Khô mắt khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng bài: 12-12-2022

Khô mắt khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Khô mắt gây khó chịu, đau rát, đôi khi mỏi, mắt đỏ, mờ, chảy nước mắt sống. Triệu chứng này không chỉ làm bạn khó chịu, mệt mỏi mà có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt đang tổn thương. Vậy khô mắt khi ngủ dậy do nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao?

Tình trạng khô mắt khi ngủ dậy là gì?

Tình trạng khô mắt khi ngủ dậy xảy ra khi nước mắt không đáp ứng đủ độ ẩm cho mắt. Nước mắt tiết ra không đủ lượng cần thiết vì nhiều lý do như không sản xuất đủ hoặc nước mắt không đủ chất lượng. Khô mắt gây khó chịu, phiền toái kèm nhiều triệu chứng nguy hiểm khác như đau rát, mỏi mắt đỏ, mờ mắt…

Tình trạng khô mắt khi ngủ dậy

Khô mắt, nhức mắt sau khi ngủ dậy là tình trạng thường gặp ở nhiều người, do nhiều nguyên nhân gây ra

Khô mắt khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Bệnh khô mắt sau khi ngủ dậy ở giai đoạn đầu sẽ gây nên các triệu chứng mệt mỏi, đỏ, rát, giảm hiệu suất làm việc, học tập. Tuy nhiên, nếu để lâu không được điều trị, khô mắt sẽ chuyển thành khô mắt mãn tính và dần dần gây giảm thị lực nghiêm trọng, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm:

1. Viêm kết mạc (bệnh đau mắt đỏ):

Kết mạc là lớp niêm mạc bao phủ phần lòng trắng của mắt và bề mặt bên trong của mí mắt. Khi lớp niêm mạc này bị viêm do nhiều tác nhân gọi là viêm kết mạc. Triệu chứng của viêm kết mạc như: kết mạc mắt đỏ; ngứa, chảy nước mắt, cảm giác cộm xốn mắt; phù mí; khi xuất hiện biến chứng có cảm giác chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc…(1)

2. Viêm giác mạc:

Đây là biến chứng nghiêm trọng do bệnh khô mắt không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Viêm giác mạc kết hợp với khô mắt có thể làm hỏng bề mặt của giác mạc và làm cho giác mạc dễ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Viêm giác mạc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác dị vật trong mắt; đau nhức âm ỉ trong mắt, cảm giác mắt nóng rát; chói mắt, sợ ánh sáng; chảy nước mắt nhiều, sưng nề mi mắt, khó mở mắt…(2)

Nguyên nhân gây khô mắt khi ngủ dậy

Nước mắt được sản xuất bởi tuyến lệ đạo nằm ở mi trên, sau mỗi lần chớp mắt, màng phim nước mắt sẽ phủ khắp bề mặt nhãn cầu. Nước mắt giữ cho bề mặt nhãn cầu sạch sẽ, ẩm ướt và bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân gây khô mắt khi ngủ dậy, cụ thể:

1. Chất lượng nước mắt giảm

Rối loạn màng phim khiến chất lượng nước mắt không tốt. Màng phim là cơ quan bảo vệ mắt, bao gồm lớp mỡ giúp duy trì độ ẩm, lớp nước làm rửa sạch và sát trùng, lớp nhầy giúp phân bố nước mắt. Do đó nếu màng phim bị rối loạn sẽ khiến chất lượng nước mắt không tốt, nước mắt bốc hơi nhanh và lớp mỡ giảm khả năng giữ ẩm từ đó dẫn đến tình trạng khô mắt khi sau ngủ dậy.

2. Tuổi tác và độ tuổi

Khi lớn tuổi, tuyến lệ (cơ quan tiết nước mắt) sẽ bị lão hóa, làm giảm khả năng tiết nước mắt. Phần lớn những người có độ tuổi trên 60 sẽ có vài triệu chứng của khô mắt. Ngoài ra, phụ nữ mãn kinh có những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và có thể khiến mắt bị khô và gặp phải hiện tượng khô mắt khi ngủ dậy.

Tình trạng khô mắt khi ngủ dậy

Người già là đối tượng dễ gặp phải tình trạng khô mắt khi ngủ dậy

3. Mắc bệnh

Người có bệnh về mắt, viêm khớp dạng thấp, người bệnh tiểu đường, tuyến giáp, cao huyết áp, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, rối loạn tuyến giáp, thiếu vitamin A thường khiến cho khô mắt hơn người bình thường.

4. Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc như kháng histamin, thuốc thông mũi, chống trầm cảm, lợi tiểu, thuốc tránh thai… cũng có thể gây khô mắt.  

5. Do mắc chứng Lagophthalmos

Chứng Lagophthalmos là hiện tượng không đóng mí mắt khi mở, nguyên nhân có thể do sự suy yếu của dây thần kinh VII (dây thần kinh mặt). Sự suy yếu của dây thần kinh số 7 do nhiều nguyên nhân như chấn thương sọ hoặc hàm; chấn thương động mạch tiểu não, nơi cung cấp máu cho dây thần kinh mặt;  Hội chứng Bell’s Palcy – chứng yếu cơ mặt đột ngột nhưng tạm thời…

6. Sau khi phẫu thuật mắt

Sau khi tiến hành phẫu thuật mắt bằng công nghệ laser mắt có thể bị khô khi ngủ dậy. Tuy nhiên, tình trạng khô mắt hậu phẫu chỉ là tình trạng tạm thời và thường kéo dài khoảng 3-6 tháng tùy vào cơ địa mỗi người.

7. Do điều kiện môi trường sống và làm việc

Môi trường sống và làm việc phải tiếp xúc nhiều với khói thuốc, gió hoặc thời tiết hanh khô khiến cho nước mắt bốc hơi nhanh hơn và dễ gặp phải tình trạng mắt bị khô khi ngủ dậy.

Tình trạng khô mắt khi ngủ dậy

Dân văn phòng ngồi điều hòa thường xuyên cũng là đối tượng dễ gặp phải tình trạng khô, mỏi, nhức mắt

8. Do sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Thời đại 4.0 hầu như mọi hoạt động làm việc, học tập, giao lưu, trò chuyện đều diễn ra ở trên các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại, tivi…

Đây là nguyên nhân rất thường gặp khiến mắt gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu trong đó có hiện tượng khô mắt khi ngủ dậy. Không chỉ dừng lại ở đó, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử này mang năng lượng cao, có thể tiến sâu vào võng mạc mắt và gây chết các tế bào thị giác. Từ đó, gây rối loạn điều tiết, bị khô mắt, mắc phải hội chứng thị lực màn hình và tăng nguy cơ mù lòa.  

Một số triệu chứng khô mắt khi ngủ dậy

Hầu hết các triệu chứng khô mắt ở giai đoạn đầu khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu không được khắc phục các triệu chứng nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện như:

  • Cay rát mắt khi ngủ dậy: Cảm giác châm chích, cay rát hoặc bỏng rát khi mới ngủ dậy khiến người bệnh khó khăn trong việc mở mắt khi mới ngủ dậy.
  • Đỏ mắt, mờ mắt: Tình trạng này có thể cảnh báo khô mắt đã gây biến chứng viêm kết mạc khiến mắt đỏ và bị mờ mắt, khó khăn trong việc đọc sách, lái xe.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Hay còn gọi là chứng sợ ánh sáng. Trong trường hợp nhẹ, bạn phải nheo mắt trong phòng có ánh sáng rực rỡ hoặc ở ngoài trời. Trong những trường hợp nặng, tình trạng này gây ra đau đớn đáng kể khi mắt bạn tiếp xúc với hầu hết mọi loại ánh sáng.
  • Hay nhức mỏi mắt khi học tập, làm việc: Công việc và học tập bị gián đoạn vì tình trạng nhức mỏi mắt vì chứng khô mắt gây ra.

Ngoài ra, tình trạng khô mắt khi ngủ dậy còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: Ghèn có dây trong hoặc xung quanh mắt, khó chịu khi đeo kính áp tròng, tầm nhìn đôi, mí mắt dính vào nhau khi thức dậy, chảy nước mắt sống liên tục…

Một số giải pháp chữa khô mắt khi ngủ dậy hiệu quả

Nếu bạn gặp phải tình trạng khô mắt khi ngủ dậy kéo dài kèm các triệu chứng khó chịu khác cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời. Một số cách cải thiện tình trạng khô mắt khi ngủ dậy được các bác sĩ khuyến nghị như:

1. Sử dụng nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ

Sử dụng nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ là biện pháp cải thiện tình trạng khô mắt phổ biến nhất. Bạn có thể dễ dàng tìm nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ tại các nhà thuốc, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

2. Dùng kính giữ ẩm

Đối với những người mắt chứng Lagophthalmos (không khép chặt mí mắt) gây khô mắt, kính giữ ẩm là lựa chọn lý tưởng giúp ngăn chặn bốc hơi nước từ đó hạn chế tình trạng khô mắt.

