Mờ mắt sau chấn thương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mờ mắt sau chấn thương là tình trạng do tác động từ bên ngoài gây tổn thương nhãn cầu. Tùy mức độ tổn thương mà có các triệu chứng đi kèm và cách điều trị khác nhau. Trường hợp thị lực ảnh hưởng kéo dài sẽ gây ra tình trạng gia tăng cấp độ nặng cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Mờ mắt sau chấn thương là gì?
Sau chấn thương, mắt xuất hiện một số triệu chứng như nhìn mờ, có vệt đen, đau nửa đầu, nhức mắt, tăng nhãn áp, thậm chí tụ máu trong mắt, đau nhức khi vận động nhãn cầu… Những dấu hiệu này cho thấy mắt đang gặp phải một số tổn thương bên trong nhãn cầu như: xuất huyết trong mắt, tổn thương thần kinh thị giác, dò động mạch cảnh xoang hang…
Gặp phải tình trạng này cần điều trị sớm trong 24 giờ sau khi chấn thương, nếu chủ quan, mắt có thể chịu hậu quả khôn lường, có thể để lại di chứng hoặc thậm chí bị mất thị lực vĩnh viễn.
Nếu trường hợp mắt mờ sau chấn thương chỉ xuất hiện triệu chứng đơn thuần không nên quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động, uống nhiều nước, thị lực sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên, cần phải theo dõi mắt thường xuyên, nếu tình trạng mờ mắt gia tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt bị tổn thương nghiêm trọng cần thăm khám ngay, để có hướng điều trị kịp thời.(1)
Sau chấn thương, mắt mờ kèm theo các triệu chứng khác cần được thăm khám sớm
Nguyên nhân dẫn đến mắt bị mờ sau chấn thương
Mắt bị mờ sau chấn thương có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân gây tổn thương khác nhau, chủ yếu là bệnh dò động mạch cảnh xoang hang, xuất huyết nội nhãn và tổn thương dây thần kinh thị giác.
1. Xuất huyết nội nhãn:
Chảy máu mắt thường do chấn thương sâu bên trong mắt (xuyên nhãn cầu) hoặc do va đập nhãn cầu gây ra tình trạng chảy máu bên trong nhãn cầu, máu trong mắt lúc này có thể chảy trong tiền phòng (xuất huyết tiền phòng) hoặc dịch kính (xuất huyết dịch kính) hoặc có thể chảy ở cả 2 nơi.
Dấu hiệu của bệnh lý này là thị lực suy giảm, mắt nhìn mờ, có hiện tượng ruồi bay, thấy ảo ảnh đốm đen vòng vòng xung quanh mắt, nhức mắt, nhạy cảm với ánh sáng, sưng, đỏ mắt. Trường hợp bị xuất huyết tiền phòng có thể kèm theo tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào. Khi mắt có những dấu hiệu này cần đến ngay cơ sở y tế, hoặc bệnh viện có chuyên khoa mắt uy tín để được thăm khám và điều trị sớm, phòng ngừa các biến chứng xấu, khiến thị lực bị tổn thương suốt đời, không thể phục hồi được.(2)
2. Dò động mạch cảnh xoang hang:
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do va đập, chấn thương gây ra. Dò động mạch cảnh xoang hang có thể để lại các biến chứng nặng nề gây tổn thương dây thần kinh thị giác, thậm chí teo dây thần kinh thị giác, và nguy hiểm hơn cả là xuất huyết ở não gây di chứng liệt nửa người.
Dò động mạch cảnh xoang hang có những triệu chứng sau đây: đau đầu, đau nhức mắt, bị lồi mắt, nhãn áp tăng, mắt nhìn mờ, song thị, đỏ mắt, có tiếng thổi thu tâm và rung mi mắt… Nếu sau chấn thương mắt mà thấy các dấu hiệu này có khả năng cao mắt bị dò động mạch cảnh xoang hang. Tình trạng này có thể tiến triển nhanh và diễn biến phức tạp, có thể mù lòa vĩnh viễn, liệt nửa người, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Tổn thương dây thần kinh thị giác:
Là tình trạng thường gặp nhất do chấn thương hốc mắt hay gãy thành xương hốc mắt cùng gãy xương mặt, gây chấn thương trực tiếp dây thần kinh thị giác. Một số dấu hiệu đi kèm là: suy giảm thị lực tiến triển nặng, đau mắt khi vận động, tụ máu ở hốc mắt, lồi mắt, khuyết hoặc mất đi một phần thị trường khiến người bệnh không nhìn rõ ở một số phạm vi.
