Đau mắt: Nguyên nhân, các triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

Đau mắt gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc của người mắc phải. Đau mắt thường đi kèm với các triệu chứng khác nhau như: cảm giác mắt cộm xốn, mắt đỏ, ngứa và rát, sưng mí mắt, chảy nước mắt… Khi biết chính xác nguyên nhân gây đau mắt, việc xử lý sẽ dễ dàng hơn, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cảm giác đau mắt khó chịu.
Đau mắt là gì?
Đau mắt là cảm giác phản ánh cho những bất thường xảy ra ở mắt khi có tác động từ ngoại lực như có dị vật trong mắt, chấn thương, nhiễm khuẩn… hoặc do ảnh hưởng từ bệnh lý nào đó của cơ thể gây ra đau nhức. Một số người mắc các bệnh về mắt cũng cảm thấy đau mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
Đau mắt bất thường có thể là triệu chứng của một bệnh nặng và cần được điều trị sớm.
Các nguyên nhân gây đau mắt
Đau mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau từ kích ứng, dị ứng, nhiễm virus, vi khuẩn đến chấn thương mắt… Một số nguyên nhân gây đau mắt thường vô hại và có thể tự khỏi.
Tuy nhiên cần lưu ý đau mắt đôi khi cũng có thể do một số bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thương và đe dọa đến thị lực người bệnh.
Hội chứng thị giác màn hình
Đây là căn bệnh phổ biến của thời hiện đại, hội chứng thị giác màn hình liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các thiết bị màn hình điện tử như điện thoại, máy tính, tivi… do đó tiếp xúc lâu với ánh sáng xanh gây suy giảm thị lực, làm mắt mệt mỏi, khó tập trung đây là nguyên nhân gây ra hội chứng thị lực màn hình.
Hội chứng thị giác màn hình xuất hiện với các triệu chứng như đau mắt, nhức mắt, nhìn đôi, nhìn mờ, khô mắt, đau đầu, mỏi cổ… và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tập trung làm việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng giảm sút.
Đặc biệt ánh sáng xanh có bước sóng ngắn, mang năng lượng cao nên tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE). Sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc, trong đó có thoái hóa hoàng điểm – bệnh lý gây mù lòa cao.
Đi khám ngay nếu gặp triệu chứng đau mắt đi kèm với các triệu chứng khác
Kích ứng
Kích ứng mắt xảy ra do chịu tác động của một số yếu tố như tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá… Trong một số trường hợp, mắt tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây kích ứng.
Kích ứng mắt gây đau mắt, sưng mắt, chảy nước mắt… tình trạng để lâu có thể biến chứng thành bệnh khô mắt và viêm kết mạc.
Dị ứng
Đau mắt do dị ứng là trường hợp không hiếm gặp, dị ứng mắt là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với các chất hoặc chất gây dị ứng xâm nhập vào mắt. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng mắt như khói, bụi, thức ăn, đặc biệt nhiều bạn gái bị dị ứng do trang điểm vùng mắt thường xuyên…Dị ứng mắt thường đặc trưng với đôi mắt cảm thấy ngứa, sưng, đỏ và chảy nước mắt.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng mắt là bệnh do virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Tình trạng này có thể một bên mắt hoặc cả hai mắt và thường có xu hướng lây lan cho mắt còn lại.
Khi bị đau mắt do nhiễm trùng, người bệnh thường gánh chịu cảm giác đau, ngứa và khó chịu ở mắt, đôi khi thị lực bị rối loạn nhìn mờ và chảy nước mắt.
Nhiễm trùng mắt nếu không được khắc phục sớm sẽ gây viêm kết mạc, lẹo mắt, viêm giác mạc, mắt hột và viêm nội nhãn.
Tổn thương
Khi tiếp xúc với xà phòng, dầu gội mắt có thể bị tổn thương, đặc biệt, mắt bị tổn thương nghiêm trọng do có vật lạ đâm hoặc bắn vào mắt, điều này có thể tổn hại đến chức năng của mắt và gây mù lòa.
Tổn thương mắt không chỉ gây đau, mà còn gây sưng đỏ và chảy nước mắt.
Nếu tình trạng chuyển biến nặng hơn người bệnh có thể bị viêm màng mi hoặc chảy máu ở giác mạc mắt, rách thủy tinh thể mắt, làm tổn thương đến các dây thần kinh mắt rất nguy hiểm, do đó, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Mắt bị viêm
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra đau mắt. Cụ thể đau mắt có thể do viêm ở các bộ phận khác nhau của mắt, ví dụ như củng mạc, kết mạc hoặc bên trong của mí mắt, giác mạc của mắt.
Một số bệnh về mắt do viêm như viêm màng bồ đào, viêm kết mạc, viêm củng mạc, và viêm giác mạc cũng có thể gây đau mắt, ngứa, sưng, chảy nước mắt, đỏ và mờ mắt.
Tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp xảy ra khi áp lực thủy dịch ở bên trong nhãn cầu tăng lên cao và tạo áp lực lên mắt gây ra tổn thương cho các dây thần kinh và võng mạc.
Người bị bệnh tăng nhãn áp có thể bị đau mắt dữ dội, đỏ mắt, nhức đầu và nhìn có mù sương. Loại đau mắt này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi.
Đau mắt kết hợp với các triệu chứng nguy hiểm khác
Đau mắt thường có thể kèm theo một số triệu chứng khác như mờ mắt, ngứa, đỏ, khô mắt hoặc chảy nước mắt. Trong một số trường hợp, đau mắt có thể là dấu hiệu phản ánh từ một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. Sau đây là những triệu chứng cần được quan tâm:
- Buồn nôn, lóa mắt hoặc phù giác giác mạc
- Các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: sốt, rét run
- Thay đổi hoặc mất thị lực đột ngột
- Lồi mắt
- Sưng mắt, đỏ hoặc tím mí mắt
- Hạn chế vận nhãn
- Chảy máu mắt
- Đau đầu dữ dội
Bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bị đau mắt kèm theo các triệu chứng như trên. Vì bất kỳ dấu hiệu nào xuất hiện trên giác mạc hoặc cả bên trong mắt đều có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn, điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ kiểm tra và để biết bất kỳ tình trạng nào thực sự của mắt.
Cách trị đau mắt
Một số cơn đau mắt thông thường có thể tự khỏi nhưng một số cơn đau mắt xuất phát từ bệnh lý cần được bác sĩ can thiệp điều trị. Chỉ bác sĩ nhãn khoa mới có thể giúp bạn xác định nguyên nhân chính gây ra đau mắt và đưa ra cách trị đau mắt phù hợp nhằm ngăn ngừa tổn thương cho mắt hoặc mất thị lực vĩnh viễn.
Chỉ bác sĩ nhãn khoa mới xác định chính xác nguyên nhân khiến mắt bị đau
Khi bị đau mắt, bạn cần xem xét trường hợp khẩn cấp sau để đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt:
- Đau mắt xảy ra khi bị mảnh kim loại, mạt cưa bắn vào mắt
- Đau mắt khi bị chấn thương, va đập vào mắt
- Đau mắt nghiêm trọng kèm theo triệu chứng mờ mắt hoặc cảm thấy chói sáng
- Đau mắt dữ dội và mắt đã từng phẫu thuật LASIK hoặc đục thủy tinh thể
Ngoài ra, bạn có thể giảm đau mắt bằng những cách sau:
- Cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn một lúc sau khi hoạt động với máy tính hoặc xem tivi.
- Khi ra ngoài, nên sử dụng kính để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn bay vào mắt.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt để giảm các triệu chứng đỏ và ngứa mắt do kích ứng hoặc khô mắt (theo chỉ định của dược sĩ).
- Tập thói quen không sờ, dụi mắt quá thường xuyên vì có thể khiến mắt bạn càng đau và tổn thương hơn.
Phòng ngừa đau mắt an toàn, hiệu quả
Theo các chuyên gia, thiếu sự chăm sóc và bảo vệ chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đau mắt cũng như nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt nguy hiểm khác. Thực tế, cơ thể chúng ta đã sử dụng “công suất” của đôi mắt quá mức, điều này theo các chuyên gia được cho là nguyên nhân chính làm thiếu hụt Thioredoxin.
Đối với các bộ phận quan trọng của mắt như thủy tinh thể và võng mạc, các trục trặc xuất hiện khá là sớm như đau nhức, mờ, mỏi mắt có liên quan đến vai trò của Thioredoxin.
Thioredoxin là một phân tử có trọng lượng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng chính là giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, đặc biệt Thioredoxin còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thị giác, trung hòa các yếu tố gây hại cho tế bào thần kinh thị giác, làm ảnh hưởng đến hiệu quả nhìn của đôi mắt.
Do đó, việc thiếu hụt Thioredoxin làm gia tăng tốc độ lão hóa và đục thủy tinh thể một số bệnh lý ở hoàng điểm có thể xuất hiện. Chính vì thế, cần bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt như tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin giúp tăng cường thị lực và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu ở mắt như: đau mắt, nhức mắt, mờ và nhòe mắt…
Wit – Viên uống bảo vệ mắt hiệu quả, có chứa trọn vẹn tinh chất Broccophane 100% từ thiên nhiên an toàn kết hợp cùng các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt. Sử dụng mỗi ngày 1 viên Wit để mắt khỏe lâu dài chính là bí quyết giúp giảm đau mắt, nhức mỏi mắt và phòng ngừa các bệnh về mắt.
Như vậy có thể thấy, có nhiều nguyên nhân gây đau mắt, việc xác định chính xác nguyên nhân có ý nghĩa trong việc điều trị. Nếu bị đau mắt kéo dài đừng chủ quan đến cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.