3. Luôn làm việc, học tập môi trường độ ẩm vừa phải

Môi trường văn phòng dùng điều hòa để làm mát suốt mùa hè và làm ấm vào mùa đông sẽ làm cho không khí bị khô. Việc tiếp xúc lâu dài với không khí khô sẽ dễ dẫn đến tình trạng khô mắt khi ngủ dậy và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Do đó, độ ẩm ở môi trường làm việc hợp lý là 40-60%RH, đây là điều kiện lý tưởng giúp bảo vệ mắt nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

4. Bổ sung chế độ ăn uống phù hợp

Trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt, từ đó giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng khô mắt khi ngủ dậy như: cá hồi, cá thu, các trích, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt hướng dương, ớt chuông, các loại rau củ có màu xanh đậm như súp lơ, cà rốt, cà chua, các loại trái cây…

5. Bổ sung dưỡng chất có lợi cho mắt

Theo các chuyên gia, bên cạnh chế độ ăn uống khoa học với những thực phẩm tốt cho mắt, mắt rất cần được bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt cho mắt để tăng cường thị lực, giảm mỏi mắt và nhòe mắt và hỗ trợ điều tiết nước mắt, cải thiện các chứng khô và mờ mắt đột ngột.  

Gần đây, các nhà khoa Mỹ đã nghiên cứu ra tinh chất Broccophane, được chiết xuất từ một loại bông cải xanh, có tác dụng kích thích cơ thể tổng hợp Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ lớp tế bào võng mạc trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của mắt như khô, mờ, mỏi, nhức; làm chậm quá trình lão hóa mắt và đặc biệt là giúp giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.

Tình trạng khô mắt khi ngủ dậy

Wit chứa tinh chất Broccophane có tác dụng kích thích cơ thể tổng hợp Thioredoxin vệ lớp tế bào võng mạc trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của mắt như khô, mờ, mỏi, nhức tận gốc…

Nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ – Johns Hopkins cho thấy tinh chất Broccophane giúp hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể và bảo vệ thủy tinh thể khỏi tác hại của các chất oxy hóa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguy cơ đục thủy tinh thể được giảm từ 2 đến 4 lần ở nhóm có sử dụng. Đồng thời, tinh chất Broccophane có khả năng bảo vệ tế bào võng mạc trước tác hại của ánh sáng xanh nguy hại từ các màn hình như: máy tính, tivi, máy tính bảng, smartphone… từ đó giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu như khô, mờ, mỏi mắt một cách tận gốc.  

Ngoài ra, Wit còn có các dưỡng chất, hoạt chất sinh học tự nhiên như  Lutein, Zeaxanthin, NovoOmega, Beta Carotene, Vitamin C, Vitamin E, Zinc… giúp hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính, điện thoại,…Như vậy, chỉ một viên Wit mỗi ngày, mắt bạn đã nạp đủ dinh dưỡng quan trọng để duy trì thị lực sáng khỏe.

 

6. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa ánh sáng xanh nguy hại từ màn hình thiết bị điện tử là một trong những giải pháp cải thiện tình trạng khô mắt khi ngủ dậy và bảo vệ mắt tốt hơn. Cụ thể:

  • Giảm thời gian xem tivi, sử dụng các thiết bị điện tử (theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng trên 3 giờ /ngày tăng nguy cơ tổn thương, gây bệnh cho mắt).
  • Điều chỉnh độ sáng /độ tương phản của màn hình phù hợp với các thời điểm và môi trường khác nhau.
  • Áp dụng “quy tắc 20-20-20”: cứ mỗi 20 phút mắt nhìn vào khoảng cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong thời gian 20 giây.
  • Điều chỉnh vị trí màn hình máy tính phù hợp (cách mắt 50 đến 60 cm và tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10 – 20 cm).

7. Thăm khám mắt định kỳ

Thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần là cách bảo vệ mắt tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn gặp phải tình trạng khô mắt khi ngủ dậy kéo dài cần chủ động đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.  

Khô mắt sau khi ngủ dậy đôi khi chỉ là tình trạng thoáng qua do mắt mệt mỏi hoặc do tác động xấu từ môi trường sống, làm việc. Tuy nhiên, nếu tình trạng khô mắt xuất phát từ nguyên nhân tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử, bạn cần có giải pháp chăm sóc mắt từ bên trong thật sớm. Trong trường hơp sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng tình trạng khô mắt khi ngủ dậy vẫn kéo dài kèm các triệu chứng khác bạn nên đến gặp bác sĩ Nhãn khoa ngay.

Đánh giá bài viết
16-03-2023
mua_wit