Tổn thương dây thần kinh thị giác sau chấn thương là hội chứng nặng, khó phục hồi. Do vậy, cần thăm khám ngay nếu thấy có những triệu chứng bất thường trên để được điều trị sớm, bảo vệ thị lực tốt nhất cho bản thân.
Các biến chứng giảm thị lực sau khi bị chấn thương thường hay gặp
Giảm thị lực sau chấn thương nhìn khá nguy hiểm đến thị lực, sức khỏe nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Viêm loét giác mạc do hở mi, bệnh này có thể để lại di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, mắt lồi, teo nhãn, thậm chí mất đi một phần hoặc toàn bộ thị lực; Tổn thương dây thần kinh thị giác, gây teo dây thần kinh, có thể làm mất một phần hoặc hoàn toàn thị lực; Nguy hiểm hơn cả là xuất huyết não gây liệt nửa người.
Chẩn đoán mờ mắt sau chấn thương như thế nào?
Mờ mắt sau chấn thương nếu kèm theo các triệu chứng bất thường nên thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra mắt thông qua một số xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện ra bệnh lý cùng những biến chứng của nó.
1. Siêu âm mắt:
Là phương pháp kiểm tra tổng quan toàn bộ nhãn cầu, giúp phát hiện những tổn thương bề mặt của nhãn cầu như: Giãn tĩnh mạch, chảy máu tiền phòng, trầy xước hay bong võng mạc, tổn thương hốc mắt…
Siêu âm mắt là cách giúp kiểm tra bề mặt nhãn cầu
2. Chụp mạch máu não xóa nền:
Hoặc chụp mạch não đồ là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh nếu nghi ngờ bệnh nhân bị dò động mạch cảnh xoang hang.
3. Đo thị trường kế tự động:
Xét nghiệm này nhằm kiểm tra, phát hiện điểm khuyết ở thị trường trung tâm, thị trường bị thu hẹp hoặc điểm mù lan rộng.
4. Soi đáy mắt:
Là phương pháp kiểm tra thương tổn ở đáy mắt, thị thần kinh (dây thần kinh thị giác), tụ máu trong bao thị thần kinh, tràn khí hốc mắt, thấy vòng xuất huyết, mất hình ảnh đĩa thị…
5. Chụp mạch máu huỳnh quang ở mắt:
Với xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện những biến chứng ở hoàng điểm, chảy máu ở võng mạc, phù gai thị….
Ngoài ra, tùy từng bệnh lý gây mờ mắt sau chấn thương mà bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau như: chụp ống thị giác, CT- Scanner sọ não có chất cản quang giúp phát hiện xuất huyết não, nhũn não, giãn tĩnh mạch hốc mắt…
Các cách điều trị và hỗ trợ hiện tượng mắt bị mờ sau chấn thương
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý gây mờ mắt sau chấn thương mà người bệnh có chỉ định phương pháp điều trị và hỗ trợ cải thiện mắt sau chấn thương khác nhau, với những trường hợp chấn thương nhẹ có thể dùng thuốc, nếu tổn thương nặng sẽ được phẫu thuật từ đơn giản đến phức tạp.
1. Điều trị nội khoa:
Trường hợp bị xuất huyết trong mắt sau chấn thương sẽ được chỉ định điều trị nội khoa, kết hợp dùng thuốc liệt điều tiết, thuốc chống viêm steroid, giảm đau cùng thuốc hạ nhãn áp
2. Điều trị ngoại khoa:
Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp sau đây:
- Với những trường hợp xuất huyết dịch kính nặng, không thể tự tiêu máu đi kèm biến chứng bong võng mạc, glocom sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt dịch kính.
- Trường hợp chấn thương gây ra biến chứng do động mạch cảnh xoang hang sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp bít lỗ dò bằng quả bóng, mẫu cơ, hoặc dùng Coils (những vòng xoắn nhỏ bằng Platinum).
3. Kết hợp nội khoa và ngoại khoa:
Với trường hợp bị tổn thương nặng nề ở dây thần kinh thị giác, bệnh nhân thường được điều trị kết hợp giữa dùng thuốc và phẫu thuật. Một số nhóm thuốc đã được chỉ định như chống viêm steroid, thuốc tiêu máu giảm phù nề, thuốc giảm áp lực nội nhãn, vitamin liều cao, kết hợp với việc điều trị ngoại khoa như: dẫn lưu máu hốc mắt, chích tràn khí hốc mắt, phẫu thuật giảm áp ống thị…
Đôi mắt là tài sản vô giá của con người không có gì thay thế được, do vậy bên cạnh phương pháp điều trị, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng mắt từ sớm.
Ngoài những tổn thương bất ngờ xảy đến như chấn thương hay tai nạn, hiện nay, đôi mắt của chúng ta còn chịu tác động bởi nhiều thứ như: tia UV, ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử, chế độ dinh dưỡng thiếu chất, mất cân bằng hoặc từ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh (đọc sách, xem tivi ở khoảng cách quá gần, ở những nơi thiếu ánh sáng… Đây là những yếu tố gây ra các tật khúc xạ và các bệnh lý nguy hiểm về mắt như thoái hóa điểm vàng, thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thể gây suy giảm thị lực.
Vì thế, nên đeo kính mát bảo vệ mắt khi đi ra ngoài, nên mang kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại, dễ tổn thương cho mắt, có thời lượng và khoảng cách hợp lý khi sử dụng các thiết bị điện tử. Đồng thời cần có chế sinh hoạt, học tập, dinh dưỡng và vận động khoa học, khám mắt định kỳ 6 tháng/lần. Đặc biệt, nên chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt dành cho mắt giúp nuôi dưỡng, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ mắt trước các yếu tố gây hại.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa gây suy giảm thị lực là do cơ thể thiếu hụt Thioredoxin – là một loại protein đặc biệt cho mắt, giúp bảo vệ, nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong, hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm mờ, mỏi mắt. Việc bảo vệ mắt theo cách thông thường vẫn chưa đủ trước các tác nhân gây hại. Do vậy, cần có giải pháp là tăng lượng Thioredoxin trong cơ thể.
Nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học Mỹ phát hiện tinh chất thiên nhiên Broccophane chiết xuất từ Broccoli (một loại bông cải xanh) giàu sulforaphane có khả năng gia tăng Thioredoxin, bảo vệ mắt từ bên trong
Trải qua các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit với tinh chất thiên nhiên Broccophane (chiết xuất từ một loại bông cải xanh) có tác dụng gia tăng Thioredoxin, có khả năng bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể, từ đó giúp mắt được bảo vệ từ sâu bên trong trước các yếu tố gây hại. Đồng thời, Broccophane còn làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và ngăn ngừa mù lòa.
Viên uống bổ mắt Wit được chiết xuất theo công nghệ tiên tiến, độc quyền của Mỹ, chỉ dùng đều đặn 1 viên/ngày đem lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng được xem là xu hướng chăm sóc mắt toàn diện:
- Tăng cường thị lực, giảm mờ và nhòe mắt.
- Bổ sung các dưỡng chất, hoạt chất sinh học tự nhiên, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống.
- Giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính, điện thoại, màn hình tivi, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).
- Hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô) và hỗ trợ cải thiện thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá và giảm nguy cơ mù lòa.
Mờ mắt sau chấn thương là tai nạn không ai mong muốn, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cần được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng. Khi thấy những dấu hiệu lạ cần thăm khám và điều trị kịp thời.