi mắt.
6. Chớp mắt thấy đau do viêm xoang
Những người bị viêm xoang muốn giảm bớt cảm giác nhức nhối, chớp mắt thấy đau thì nên thực hiện ngay những điều bên dưới:
- Dùng một miếng gạc ngâm trong nước ấm rồi áp lên khu vực ảnh hưởng trong 5 – 10 phút và lặp lại 3 – 4 lần/ngày.
- Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm.
- Rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Nghỉ ngơi và uống đủ nước.
Người bị viêm xoang thường cảm thấy đau mỏi mắt khi chuyển động mắt
Cùng với đó, xoa bóp quanh mắt và xông tinh dầu cũng góp phần làm dịu đi các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Một lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc đó là bấm huyệt, nhưng cần lựa chọn những nơi bấm huyệt uy tín để đảm bảo an toàn.
7. Chớp mắt thấy đau do viêm dây thần kinh thị giác
Có nhiều người bị viêm dây thần kinh thị giác không cần điều trị y tế và sẽ tự khỏi. Thế nhưng, có những trường hợp viêm kéo dài cần chữa trị bằng thuốc chứa steroid dạng uống hoặc tiêm để giảm viêm.
8. Chớp mắt thấy đau do hội chứng khô mắt
Cùng với thuốc nhỏ mắt, những sản phẩm chăm sóc mắt giúp bổ sung các hoạt chất sinh học tự nhiên, hỗ trợ điều tiết mắt từ bên trong như WIT là ưu tiên hàng đầu cho những ai bị khô mắt, đau nhức mắt và mỏi mắt. Song song đó là phải thay đổi một số thói quen khiến mắt khô hơn, ví dụ như: Giảm thời gian sử dụng máy tính và điện thoại, uống đủ nước, hạn chế tiêu thụ caffeine…
Tìm hiểu thêm: Khô mắt: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách phòng ngừa
9. Chớp mắt thấy đau do viêm giác mạc
Nếu viêm giác mạc mức độ nhẹ thì có thể xử lý bằng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn. Những trường hợp nặng hơn thường phải dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn quá trình viêm .
10. Chớp mắt thấy đau do bệnh cường giáp
Để hormone tuyến giáp giảm xuống, hầu hết người bệnh cường giáp đều phải sử dụng đến thuốc kháng giáp. Một số khác có thể cần tiến hành làm liệu pháp i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật.
11. Chớp mắt thấy đau do mảnh vụn rơi vào mắt
Phát hiện chớp mắt thấy đau là bởi có mảnh vụn trong mắt, bạn hãy nhẹ nhàng rửa mắt bằng nước hoặc nước muối sinh lý. Tuyệt đối không được dụi mắt vì sẽ làm cho mảnh vụn cọ xát làm tổn thương mắt.
Trên đây là những cách ứng phó với biểu hiện đau khi chớp mắt cho từng trường hợp cụ thể. Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt hay thuốc kháng sinh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ kỹ càng.
Giải pháp bảo vệ đôi mắt luôn khỏe mạnh
Từ nguyên nhân khiến mắt bị đau khi chớp chúng ta thấy rằng, dù xuất phát từ chấn thương hay những bệnh lý về mắt, chúng ta đều có thể ngăn chặn hay giảm thiểu tối đa tình trạng này bằng một chế độ chăm sóc và bảo vệ mắt khoa học. Thực hiện các bước đơn giản sau để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và ít bị tổn thương nhất các bạn nhé!
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, sức khỏe đôi mắt cũng bắt đầu từ đồ ăn thức uống hàng ngày. Và nhóm dinh dưỡng tốt cho mắt gồm có axit béo omega-3, lutein, kẽm và vitamin C và E. Để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất này, trong bữa ăn của bạn cần các loại thực phẩm như rau lá xanh (rau bina, cải xoăn và cải thìa), cá hồi, cá ngừ, thịt lợn, trứng, các loại hạt, trái cây có múi (cam, bưởi, quýt)…
Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào nguồn dinh dưỡng từ thực đơn ăn uống hàng ngày thôi thì chưa đủ, chúng ta cần chủ động tăng cường các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt như Broccophane thông qua viên uống bổ mắt WIT. Broccophane chiết suất hoàn toàn thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin, từ đó nuôi dưỡng và bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể tận sâu bên trong, hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm mờ, mỏi mắt, khô mắt và đau mắt.
Viên uống WIT với dưỡng chất Broccophane chuyên biệt, hỗ trợ giảm khô mắt, mỏi mắt và đau mắt từ bên trong
Không chờ đến khi chớp mắt thấy đau, bạn nên sử dụng WIT ngay từ hôm nay để tăng cường thị lực và sức đề kháng cho đôi mắt. Khỏe mạnh từ bên trong sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh về mắt và đảm bảo thị lực cho mắt.
2. Bỏ thuốc lá
Chất độc hại trong thuốc lá có thể làm tăng nặng quá trình viêm trong mắt, khiến dây thần thần kinh thị giác bị tổn thương và gia tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng cùng nhiều vấn đề y tế khác. Vì vậy, bạn hãy cố gắng bỏ thuốc lá để có một “tương lai sáng lạng” cho đôi mắt.
3. Đeo kính râm
Cặp kính râm phù hợp sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi tác động của tia cực tím (UV) từ mặt trời. Bạn nên chọn cặp kính có tròng kính vừa vặn, bao quanh được hết đôi mắt để giảm ảnh hưởng của tia cực tím nhiều nhất có thể. Nếu đeo kính áp tròng, kể cả loại áp tròng có khả năng chống tia cực tím, bạn vẫn nên đeo kính râm.
4. Sử dụng kính bảo vệ
Khi sử dụng hoặc tiếp xúc gần với các chất liệu độc hại, bạn nên đeo kính chắn bảo vệ. Ngay cả khi chơi các môn thể thao có thể dẫn đến chấn thương mắt như bóng vợt hay bóng ném, bạn cũng cần trang bị mũ bảo hiểm với kính thể thao bảo vệ để che chắn đôi mắt an toàn.
5. Không nhìn máy tính, điện thoại quá lâu
Nhìn chằm chằm vào màn hình hoặc điện thoại quá lâu không chỉ khiến chớp mắt thấy đau mà còn gây mỏi mắt, mờ mắt, khô mắt và đau đầu, đau vai gáy… Vì thế, để tránh những vấn đề này, bạn không nên sử dụng máy tính, điện thoại liên tục trong thời gian dài.
Tốt nhất, nên tuân thủ nguyên tắc 20/20/20 tức là cho mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút, nhìn ra xa 20 feet (khoảng 6 mét) trong 20 giây. Người làm công việc văn phòng nên đứng dậy rời màn hình ít nhất 2 giờ/ 1 lần và nghỉ giải lao 15 phút. Đồng thời, luôn mang theo viên uống WIT bên cạnh hoặc đặt trên bàn làm việc để uống mỗi ngày. WIT sẽ hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính và điện thoại hiệu quả hơn.
6. Đi khám bác sĩ mắt thường xuyên
Chuyên gia khuyên mọi người nên đi khám mắt định kỳ (khoảng 6 tháng/lần), kể cả trẻ nhỏ. Việc thăm khám định kỳ có thể giúp phát hiện sớm những nguy cơ bệnh lý về mắt, nhờ đó can thiệp kịp thời, phòng tránh biến chứng nguy hiểm, hủy hoại đôi mắt.
Đôi mắt vừa đẹp vừa khỏe mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp và thoải mái. Do đó, mỗi người nên chú trọng chăm sóc và bảo vệ đôi mắt từ sớm. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường như chớp mắt thấy đau, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt.